(VACNE) – Đó là Đa có chu vi thân chính gần 2 m và 22 thân nhánh phụ, được trồng cách đây hơn 150 năm trên bờ giếng cổ, sát ngôi đền cổ thờ Mẫu, tại thôn 5 xã Kim Lan, huyện Gia Lâm (Hà Nội) được cộng đồng địa phương long trọng tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 25/3/2023.
Đây là cây Đa xanh tốt, có dáng rất đẹp, gắn liền với những bước thăng trầm của làng bãi bồi Kim Lan – một làng nghề gốm đã hình thành cách đây gần 2.000 năm, vùng tả ngạn sông Hồng, cách trung tâm kinh đô Thăng Long khoảng 5 Km về phía Đông.
Tới dự và chia vui với cộng đồng địa phương về sự kiện này, có các nhà khoa Hội Khảo cổ học Việt Nam, đại diện Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hội BVTN&MT Việt Nam, cùng đông đảo con em Kim Lan đang công tác, học tập ở mọi miền đất nước
Về dự, chung vui và tặng hoa chúc mừng Lễ công Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam với bà con thôn 5 xã Kim Lan còn có đông đảo các vị lãnh đạo Đảng Ủy, HĐND xã Kim Lan và các vị chức sắc tôn giáo, cùng đông đảo bà con trong vùng.
Phát biểu tại buổi Lễ vinh danh Cây Di sản Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Lân Cường, Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, bà Đào Thị Hồng Hải, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Kim Lan, ông Đào Văn Thịnh, Trưởng thôn 5 và cụ Lê Bá Mạc, Chủ tịch Hội người cao tuổi, đều bày tỏ sự biết ơn đối với các cơ quan chức năng, trong đó có Hội BVTN&MT Việt Nam và những nghệ nhân thợ giỏi, những người con Kim Lan xa quê đã quan tâm hỗ trợ xây dựng lại Giếng cổ và tu bổ ngôi Đền, cũng như lập hồ sơ cây Đa này, để được xét và công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Đây cũng là điểm nhấn cho phát triển du lịch, góp phần khôi phục nghề gốm cổ cho vùng đất bãi, sau nhiều thế kỷ bị mai một do lũ lụt của sông Hồng. Sự kiện này, thực sự là nguồn động viên quý báu đối với cán bộ, nhân dân địa phương.
Chính vì thế, sự kiện vinh danh cây Di sản Việt Nam cho cây Đa của thôn 5 được cộng đồng tổ chức rất đông vui và đoàn kết. Với những đoàn người đông đúc diễu hành theo sau đội múa Lân - Trống cuả nhà thờ đi quanh các ngõ xom cổ vũ. Và sau đó, các đội văn nghệ của các xóm, đua nhau đóng góp nhiều tiết mục tự biên tự diễn cho Chương trình buổi Lễ, đã thể hiện sự nhất trí và nhận thức rất cao của cộng đồng về sự kiện này./.
PV. VACNE