quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Chỉ số đánh giá nhanh An ninh Môi trường (Environment Security Index ESI)

Thứ Bảy, 10/09/2011 | 05:35:00 PM

Nhu cầu lồng ghép các tiêu chí An ninh môi trường vào quản trị phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi nhà quản lí phải có cách đánh giá nhanh mức độ An ninh Môi trường của địa phương hay quốc gia. Chỉ số Đánh giá nhanh An ninh Môi trường ESI đáp ứng mục tiêu này.

 
 
Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh VACNE

1. Đặt vấn đề
Đánh giá một hệ thống bằng một chỉ số cũng giống như trường hợp đánh giá một tảng băng chìm qua xem xét phần nổi của nó. Một chỉ thị (Indicator) phản ảnh một tính chất đặc trưng của một bộ phận hệ thống cần đo. Chỉ số (Index) là tổng hợp các chỉ thị đơn thông qua một cách tính có hay không có trọng số, cho cái nhìn nhanh về đặc trưng của cả hệ thống cần đo. Để đánh giá một hệ thống thường dùng rất ít chỉ thị và thường chỉ có 1 chỉ số. Ví dụ để đo sự phát triển con người, UNDP dùng chỉ số phát triển con người HDI chỉ gồm 3 chỉ thị đơn là: tuổi thọ bình quân, thu nhập bình quân và chỉ thị về mặt bằng dân trí (đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ cùng số năm đi học bình quân). Chỉ thị còn phải đáp ứng các yêu cầu của đánh giá nhanh như: (i) Có thể thu thập số liệu nhanh với chi phí thấp, (ii) Trung lập và it phụ thuộc vào chủ quan người đánh giá, (iii) Không biến đổi quá nhanh nhưng phải đủ nhạy cảm với sự thay đổi bản chất của hệ thống cần đo và (iv) Dễ tính toán.
“Tảng băng trôi” An ninh Môi trường được xác định qua định nghĩa: An ninh Môi trường là “Sự khan hiếm các tài nguyên thiên nhiên, suy thoái và ô nhiễm môi trường và những hiểm hoạ (liên quan với sự khan hiếm hay suy thoái đó – tác giả chú thích)có thể gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính trị, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung đột và chiến tranh”.Định nghĩa trên đây của Hội đồng Bảo an LHQ (1992) cho phép đề xuất các tiêu chí để đánh giá mức độ An ninh môi trường của một vùng lãnh thổ.

 
2. Phương pháp tính
Nếu gọi ESI (EnvironmentSecurity Index) là chỉ số An ninh môi trường, thì ESI có thể được tính bằng các chỉ thị đơn (Indicator) sau:
I1-Chỉ thị về sự thiếu hụt tài nguyên phản ánh mức độ tranh chấp tài nguyên cơ bản (đất đai, rừng,nguồn nước, bãi nuôi trồng thủy sản, ngư trường). Chỉ thị gồm 4 mức sau: không có tranh chấp (0.0)-có tranh chấp lẻ tẻ (0.3)-tranh chấp căng thẳng: liên tục xảy ra (0.7)-tranh chấp rất căng thẳng: có dùng vũ khí, gây thương vong(1.0). Trọng số C1 = 2.0.
Sự thiếu hụt tài nguyên phổ biến khắp nơi trên thế giới, nhưng nếu tài nguyên được sử dụng hợp lý, quản lý tốt thì không có vấn đề về an ninh môi trường. Vì vậy tranh chấp tài nguyên là chỉ thị rõ rệt và đáng tin cậy trong đánh giá nhanh về an ninh môi trường. Chú ý rằng nói tranh chấp là nói đến quan hệ trong nội bộ cộng đồng để phân biệt với khiếu kiện đông người là quan hệ giữa cộng đồng và chính quyền. Việc đánh giá cấp độ (cho điểm) phụ thuộc vào kinh nghiệm của chuyên gia phân tích. Nguồn số liệu có tại  sở Tài nguyên môi trường
I2- Chỉ thị về xuống cấpdịch vụ môi trường: tỷ lệ số hộ dân có nước sạch cho sinh hoạt (đảm bảo tiêu chuẩn Bộ Y tế) / tổng số hộ gia đình. Trọng số C2 = 1.0
Đây là chỉ thị của UNDP để tính toán chất lượng môi trường trong xây dựng các chỉ số HPI (nghèo nhân văn) và CPM (độ đo nghèo khả năng). Ô nhiễm môi trường có nhiều lĩnh vực như ô nhiễm nước, khí, đất,…trong đó khả năng cung cấp nước sạch được coi là chỉ thị nhạy cảm nhất.Nguồn số liệu : Sở Tài nguyên Môi trường, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường
I3- Chỉ thị về nghèo đói do môi trường:tỷ lệ hộ nghèo sống trong vùng ô nhiễm môi trường, vùng chịu thiên tai/ tổng số hộ nghèo theo tiêu chuẩn Quốc gia; trong các vùng không có ô nhiễm hay thiên tai thì tính theo tỷ lệ hộ nghèo có sinh kế dựa vào nguồn lợi tự nhiên trên 50% tổng thu nhập của hộ gia đình trong 1 năm trên tổng số hộ nghèo theo chuẩn Quốc gia tại địa bàn nghiên cứu.Trọng số C3 = 2.0.
Đây là chỉ thị đo lường độ nghèo đói liên quan đến môi trường của chương trình PEP (nghèo đói và môi trường) của bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam do UNDP tài trợ. Nguồn số liệu: chưa có số liệu thống kê trong niên giám thống kê, cần tiến hành điều tra khảo sát
I4- Chi thị về bất ổn định xã hội do tài nguyên môi trường:số vụ khiếu kiện đông người về tài nguyên, môi trường trong 1 năm: mỗi vụ 0.1, 10 vụ trở lên trong năm được tính tối đa là 1.0. Trọng số C3 = 3.0 .
 Hiện nay chưa có định nghĩa pháp lý về khiếu kiện đông người. Tạm hiểu khiếu kiện đông người là vụ khiếu kiện của nhóm công dân lên chính quyền các cấp với sự tham gia từ 10 người trở lên. Nguồn số liệu : sở Tài nguyên Môi trường,
I5- Chỉ thị về căng thẳng Quốc tế về tài nguyên môi trường: tranh chấp quốc tế về nguồn nước và/ hoặc về ô nhiễm xuyên biên giới: không có tranh chấp (0.0)-có tranh chấp (0.3)-tranh chấp căng thẳng (0.7)-tranh chấp rất căng thẳng (1.0).Trọng số C4 = 4.0.
Nguồn số liệu: Bộ Tài nguyên Môi trường (cấp Quốc gia) hay Sở Tài nguyên và Môi trường (cấp địa phương có biên giới với nước ngoài).
Chỉ số ESI được tính bằng phương trình sau:
ESI = 1 -  = 1 - / 12
 
Trong đó Ii là giá trị định lượng hay lượng hóa của chỉ thị i, Ci là trọng số của chỉ thị i đã nói ở trên, 12 là tổng trọng số của tất cả các chỉ thị đơn Ii.
Khoảng biến thiêngiá trị : ESI biến thiên từ 0.0 (mất an ninh môi trường toàn diện) đến 1.0 (an ninh môi trường được đảm bảo). ESI nếu tính cho vùng lãnh thổ trong nước không có biên giới với nước ngoài thì bỏ bớt I5.
 
3. Thảo luận về phương pháp
Các chỉ thị I.2,3,4 là chỉ thị định lượng (Ii = 0.0 – 1.0); các chỉ thị I.1,5 là chỉ thị bán định lượng vì còn phụ thuộc cách nhìn nhận của nhóm chuyên gia phân tích.
Cũng như bất cứ chỉ số nào, kết quả tính được chủ yếu để tham khảo vì phụ thuộc vào kinh nghiệm của các chuyên gia đánh giá. Thực ra đấy cũng là sai số cho phép của phương pháp kiến tạo chỉ số do UNDP đề xuất và áp dụng rộng rãi trong các báo cáo Phát triển con người (HDR) hàng năm. Những thảo luận bao gồm : các chỉ thị định lượng đã đủ đại diện chưa? Trọng số của từng chỉ thị đã hợp lí chưa? Các chỉ thị bán định lượng phụ thuộc vào chủ quan của nhóm chuyên gia như thế nào?
Tuy vậy chỉ số vẫn cho phép so sánh mức độ an ninh môi trường giữa các vùng khác nhau cũng như cho phép áp dụng hàm tương quan để tìm ra các quy luật khác trong lĩnh vực đảm bảo An ninh Môi trường. Chỉ số ESI được đề xuất lần đầu, cần được ứng dụng thực tế để có thể hoàn thiện thêm trong tương lai.
 
Chú thích.
Việc áp dụng ESI vào đánh giá An ninh môi trường cho một địa phương cụ thể có trong các tài liệu sau:
1.    Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh. Đảm bảo An ninh MôI trường cho Phát triển bền vững. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2010
2.    Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Quang Thiên. Đảm bảo An ninh môi trường cho phát triển bền vững tỉnh Sơn La. Tạp chí Khoa học và Tổ Quốc số tháng 4/2010
 
 
 
 
 
 

Lượt xem: 3528

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE