Ramon Nunez, giám đốc phụ trách các thiết bị lọc của Bosch, cho hay:"Để đảm bảo không khí vào khoang hành khách qua điều hòa không
khí và hệ thống thông hơi không bị ô nhiễm, cabin lọc không khí trong xe của bạn phải sạch sẽ và hoạt động tốt.”
Không khí trên đường đi - đặc biệt là dọc theo đường bộ và đường cao tốc đông đúc - chứa phấn hoa, bụi, bồ hóng và khói đều là những tác nhân gây hại cho
sức khỏe.
Giống như các bộ lọc trong máy điều hòa trong nhà, lọc gió cabin của xe lọc sạch
bụi bẩn từ ngoài đường và bơm không khí sạch vào khoang hành khách.
Có hai loại bộ lọc không khí cabin ô tô: bộ lọc phân tử ngăn bụi đường, vi khuẩn, bào tử nấm mốc, phấn hoa và các chất gây
ô nhiễm khác và bộ lọc than hoạt tính có thêm khả năng hấp thụ các khí độc hại và mùi hôi.
Tuy nhiên, qua thời gian, giống như bất kỳ bộ lọc nào khác, nó có thể bị tắc và gây ô nhiễm gấp nhiều lần vì hệ thống sưởi và hệ thống điều hòa nhiệt độ thổi không khí
ô nhiễm vào nội thất khép kín mà không thoát được ra ngoài.
Khi lọc gió cabin bẩn tắc, tốt nhất bạn hãy đánh xe vào một trạm dịch vụ sửa chữa và yêu cầu thay thế lọc gió cabin cho xe.
Khi lọc gió bẩn, tắc, bạn có thể nhận thấy luồng gió điều hoà trong xe rất yếu mặc dù quạt gió đang để mức lớn. Trong điều kiện môi trường ẩm ướt, trong xe xuất hiện mùi hôi mốc.
Theo báo cáo của Hiệp hội Ung thư Mỹ, trẻ em có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí hơn người lớn bởi vì phổi của chúng còn đang phát triển và khả năng chống nhiễm trùng cơ thể vẫn còn kém. Lọc gió bẩn có thể làm không khí bên trong xe
ô nhiễm gấp 6 lần bình thường.
Bosch – nhà cung cấp linh kiện ô tô hàng đầu thế giới - kiến nghị bạn nên thay bộ lọc không khí cabin xe hàng năm hoặc mỗi 15 đến 18.000 km hoặc thường xuyên hơn nếu bạn sống trong một khu vực với mức độ
ô nhiễm cao hơn.
Bạn hãy ghi lại số km xe đã chạy để tiện việc bảo trì, bảo dưỡng xe, và bổ sung thay lọc gió cabin vào danh mục những việc cần làm trong quá trình bảo dưỡng.