quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Công tác bảo tồn: Tại sao Biển đảo, Tại sao PPP?

Thứ Tư, 13/05/2015 | 09:57:00 AM

Nhừ lời PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - Nguyên Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Biển và Hải Đảo - thì “tài nguyên là yếu tố đầu vào của sự phát triển”; thì chúng ta cần coi trọnghơn nữa việc bảo tồn tài ngueeyn biển đảo trong các kế hoạch kinh tế - xã hội. Hay biển cả mênh mông là “cửa ngõ” của mọi gia đình người Việt Nam thì tư nhân phải cùng Nhà nước để đầu tư và bảo vệ?

 

 

 

 

Trần Văn Việt - Chuyên viên Ban Kinh tế Trung ương.

Nói về vị trí to lớn của biển Việt Nam, đã có nhiều câu tục ngữ và ca dao nhấn mạnh, như ‘Rừng vàng, biển bạc’  (lời Chủ tịch Hồ Chí Minh); “Tam sơn tứ hải nhứt phần điển” (Theo ngạn ngữ cổ); và gần đây, các sự kiện “hot” trong toàn xã hộ như: sự kiện Trung quốc thường xuyên gây hấn ở Biển Đông, và sự kiện một số Đại biểu Quốc hội kiến nghị thành lập “Bộ Biển đảo” tại Kỳ họp thứ 8/QH13 vừa diễn ra.

Vậy mà, dường như bảo tồn biển đảo lại bị “bỏ sót” trong bức tranh tổng thể về công tác bảo tồn nói riêng và bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên nói chung.

Một cách “song hành”, sự “bỏ sót” đó lại hiện hữu ở khía cạnh về vai trò của các đối tượng tư nhân vào công tác chia sẻ trách nhiệm đầu tư với Nhà nước trong công tác bảo tồn nói chung và “Biển đảo” nói riêng.

 

 

 

 

 

Cần sự hợp tác công-tư. Cindy H. Dubin/WSI

Bài viết này lý giải câu chuyện nằm ở sự “nhìn nhận” biển đảo từ cái không gian địa lý đến vị thế pháp lý về môi trường của khu vực; và về sự “san sẻ” trách nhiệm đầu tư giữa Nhà nước và tư nhân khi mà lợi ích biển đảo là không của riêng ai trong hơn 90 triệu người dân Việt Nam.

 

Tại sao Biển đảo?

Vì Việt Nam được xem là “một quốc gia biển đảo”; nhưng công tác bảo tồn biển thì chưa được quan tâm đúng mức.

 

Việt Nam là một “quốc gia Biển đảo”

 

Là một “quốc gia Biển đảo” thể hiện ngay từ “thời kỳ các Vua Hùng dựng nước”, đó là từ năm 1816, Vua Gia Long đã sai cắm cờ và tuyên bố chủ quyền trên Quần đảo Hoàng Sa.

Đến “thời kỳ giữ nước”, Trung ương (TW) Đảng ta cũng đã sớm có nhiều văn kiện “chuyên đề” (trực tiếp đề cập đến) biển đảo như: Chỉ thị 65-CT/TW (năm 1965), Chỉ thị 20-CT/TW (năm 1988), Nghị quyết 03-NQ/TW (năm 1993) về kinh tế biển, Chỉ thị 20-CT/TW (năm 1997); và gần đây là Nghị quyết 09-NQ/TW đã nhấn mạnh hơn với cụm từThế kỷ 21 được thế giới xem là thế kỷ của đại dương”.

Và nhiều số liệu thống kế cũng nói lên “tính biển đảo” của Việt Nam, như:

  • Biển Việt Nam có diện tích hơn 1 triệu km2; gần 3.000 hòn đảo và tài nguyên sinh vật biển; có trên 20 kiểu hệ sinh thái…;
  •  Việt Nam là quốc gia xếp thứ 16 trong bảng xếp hạng về những vùng có tính đa dạng sinh học cao trên trái đất, trong đó vai trò của biển chiếm 2/3 so với tổng tài nguyên thiên nhiên;
  • Đường bờ biển dài 3.200 km với khoảng 20 triệu dân cư có cuộc sống gắn liền với biển;
  • Việt Nam đã được quốc tế công nhận 1 di sản thế giới (Vịnh Hạ Long); 6 khu dự trữ sinh quyển thế giới…

 

Nhưng thực trạng “lãng quyên”

Sự “lãng quyên” đó đã có nhiều con số chứng minh.

Tuy hiện nay Chính phủ đã có quyết định thành lập được 9 khu bảo tồn biển (theo quy hoạch là 16 khu đến năm 2020), nhưng diện tích mới chỉ chiếm 0,24% diện tích mặt biển.

Tuy nguồn lợi hải sản biển Việt Nam phong phú, đa dạng và có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước; nhưng việc quy hoạch và khai thác cón bất hợp lý - vùng ven biển Việt Nam chỉ chiếm 11% diện tích vùng đặc quyền kinh tế, và trong đó lại tập trung hơn 80% lực lượng tàu thuyền khai thác.

Hai nhóm bất cập cơ bản trên là rất mâu thuẩn với thực trạng GDP từ kinh tế biển chỉ “thống kê” được 17,8% so với toàn xã hội; trong khi dân cư liên quan trực tiếp chiếm ¼ của hơn 90 triệu người.

Và sự “lãng quyên” lại càng mâu thuẫn với đặc trưng của công tác bảo tồn biển đảo; vì bảo tồn biển đảo không chỉ là về mặt môi trường thuần túy mà còn liên quan đến những vấn đề văn hóa, xã hội và lịch sử của Việt Nam – như lời ông Donald Macintosh, Cố vấn cao cấp Chương trình Rừng ngập mặn cho tương lai (MFF - Mangroves for the Future) đã có lần nói đến trong một hội nghiên chuyên ngành gần đây.

 

Vậy cần hành đồng như thế nào?

Trước hết, theo PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, trong quá trình quản lý, nên tiếp cận cách quản lý bảo tồn biển một cách tổng hợp; vì PGS. Hồi lý giải rằng: hầu hết các khu bảo tồn ở ven đảo, ven bờ chịu tác động rất nhiều từ bên ngoài.

Ở phương diện quy mô/số lượng, nhiều chuyên gia đề xuất nâng con số về 0,2% lên 2% diện tích khu bảo tồn biển. Điều này là rất phù hợp với xu thế khi mà con số này của thế giới đề xuất nâng từ 0,5% hiện nay lên 40% trong tương lai.

Việc quy hoạch và quản lý các khu bảo tồn biển cần có tính kết nối quy mô khu vực (và thậm chí là quốc tế) khi nó có tính xuyên khuc vực và xuyên quốc gia. Ví dụ điển hình là nước Mỹ đã thành lập khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới - gồm vùng đặc quyền kinh tế 322km của Mỹ; bao gồm 241 ngọn núi dưới biển có hệ sinh thái độc đáo và mong manh, như các rạn san hô hàng ngàn năm tuổi.

Ơ phương diện tổng thể, mang tính cơ sở, hàng chục năm qua nhiều chuyên gia đã đề xuất việc xây dựng đủ bộ dữ liệu về cơ sở khoa học cho việc hoạch định và thiết lập các khu bảo tồn biển.

Những cái “bất cập” và “cần hành động” ấy rõ ràng là rất lớn, đòi hỏi đầu tư cho công tác bảo tồn biển đảo phải từ toàn xã hội. Tuy nhiên, ngặt một nỗi, yêu cầu “bức thiết” và to lớn này lại đang diễn ra trong bối cảnh ngân sách công cho nền kinh tế nói chung, và cho bảo vệ môi trường nói riêng rất hạn hẹp.

 

Cần PPP?

Câu chuyện về PPP trong bảo tồn “Biển đảo” cũng vậy, nếu không muốn nói là bức thiết hơn!

 

PPP không có gì là mới

Trước hết, chúng ta thường nge đến các khẩu hiệu như “kêu gọi tư nhân tham gia ghóp vốn” (như để trồng rừng), “tư nhân hóa” trong các hình thức sở hữu (rừng và đất rừng), “huy động nguồn lực xã hội” (mà cái xã hội đây chính từ tư nhân như các doanh nghiệp trong và ngoài nước)… Tất cả bản chất chính là PPP.

PPP trên thế giới có đến hàng chục định nghĩa chính thống; nhưng có thế hiểu nôm na là sự chia sẻ chuỗi từ “đầu tư tới lợi nhuận” giưa Nhà nước và tư nhân - Private Public Partnership (PPP).

Ở Việt Nam, khái niệm này mới được đưa vào sử dụng “trên giấy tờ”, và gần đây có dấu hiệu bùng nổ - như một tất yếu khách quan?

Trước hết, trên phương tiện truyền thông hay ngoài xã hội, ta giễ giàng cảm nhận về tính “hot” của PPP - với các mỹ từ như: “đũa thần”, “cái bắt tay” giữa Nhà nước và Tư nhân, “giải pháp tình thế”. Và thực tế, với công cụ tìm kiếm google về cụm từ “Hợp tác công tư” cũng cho ra con số khổng lồ - 234.000 kết quả.

Trên phương diện pháp lý, PPP được “văn bản hóa” lần đầu tiền trong Quyết định của Chính phủ số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 về “Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư”.

Nhưng về bản chất, PPP đã xuất hiện tại Việt Nam từ lâu; thể hiện dưới nhiều hình thức - như phân loại của nhiều học giả nổi tiếng thế giới đã chỉ ra năm hình thức PPP cơ bản là: BOT, BTO, BOO, Franchise, và DBFO.

Cũng như tổng hợp của nhiều nước trên thế giới, PPP ở Việt Nam chủ yếu thực hiện ở các lĩnh vực xây dựng cơ bản; mà ít cụ thể đến lĩnh vực môi trường. Một vị dụ điển hình đã được thể hiện trong một nghiên cứu mới đây của TS. Vũ Thành Tự Anh (Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright). Nghiên cứu này chỉ ra rằng: trong năm quốc gia cùng khu vực (Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, và Philipine), đường biểu đồ tư nhân tham gia lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam là thấp nhất - “nằm ở đáy”.

 

Và thực trạng “Biển đảo Việt Nam rất cần PPP”

Việt Nam cần PPP không chỉ vì nó phổ biến trên thế giới; nó xuất hiện ở Việt Nam như một tất yếu khách quan; mà còn là vì thực tiễn, với những “con số biết nói”.

Trước hết, trong 9 lĩnh vực thuộc Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg thì những hoạt động đầu tư cho lĩnh vực môi trường là rất “khiêm tốn”.

Song song, ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường, trong đó có lĩnh vực biển đảo là rất khó khăn. Theo đánh giá năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trích từ một nghiên cứu gần đây của tác giả ThS. Nguyễn Công Hòa – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương), thì từ nay đến 2020, Nhà nước chỉ đáp ứng được 50% của 150-160 tỷ USD nhu cầu đầu tư bảo vể môi trường. Lý giải về bước ngoặt khó khăn này, ThS. Hòa chỉ ra bối cảnh bối cảnh ngân sách tăng (qua GDP) hạn chế; ODA sẽ giảm dần (vì ta đang trên đường thoát khỏi nước ngèo); nợ (ODA, trái phiếu chính phủ…) thì không được quá hạn nhất định so với GDP (vì để ổn định kinh tế vĩ mô). “Bước ngoặt khó khăn” này cho thấy Nhà nước không thể “ôm đồn” cho công tác bảo tồn tài nguyền thiên nhiên nói chung và “Biển đảo” nói riêng.

Ở khía cạnh “mục tiêu/đích đến”, thời gian dường như không ủng hộ khi “năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” - như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa XI đã định. Vậy mà, như nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá lâu này thì bài toán “cơ sở hạn tầng” vẫn còn “ngổn ngang”.

Về thực trạng khả năng áp dụng PPP của Việt Nam, theo nhóm tác giả Thiên Thuận - Vân Anh trong bài 'Cái bắt tay' giữa nhà nước và tư nhân đăng ngày 25/8/2012 trên Vietnamnet.com, đánh giá: trong bốn cấp độ tăng dần về khả năng vận dụng PPP của các nước trên thế giới, Việt Nam xếp ở "vạch xuất phát" - với 26,3/100 điểm. So với 16 nước khảo sát trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam chỉ đứng trên Mông Cổ và Papua New Guinea.

So với công tác quản lý nhà nước về “Biển đảo” nói chung, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về PPP mới chỉ dừng lại ở “đá từ” chứ chưa có tính hệ thống. Chính vì vậy, thống kê hiện nay chỉ cho thấy, ngoài Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg, chỉ có hai chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đề cập đến chuyên đề về PPP, đó là: Chỉ thị số 1792/CT-TTg (năm 2011) và Chỉ thị số 14/CT-TTg (năm 2013).

Sự “cần PPP” của Việt Nam còn được Ông Hideo Naito -Vụ trưởng Vụ Tài chính, Điện và Nước của JBIC -, nhìn nhận ở góc độ “thu hút đầu tư”. Ông Hideo cho rằng: Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với các nước trong khu vực, đặc biệt là những nước láng giềng để thu hút dòng vốn của các nhà đầu tư tư nhân – trích từ tác giả Bích Thủy trong bài viết với tiêu đề “Tăng cường nhận thức về đầu tư theo hình thức PPP”, đăng 26/6/2013 trên Báo Đầu tư.

 

Vậy thì nên hành động thế nào?

Chung quy tất cả vẫn là hoàn thiện “sân chơi” về khung pháp lý cho PPP và biển.

Điều này là phù hợp như đề xuất của ông Hideo Naito (Vụ trưởng Vụ Tài chính, Điện và Nước của JBIC). Ông Hideo cho rằng trong năm nhóm yếu tố mà nhà đầu tư quan tâm về PPP đều “xoay quanh” vấn đề khu pháp lý, đó là: thể chế, hoàn thiện khung pháp lý, độ chín về năng lực của cán bộ, môi trường đầu tư thuận lợi, sự phát triển của các tổ chức tài chính và sự sẵn sàng của các địa phương.

Cái “sân chơi về khung pháp lý” trước hết phải thuận lợi cho các tổ chức xã hội hoạt động về môi trường trong và ngoài nước trong việc tham gia cùng với Nhà nước về công tác đầu tư cho bảo vệ môi trường nói chung và bảo tồn biển đảo nói riêng.

Song song, các nghiên cứu về truyền thông môi trường cũng cần được phát huy hơn nữa, đặc biệt là lĩnh vực bảo tồn biển đảo; khi mà hiện nay các nghiên cứu còn hạn chế. Hiện nay, theo khảo sát của tác giả thì mới chỉ có hai nghiên cứu bài bản, và cho lĩnh vực khác – ngoài Biển đảo, đó là:



  • Nghiên cứu Hiện trạng phản ánh thông tin môi trường trên Báo Đầu tư, Báo Thanh niên và Báo Lao động năm 2010”. Nghiên cứu được thực hiện dưới sự phối hợp của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Trung tâm Đào tạo và Truyền thông Môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường; và
  • Nghiên cứu “Các vấn đề chính sách về REDD+ được thể hiện trong các phương tiện truyền thông” (Nghiên cứu điểm tại Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR – Center for International Forestry Research), trong khuôn khổ dự án Nghiên cứu so sánh REDD+ (Giảm phát thải khí nhà kính từ phá rừng và suy thoái rừng – REDD+/Reduce Reducing Emissions from Deforestation and forest Degradation, plus measures to enhance forest carbon stocks).

Lượt xem: 2885

Các tin khác

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

Thách thức khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

(22/03/2024 07:08:AM)

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

(17/03/2024 06:53:AM)

Thúc đẩy chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển và đất ngập nước tại Việt Nam

(10/03/2024 07:49:AM)

Giảm dấu chân carbon - hướng tới net zero

(06/03/2024 04:46:AM)

Doanh nghiệp và xu thế chuyển đổi xanh

(21/02/2024 09:11:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE