quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Chia sẻ lợi ích để bảo vệ nguồn nước

Thứ Tư, 02/11/2011 | 08:22:00 AM

Chỉ có chia sẻ lợi ích hợp lý thì các nước nằm trên dòng sông Mekong mới duy trì được cơ hội hợp tác bảo vệ nguồn nước chung trước bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, đại diện Văn phòng Ủy ban Sông Mekong Việt Nam cho biết.

 

GS.TS Ngô Đình Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Khoa học – Viện Tài nguyên Nước&Môi trường Đông Á, cho biết năm 2010, tại Việt Nam, bình quân sử dụng nước trên đầu người đạt 3.850 m3/người/năm, là quốc gia thiếu nước (tính theo nguồn nước nội địa). Theo chỉ tiêu phân cấp tiềm năng tài nguyên nước thì Việt Nam đạt loại tương đối đủ nước song do phân phối không đều trong năm và các vùng và suy thoái nguồn nước nên nhiều vùng thiếu nước trầm trọng, khan hiếm nước.

 
”Quản lý tài nguyên nước bất cập là nguyên nhân số một gây khủng hoảng nước”, bà Đỗ Hồng Phấn, Cố vấn Trưởng Mạng lưới Vì nước Việt Nam, chia sẻ.
 
TS Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược – Bộ Ngoại giao, cho biết nước Sông Hồng và các sông khác ở miền Bắc đang sụt giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến Thủ đô Hà Nội.
 
Trong khi đó, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, nước thượng nguồn do xây đập thủy điện chảy xuống hạ lưu sẽ xâm thực nước Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất Việt Nam.
 
TS Tuấn cho biết nguồn nước của sông Mekong giúp Việt Nam xuất khẩu 7 triệu tấn lúa trong năm nay, giúp ổn định nguồn an ninh lương thực ở các nước.
 
Tuy nhiên, việc các đập thủy điện được xây dựng trên dòng sông Mekong sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp nguồn nước cho Đồng bằng Sông Cửu Long, ảnh hưởng đến an ninh lương thực.
 
Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, nguyên Phó tổng Thư ký Ủy hội Sông Mekong, Giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững Tài nguyên Nước&Thích nghi Biến đổi Khí hậu, dự án Sayaburi của Lào có tác động ghê gớm đến các nước nằm ở hạ lưu sông Mekong trong đó có Việt Nam.
 
“Chia sẻ lợi ích hợp lý nguồn tài nguyên nước trên sông Mekong thì các nước mới duy trì được cơ hội hợp tác.” bà Nguyễn Thị Hồng Phượng, Văn phòng Ủy ban Sông Mekong Việt Nam, nói tại hội thảo thứ nhất về an ninh nguồn nước ngày 1/11 tại Hà Nội.
 
Có ý kiến cho rằng, để bảo vệ nguồn nước sông Mekong, lồng ghép giữa các sáng kiến trong khu vực và trong nước là rất quan trọng. Phải sử dụng khôn ngoan cơ hội phát triển nguồn lợi sông Mekong để bảo vệ nguồn nước chung.

Ông Nguyễn Ty Niên, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Đê điều&Phòng chống Lụt bão (Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn) cho rằng, Ủy hội Sông Mekong phải tìm ra công thức để các nước chấp nhận, làm sao chia sẻ lợi ích, có sự đồng thuận.

Ủy hội Sông Mekong (tên giao dịch tiếng Anh là Mekong River Commission, viết tắt là MRC) là một cơ quan liên chính phủ nhằm "thúc đẩy và phối hợp quản lý và phát triển tài nguyên nước cũng như tài nguyên có liên quan một cách bền vững vì lợi ích chung của các quốc gia và sự an sinh của cộng đồng bằng cách triển khai thực hiện những hoạt động và chương trình chiến lược, cung cấp thông tin khoa học và cố vấn chính sách". Thành viên chính của Ủy hội Sông Mekong là các ủy ban sông Mekong của các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam. Trong khi đó, Myanma và Trung Quốc là hai đối tác.
 
 
Mạnh Cường
 
(VFEJ)

 

Lượt xem: 2255

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE