quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Cây Kơ nia dinh Bà làng Mỹ Sơn trở thành Cây di sản Việt Nam

Thứ Hai, 15/05/2023 | 05:27:00 PM

(VACNE) – Sáng nay 15/5/2023, chính quyền và nhân dân xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận cây Kơ nia tại dinh bà làng Mỹ Sơn là Cây Di sản Việt Nam.

A group of people standing on a stageDescription automatically generated

Tham dự và chung vui với cộng đồng địa phương có ông Đặng Hữu Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, các vị lãnh đạo xã Duy Phú cùng hàng trăm đại biểu từ các cơ quan trong địa bàn và nhân dân trong vùng.

Ông Đoàn Tấn Hận, Ủy viên Ban chấp hành VACNE, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi, thay mặt Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham dự trao Quyết định và Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam cho lãnh đạo xã Duy Phú.

Cây kơ nia (người dân quen gọi là cây cốc) mọc trên gò đất bằng phẳng cạnh ngôi miếu thờ Bà. Đến nay, không ai biết cây cốc có tự bao giờ, chỉ biết rằng cây cốc đã hiện hữu gắn với nhiều thế hệ người dân nơi đây. Theo đánh giá của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, cây kơ nia tại dinh bà Mỹ Sơn có tuổi đời trên 300 năm tuổi.

Trong chiến tranh chống Mỹ, làng Mỹ Sơn là vùng đất trắng địch, tự do bắn phá, không một mái nhà, bụi cây nào nguyên vẹn, duy chỉ có cây cốc dinh Bà vẫn hiên ngang đứng vững, trở thành pháo đài quan sát của cách mạng, giúp bộ đội, du kích địa phương nắm bắt mọi hoạt động càn quét cũng như điểm đóng quân của địch từ xa.

Từ năm 1968 đến năm 1970 địch tìm mọi cách triệt hạ cây cốc, nhưng cây vẫn đứng vững. Đến năm 1973 cây cốc là nơi cắm cờ giành đất của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam vì đây là điểm cao duy nhất có thể treo cờ được lúc bấy giờ.

Sau giải phóng, dân làng góp công, góp của dựng ngôi miếu nhỏ gần cây cốc thờ Bà, qua vài lần sửa sang, đến năm 2017 từ sự hỗ trợ của doanh nghiệp và người dân dinh Bà được xây mới, mở rộng khang trang. Đến năm 2022 một số hạng mục còn lại như cổng Dinh, đường vào Dinh, công trình vệ sinh… cũng đã hoàn thiện. Cây cốc như chiếc ô khổng lồ tỏa bóng che mát dinh Bà.

Ngày 11/2 âm lịch hàng năm, người dân làng Mỹ Sơn lại bày biện lễ vật hương hoa dâng cúng Bà, tưởng nhớ tiền nhân đã chở che dân làng qua bao thăng trầm, khói lửa chiến tranh. Đây cũng là dịp con cháu làng Mỹ Sơn khắp nơi tụ họp về dinh thành kính dâng hương ngưỡng vọng Bà.

Phát biểu tại buổi lễ, Bà Trần Thị Dương, Chủ tịch UBND xã Duy Phú cho biết việc cây cốc dinh Bà Mỹ Sơn được công nhận Cây di sản Việt Nam góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường làng quê, hướng đến xây dựng nơi đây trở thành điểm tham quan của du khách bên ngoài di sản văn hóa Mỹ Sơn.

A group of people standing next to a rock with a signDescription automatically generated with medium confidence

Khánh Linh (QNO)

Lượt xem: 968

Các tin khác

Chỉ một khu rừng nổi tiếng Bình Phước có 39 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(15/04/2024 02:13:PM)

(Video) Vườn hoa nhài ở Trảng Bom đón nhận danh hiệu Cây di sản Việt Nam

(15/04/2024 12:08:AM)

Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(14/04/2024 11:48:PM)

Thêm 88 cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam

(11/04/2024 05:53:PM)

Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam

(07/04/2024 11:43:PM)

Một số hình ảnh Lễ công nhận 03 cây ở Hà Trung - Thanh Hóa là Cây Di sản Việt Nam

(07/04/2024 10:49:AM)

Những cây đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam trong năm 2024

(07/04/2024 08:50:AM)

Một số hình ảnh Lễ công nhận 09 cây Giáng hương ấn tại Làng sinh thái Hương Trà (Quảng Nam) là Cây Di sản Việt Nam

(06/04/2024 02:04:PM)

Những cây Giáng hương ấn đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(05/04/2024 03:14:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE