quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Chung tay ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ Hai, 13/06/2022 | 07:23:00 AM

Những thiệt hại do biến đổi khí hậu đang ngày càng đè nặng lên vai các quốc gia dễ bị tổn thương. Tại hội nghị khí hậu giữa năm của Liên hợp quốc đang diễn ra tại thành phố Bonn (Ðức), việc tăng cường hỗ trợ các nước ứng phó biến đổi khí hậu tiếp tục trở thành vấn đề được đặc biệt quan tâm.

 

Ảnh minh họa.

Hai thập niên trước, Jean Nkeramihigo và Francine Kanyana chuyển đến Vumbi, tỉnh Kirundo, Burundi với suy nghĩ đất đai màu mỡ ở đây là điều kiện thuận lợi để họ làm nông nghiệp và bắt đầu một cuộc sống tốt đẹp. Tuy nhiên, 20 năm sau, cuộc sống của hai vợ chồng khác xa với những gì họ mong đợi. Hiện Nkeramihigo cùng vợ con sống chủ yếu dựa vào hỗ trợ nhân đạo và đôi khi chỉ dám ăn mỗi ngày một bữa. Biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến ước mơ của họ không trở thành hiện thực.

Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cho biết, hạn hán kéo dài bất thường từ năm 2005 đến nay đã khiến các loại hoa màu khô héo, đẩy không chỉ gia đình Nkeramihigo mà rất nhiều người dân trong khu vực vào nạn đói nghiêm trọng. Nhiều người buộc phải rời bỏ quê hương để tìm việc làm.

Với địa hình nhiều đồi núi, Burundi dễ bị ảnh hưởng bởi các thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu. Lũ lụt, lở đất, hạn hán đã trở thành câu chuyện không hề xa lạ đối với người dân ở quốc gia có tới 90% dân số sống dựa vào canh tác tự cung tự cấp. Tuy nhiên, không chỉ Burundi mà rất nhiều nước trên thế giới đang phải gánh chịu những tổn thất nặng nề do các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan biến đổi khí hậu.

Reuters dẫn một kết quả nghiên cứu mới được công bố tuần này cho thấy, trong hai thập niên vừa qua, tình trạng ấm lên toàn cầu đã khiến 55 quốc gia dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu thiệt hại khoảng 525 tỷ USD. Những thiệt hại này khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước giảm trung bình 1% mỗi năm.

Ðiều đáng lo ngại hơn là, cái giá phải trả cho biến đổi khí hậu đang tăng lên từng ngày. Theo tổ chức Oxfam, số tiền cần thiết để hỗ trợ các cộng đồng đối mặt những trường hợp khẩn cấp do thời tiết khắc nghiệt đã tăng hơn 800% trong hai thập niên qua. Ðến năm 2030, thiệt hại các nước có thu nhập thấp và trung bình phải gánh chịu do biến đổi khí hậu có thể lên tới từ 290 tỷ đến 580 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, mất mát thậm chí còn vượt xa những gì có thể định lượng được bằng tiền. Ðó còn là những tổn thất về sinh mạng con người, sức khỏe, sinh kế, đất đai và nguy cơ nền văn hóa bị hủy hoại. 

Bộ trưởng Tài chính Ghana Kenneth Nana Yaw Ofori-Atta khẳng định, con số nêu trên một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động, không chỉ cảnh báo hậu quả khó lường nếu thế giới không nhanh chóng hiện thực hóa các mục tiêu chống biến đổi khí hậu, mà còn kêu gọi các nước giàu chia sẻ nhiều hơn để cùng chung vai gánh vác trách nhiệm tài chính trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Ðó cũng là chủ đề chính mà đại diện hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tập trung thảo luận tại hội nghị khí hậu giữa năm của Liên hợp quốc, diễn ra tại thành phố Bonn của Ðức từ ngày 6 đến 16/6. Trọng tâm của hội nghị là vấn đề viện trợ tài chính cho các quốc gia có thu nhập thấp và đang phát triển, vốn đang phải chật vật ứng phó tác động của biến đổi khí hậu. Hội nghị nhằm đặt nền móng cho Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), dự kiến diễn ra tại Ai Cập vào tháng 11 tới.

Ðây không phải lần đầu vấn đề trách nhiệm tài chính được nhắc đến trong các cuộc họp của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Trong nhiều năm qua, tài chính đã trở thành “điểm nghẽn” chính tại các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc. Tại Hội nghị COP15, diễn ra năm 2009 ở Copenhagen, Ðan Mạch, các nước giàu đã cam kết viện trợ 100 tỷ USD mỗi năm hỗ trợ các nước nghèo hơn chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải ít carbon và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, mục tiêu này đã bị bỏ lỡ khi không hoàn thành được vào năm 2020 như dự kiến.

Cuộc đàm phán về vấn đề tài chính ứng phó biến đổi khí hậu diễn ra trong bối cảnh thế giới đang đối mặt nhiều thách thức như dịch Covid-19, xung đột ở nhiều nước, “cơn bão” lạm phát, khủng hoảng lương thực. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu không thể bị lơ là, vì mọi sự trì hoãn đều sẽ dẫn đến những thảm họa khó lường. Hội nghị COP27 sắp tới là cơ hội để các nước biến cam kết thành hành động, đưa ra những hỗ trợ thiết thực giúp các quốc gia nghèo hơn ứng phó thách thức chung của nhân loại.

Tiến Dũng

Nguồn: Báo Nhân dân - nhandan.vn - Đăng ngày 10/06/2022

Lượt xem: 949

Các tin khác

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

Thách thức khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

(22/03/2024 07:08:AM)

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

(17/03/2024 06:53:AM)

Thúc đẩy chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển và đất ngập nước tại Việt Nam

(10/03/2024 07:49:AM)

Giảm dấu chân carbon - hướng tới net zero

(06/03/2024 04:46:AM)

Doanh nghiệp và xu thế chuyển đổi xanh

(21/02/2024 09:11:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE