quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Chặn rác thải vào Việt Nam

Thứ Ba, 21/09/2010 | 05:58:00 AM

Rác thải công nghiệp "nhập" về Việt Nam gây ô nhiễm môi trường là câu chuyện không mới. Thời gian qua các loại rác thải này vẫn liên tục theo đường biển đổ bộ vào Việt Nam

 
 

 
Rác thải công nghiệp "nhập" về Việt Nam gây ô nhiễm môi trường là câu chuyện không mới. Thời gian qua các loại rác thải này vẫn liên tục theo đường biển đổ bộ vào Việt Nam  

 



 
 

 

 

Thực tế này cho thấy, cần phải đưa ra cách thức quyết liệt ngăn chặn tình trạng này.

 

Từ tháng 6 – 9/2010, Hải quan Hải Phòng liên tục phát hiện các container chứa rác thải nhập về Việt Nam. Ngày 1/7, tại cảng Đoạn Xá, phát hiện 15 container chứa nhựa phế liệu có lẫn nhiều tạp chất, rác thải công nghiệp. Ngày 27/8, phát hiện 2 container chứa ắc quy chì phế thải nhập từ nước ngoài về cảng Chùa Vẽ. Và gần đây nhất, ngày 7/9, phát hiện 5 container là rác nhập lậu về cảng Đình Vũ, toàn bộ là loại hàng rác thải, cao su phế thải không thể tái chế, nằm trong danh mục cấm nhập khẩu về Việt Nam.

Ông Vũ Ngọc Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan khẳng định, những năm qua, chúng ta đã phát hiện liên tục hàng tạm nhập tái xuất qua Việt Nam là rác thải. Doanh nghiệp đứng tên trên lô hàng đều không nhận trách nhiệm thuộc về mình. Cơ quan quản lý Nhà nước không đủ chứng cứ để xử phạt doanh nghiệp. Nhà nước ngoài việc phải bỏ tiền để tiêu hủy rác thải, tác động về môi trường chắc chắn không thể tránh khỏi.

 

Qua tìm hiểu, rác thải về các cảng qua phương thức hàng tạm nhập tái xuất hết sức tinh vi. Theo ông Vũ Hoàng Dương, Đội trưởng đội kiểm soát Hải quan Hải Phòng, thông thường theo phương thức hàng tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài phải ký hợp đồng mua bán hàng hóa, trả tiền qua tài khoản. Qua đó, người ta sẽ xác nhận được ai là chủ xuất khẩu lô hàng và ai là chủ nhập khẩu lô hàng.

Tuy nhiên, phương thức này đang được một số doanh nghiệp Việt Nam thực hiện ngược lại. Các doanh nghiệp này ký hợp đồng dịch vụ, hưởng hoa hồng với nhiệm vụ làm thủ tục tái xuất hàng sang nước thứ ba khi hàng về đến cảng Việt Nam. Còn doanh nghiệp nước thứ ba, chịu trách nhiệm trả tiền hàng tạm nhập tái xuất cho doanh nghiệp nước xuất khẩu.

Vào thời điểm hàng về cảng Việt Nam, nếu chính sách của nước thứ ba chưa có gì thay đổi, có thể nhập hàng thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ xuất hàng đi ngay. Nếu nước thứ ba có thay đổi chính sách, siết chặt hơn (cấm biên), doanh nghiệp Việt Nam sẽ nằm im không làm thủ tục nhận hàng tại cảng Việt Nam. Khi bị cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện hàng nhập về là rác thải, có gọi hỏi, doanh nghiệp sẽ thoái thác là không mua hàng ấy, và đổ tại đối tác đã nhầm doanh nghiệp nên gửi sai địa chỉ.

Với chiêu ký hợp đồng dịch vụ, hưởng hoa hồng như trên, cơ quan quản lý Nhà nước không thể quy trách nhiệm cho doanh nghiệp chính là chủ của lô hàng. Bởi lẽ, doanh nghiệp không có hợp đồng mua bán, theo dõi trên tài khoản của doanh nghiệp không có hoạt động gửi trả tiền cho doanh nghiệp nước xuất khẩu. Tiến hành kiểm tra địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài thì đa phần là doanh nghiệp ma, khai man địa chỉ.

Rõ ràng, việc doanh nghiệp lợi dụng phương thức hàng tạm nhập tái xuất khiến cơ quan quản lý Nhà nước đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định ai là chủ nhân của lô hàng được gửi về Việt Nam. Để ngăn chặn rác thải vào nước ta theo phương thức hàng tạm nhập tái xuất, ngoài việc quy định các chất, phế liệu không được nhập thì cũng cần phải tăng mức xử phạt để tăng cường tính răn đe.

Thực tế, hiện nay rác thải nhập cảng Việt Nam nhưng cơ quan quản lý Nhà nước không quy được trách nhiệm của thuyền trưởng và hãng tàu. Điều này, chứng tỏ chúng ta cần phải xem xét các văn bản, công ước mà Việt Nam đã tham gia ký kết xem nên điều chỉnh như thế nào cho phù hợp với thực tế. Trên thế giới, nhiều nước áp dụng luật giữ tàu, quy trách nhiệm cho thuyền trưởng và hãng tàu khi họ vận chuyển hàng hóa sai so với khai báo.

Chúng ta cần phải siết chặt việc thực hiện phương thức hàng tạm nhập tái xuất.

 

Ông Vũ Ngọc Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan: Phải có quy định chặt chẽ hơn

PV: Theo ông, thời gian vừa qua vì sao lượng hàng tạm nhập tái xuất về Việt Nam là rác thải công nghiệp lại nhiều như vậy?

Ông Vũ Ngọc Anh: Hiện nay, lượng rác thải công nghiệp phát sinh trên thế giới rất lớn. Việc xử lý hoặc tái chế rất tốn kém. Chi phí đổ rác đó sang các nước khác thì rẻ hơn rất nhiều nên các nước phát triển muốn chuyển rác đó ra nước ngoài. Nhiều nước có hẳn những chính sách để đưa rác thải ra ngoài, đặc biệt là sang các nước kém phát triển. Muốn làm được, các công ty đó phải tìm những nước mà họ có thể lợi dụng được kẽ hở pháp luật, thủ tục của nước đó.

Ở Việt Nam, có những lý do về quy định của pháp luật còn chưa chặt, ví dụ như: Hàng hóa nhập khẩu về cảng trong vòng 30 ngày thì không bị phạt… Có những quy định về kiểm tra hải quan như chừng nào doanh nghiệp chưa đăng ký thì chưa kiểm tra, khi kiểm tra phải có mặt chủ hàng. Khâu giám sát của chúng ta hiện nay cũng còn hạn chế do không có phương tiện máy soi trong khi lượng hàng hóa trên tàu đổ xuống rất là lớn.

PV: Theo đánh giá của ngành hải quan, lượng rác thải tràn vào Việt Nam qua con đường “tạm nhập tái xuất” đang ở mức độ như thế nào?

Ông Vũ Ngọc Anh: Hàng tạm nhập tái xuất qua Việt Nam là rác thải, chúng ta đã phát hiện liên tục. Có trường hợp thì họ lại chuyển đi nước thứ 3, có trường hợp thì ở lại Việt Nam. Tình trạng này vẫn đang tiếp diễn nếu chừng nào chúng ta chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu. Trong những năm gần đây, nhiều vụ như ắc quy, cao su, rác phế thải nhựa hóa chất… tuồn về Việt Nam đang ở mức báo động.

PV: Thưa ông, thời gian tới chúng ta cần phải làm gì để kiểm soát và ngăn chặn được rác thải tuồn vào Việt Nam qua đường biển?

Ông Vũ Ngọc Anh: Chúng ta có những quy định nào chưa phù hợp thì phải sửa đổi, bổ sung. Chúng ta phải có quy định chặt chẽ hơn đối với giám sát Hải quan ở cầu cảng và đặc biệt phải có phương tiện máy soi di động. Nếu phát hiện container rác thải thì lập biên bản đình chỉ ngay.

Có quy định ràng buộc, Hải quan không được kiểm tra thực tế nếu vắng mặt chủ hàng. Điều đó khác so với Hải quan của một số nước. Họ nghi ngờ thì có thể tiến hành kiểm tra ngay mà không cần có mặt chủ hàng. Tôi cho rằng, cần có sự thay đổi, theo đó, lực lượng Hải quan có thể kiểm tra container ngay mà không cần sự có mặt của chủ hàng. Nếu phát hiện rác thải thì sẽ xử lý ngay.

Xin cảm ơn ông!./.

 

(VOV)

 

Lượt xem: 3296

Các tin khác

Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định

(07/05/2024 06:52:AM)

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE