quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Công trình xanh ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ Sáu, 19/09/2014 | 10:22:00 AM

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và môi trường đang bị ảnh hưởng ngày càng trầm trọng như hiện nay, phát triển công trình xây dựng xanh là một xu hướng tất yếu của xã hội.


Công trình xanh không mang tính biệt lập, mà liên quan mật thiết đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ những vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng quốc gia, tới những vấn đề gần gũi như kinh tế, văn hóa, xã hội, sức khỏe và môi trường.


 

Để kiến thức về công trình xanh tiếp cận gần hơn với cộng đồng, đồng thời tạo môi trường chuyên môn trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về công trình xanh trong ngành xây dựng, Tổ chức Fairventure Woldwide (CHLB Đức) đã có buổi Hội thảo Công trình xanh: Triển lãm nghệ thuật và phương tiện nghe nhìn.

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến về việc tiết kiệm năng lượng đối với các công trình xanh phải bắt nguồn từ đâu và như thế nào đã được các chuyên gia đưa ra thảo luận. Trong đó ý kiến của ông Poul Kristensen, đại diện kỹ sư công trình thích ứng khí hậu, chuyên gia công trình xanh cho rằng, công trình xanh phải được xây dựng từ cơ sở hạ tầng, đã được đông đảo kiến trúc sư tán thành.

Từ lớp vỏ công trình…

Công trình theo tiêu chuẩn xanh muốn tiết kiệm được năng lượng một cách tối đa, thì việc xây dựng lớp vỏ công trình bao gồm tường, cửa sổ, mái và móng cũng phải được tính toán ngay từ ban đầu, dựa trên cơ chế truyền nhiệt cơ bản.

Cơ chế đối lưu (truyền nhiệt nhờ lưu thông không khí) hiệu quả bị hạn chế ở những công trình lớn nếu đóng cửa sổ, nhưng hiệu quả sẽ cao nếu mở cửa sổ cho gió lùa. Qua đó, để tiết kiệm năng lượng làm mát, công trình cần tối ưu hóa cửa sổ.

Cơ chế bức xạ nhiệt (truyền dưới dạng sóng điện từ) do mật độ bức xạ mặt trời cao ở Việt Nam, cũng như việc sử dụng vật liệu kính có hiệu quả cản nhiệt tương đối thấp, nên đây là yếu tố góp phần lớn nhất vào lượng nhiệt hấp thụ ở hầu hết các công trình. Bức xạ nhiệt qua cửa sổ chiếm tới 40 - 70 % tổng lượng nhiệt hấp thụ vào công trình.

Nên việc sử dụng kính có hệ số hấp thụ nhiệt (SHGC) thấp sẽ ngăn chặn phần lớn lượng nhiệt bức xạ đi vào bên trong. Hệ thống dẫn nhiệt (truyền nhiệt qua vật liệu rắn), cơ chế này phụ thuộc vào chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài.

Do nhiệt độ ngoài trời trung bình trong ngày ở Việt Nam (Hà Nội 20 - 33 độ C, TP.HCM 30 - 34 độ C) khá gần với nhiệt độ trong nhà mong muốn (24 - 25 độ C), nên hiện tượng dẫn nhiệt vào bên trong công trình là không đáng kể.

… đến Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Các công trình xây dựng muốn sử dụng năng lượng hiệu quả cần phải tuân theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 09:2013/BXD (QCQG) do Bộ Xây dựng ban hành và đã được áp dụng từ tháng 11/2013. Quy chuẩn này được thiết kế theo hướng đơn giản, có tính khả thi cao và tiết kiệm chi phí.

Trên thực tế, hầu hết các công trình xây dựng của Việt Nam, hệ thống làm mát và chiếu sáng tiêu tốn năng lượng nhiều nhất, lên tới ¾ tổng năng lượng tiêu thụ.

Do đó, nhiều quy định của QCQG hướng tới mục tiêu là làm giảm nhu cầu làm mát và chiếu sáng nhân tạo từ cơ sở hạ tầng bằng cách thiết kế lớp vỏ công trình sao cho giảm được lượng bức xạ nhiệt; đồng thời, tối đa hóa việc sử dụng ánh sáng tự nhiên, sử dụng hệ thống làm mát và thông gió tối ưu; kiểm soát chiếu sáng, quy định công suất chiếu sáng tối đa theo độ rộng công trình.

QCQG cũng quy định lượng điện tiêu thụ và hệ thống đun nước nóng. Việc tuân thủ chặt chẽ các quy định của QCQG trong thiết kế vận hành sẽ giúp các công trình tiết kiệm tổng năng lượng tiêu thụ từ 14 - 36%.

Đây cũng là ý kiến của ông Nguyễn Trung Hòa, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ Xây dựng, về công trình xanh và các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực xây dựng.

Minh Hiền (MOITRUONG.COM.VN/tổng hợp theo Báo Xây Dựng)

Lượt xem: 2288

Các tin khác

Miền Bắc bước vào đợt nắng nóng gay gắt

(26/04/2024 06:46:AM)

Ngày Quốc tế Trái đất 2024: Đối đầu của hành tinh với nhựa

(24/04/2024 07:28:AM)

Ninh Bình: Chim hoang dã bay rợp trời trong khu du lịch Thung Nham

(23/04/2024 06:10:AM)

Chủ đề Ngày Trái đất 2024: Đối đầu của Hành tinh với Nhựa

(18/04/2024 07:27:AM)

Bến Tre: Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

(13/04/2024 04:52:PM)

Vàng ròng tín chỉ carbon

(08/04/2024 07:45:AM)

Đồng Nai quyết tâm giảm phát thải carbon

(05/04/2024 07:30:AM)

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, nhiệt độ giảm mạnh

(04/04/2024 06:43:AM)

Thừa Thiên Huế: Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững

(02/04/2024 07:29:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE