Di sản văn hóa vật thể và Di tích Lịch sử Văn hóa:
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hóa khoa học bao gồm Di tích Lịch sử Văn hóa ,danh lam thắng cảnh, di vật cổ vật, bảo vật quốc gia .
Di tích Lịch sử Văn hóa là các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình địa điểm đó có giá trị lịch sử văn hóa khoa học ( Điều 4, Luật Di sản văn hóa 2001 ).
Như vậy ở Việt Nam các công trình như Đình-Đền-Chùa , Miếu mạo, Lăng tẩm của Vua chúa,… đều là các Di tích Lịch sử Văn hóa.
Sự liên quan giữa cây Di sản và các Di tích Lịch sử Văn hóa
Ở nước ta theo những thống kê gần đây có hàng vạn các ngôi Đình - Đền - Chùa mang sắc thái của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Chỉ riêng Hà Nội cũng đã có hàng nghìn các Di tích Lịch sử Văn hóa như vậy . Trong một xã có nhiều thôn, làng và mỗi làng lại có những ngôi Đình - Đền -Chùa riêng. Tất cả những Di tích Lịch sử Văn hóa đó đều mang dấu ấn của quá trình phát triển, đấu tranh bảo vệ đất nước và quá trình mở mang bờ cõi, lấn biển của dân tộc.
Về mặt kiến trúc cảnh quan, khi xây dựng các Di tích Lịch sử Văn hóa cha ông ta luôn chú y trồng cây gỗ xung quanh hoăc giữa Di tích để tạo cảnh quan và tăng nét tôn nghiêm của các Di tích . Các cây trồng này lớn dần cùng với Di tích và trở thành một phần không thể thiếu được của các Di tích đó.
Chính do sự gắn bó của các cây với các Di tích nên các cây đó được chú y chăm sóc bảo vệ và coi như một bộ phận hữu cơ của Di tích . Khi tính tuổi của các loài cây này, người thường căn cứ vào năm xây dựng Di tich để xác định tuổi của các cây gỗ đó.
Vì vậy các cây Cổ trong các Di tích Lịch sử Văn hóa chính là nhân chứng cho quá trình lịch sử phát triển ở một địa phương hay một làng quê. Ở nhiều nơi cây Cổ là niềm tự hào của người dân địa phương.
Xuất phát từ những ý nghĩa và giá trị trên việc vinh danh cây Cổ trở thành cây Di sản Việt Nam đã nâng cao giá trị cây Cổ, đồng thời tuyên truyền cộng đồng dân cư cùng chung tay góp sức bảo vệ cây Di sản.