quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024

Cao hổ không phải là thần dược

Thứ Năm, 05/06/2014 | 11:41:54 AM

Tôi đã từng tốn rất nhiều tiền để mua cao hổ, tuy nhiên bệnh khớp vẫn hành hạ tôi. Đối với tôi, mua cao hổ chẳng khác gì ném tiền qua cửa sổ - một nhân vật chia sẻ trong clip phim mới truyền thông bảo vệ hổ vừa ra mắt.

Ngày 4/6, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt phim ngắn truyền thông mới khuyến khích cộng đồng cùng chung tay bảo vệ những cá thể hổ hiếm hoi còn tồn tại trong tự nhiên bằng cách KHÔNG sử dụng cao hổ.


Các nhân vật trong phim ngắn chia sẻ với khán giả rằng họ từng tin cao hổ là thần dược và có thể chữa được nhiều bệnh nhưng cuối cùng họ nhận ra rằng cao hổ không hề có tác dụng như họ vẫn tin.

Một nhân vật chia sẻ: “Tôi từng nghĩ cao hổ có thể chữa được bệnh đau xương, nhưng cuối cùng chỉ nhận lấy thất vọng”.

“Tôi đã từng tốn rất nhiều tiền để mua cao hổ, tuy nhiên bệnh khớp vẫn hành hạ tôi. Đối với tôi, mua cao hổ chẳng khác gì ném tiền qua cửa sổ” - một nhân vật khác còn cho rằng việc sử dụng cao hổ đã khiến ông tiền mất tật mang.

Cuối phim là lời khuyên và khẳng định của Lương Y Vũ Quốc Trung – một thầy thuốc đông y nổi tiếng: “Hãy sáng suốt khi lựa chọn phương pháp điều trị. Vì sức khỏe của bạn, đừng sử dụng cao hổ”.

Đây là phim ngắn thứ hai được ra mắt trong năm 2014 nhằm giảm nhu cầu tiêu thụ cao hổ tại Việt Nam và là phim ngắn thứ 19 trong chiến dịch dài hạn của ENV nhằm giảm cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

Trong những thập kỉ gần đây, quần thể hổ trong tự nhiên của Việt Nam đang giảm mạnh, chủ yếu là do nạn săn bắn và buôn bán trái phép. Theo các chuyên gia, Việt Nam chỉ còn chưa tới 30 cá thể hổ trong môi trường hoang dã.

Bà Nguyễn Thị Phương Dung – Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên - cho biết: “Nếu chúng ta không có những biện pháp quyết liệt, loài hổ sẽ sớm tuyệt chủng giống như tê giác một sừng của Việt Nam. Việc tiêu thụ cao hổ của chúng ta ngày hôm nay sẽ tước đi quyền được ngắm nhìn loài động vật dũng mãnh và mang tính biểu tượng này trong môi trường tự nhiên của con cháu chúng ta”.

Bà Dung cũng gợi ý thêm rằng: “Khi có bệnh, chúng ta nên xin lời khuyên của bác sĩ và tìm hiểu những phương pháp chữa bệnh hiện đại, hiệu quả, ít tốn kém mà lại không gây tổn hại tới thiên nhiên”.

Mai Anh

Lượt xem: 1953

Các tin khác

Miền Bắc bước vào đợt nắng nóng gay gắt

(26/04/2024 06:46:AM)

Ngày Quốc tế Trái đất 2024: Đối đầu của hành tinh với nhựa

(24/04/2024 07:28:AM)

Ninh Bình: Chim hoang dã bay rợp trời trong khu du lịch Thung Nham

(23/04/2024 06:10:AM)

Chủ đề Ngày Trái đất 2024: Đối đầu của Hành tinh với Nhựa

(18/04/2024 07:27:AM)

Bến Tre: Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

(13/04/2024 04:52:PM)

Vàng ròng tín chỉ carbon

(08/04/2024 07:45:AM)

Đồng Nai quyết tâm giảm phát thải carbon

(05/04/2024 07:30:AM)

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, nhiệt độ giảm mạnh

(04/04/2024 06:43:AM)

Thừa Thiên Huế: Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững

(02/04/2024 07:29:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE