Theo EARTHDAY.ORG, Ngày Trái đất 2024 với chủ đề Planet vs. Plastics (Tạm dịch: Đối đầu của Hành tinh với Nhựa) đoàn kết sinh viên, phụ huynh, doanh nghiệp, chính phủ, nhà thờ, đoàn thể, cá nhân và tổ chức phi chính phủ trong việc cam kết chấm dứt sử dụng nhựa vì sức khỏe con người và hành tinh, yêu cầu giảm 60% sản lượng nhựa vào năm 2040 và hướng tới mục tiêu là xây dựng một tương lai không có nhựa cho các thế hệ mai sau.
Ảnh: earthday.org
Để đạt được mức giảm 60% vào năm 2040, EARTHDAY.ORG đưa ra mục tiêu là: (1) thúc đẩy nhận thức rộng rãi của cộng đồng về tác hại do nhựa gây ra đối với sức khỏe con người, động vật và đa dạng sinh học, yêu cầu tiến hành nhiều nghiên cứu hơn về ý nghĩa của lợi ích không rác thải nhựa đối với sức khỏe, bao gồm việc thông cáo toàn bộ tất cả thông tin liên quan đến tác động của nó tới công chúng; (2) nhanh chóng loại bỏ dần tất cả các loại nhựa sử dụng một lần vào năm 2030 và đạt được cam kết loại bỏ dần này trong Hiệp ước Liên hợp quốc về Ô nhiễm nhựa vào năm 2024; (3) yêu cầu các chính sách chấm dứt hiểm họa của thời trang nhanh và lượng nhựa khổng lồ được sản xuất và sử dụng; và (4) đầu tư vào công nghệ và vật liệu tiên tiến để xây dựng một thế giới không nhựa.
“Chiến dịch Planet vs. Plastics là một lời kêu gọi cùng chung tay, một yêu cầu mà chúng ta phải hành động ngay bây giờ để chấm dứt hiểm họa về nhựa và bảo vệ sức khỏe của mọi sinh vật trên hành tinh của chúng ta.” - Kathleen Rogers - Chủ tịch Mạng lưới Ngày Trái đất
“Môi trường chính là những gì xung quanh bạn. Sản phẩm nhựa chúng ta đang tiêu thụ - chúng đang chảy trong dòng máu của chúng ta, bám vào các cơ quan nội tạng và mang theo các kim loại nặng gây ung thư và bệnh tật cho chúng ta. Giờ đây, sản phẩm mà một thời chúng ta coi chúng là sản phẩm hữu ích và tuyệt vời đã biến chất, và sức khỏe của chúng ta cũng như của tất cả các sinh vật sống khác đang ngàn cân treo sợi tóc,” theo Kathleen Rogers - Chủ tịch Mạng lưới Ngày Trái đất.
Theo bài viết của EARTHDAY.ORG, nhựa vượt ra ngoài vấn đề môi trường hiện nay; chúng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và đáng báo động như biến đổi khí hậu. Khi nhựa phân hủy thành vi nhựa, chúng giải phóng các hóa chất độc hại vào nguồn thực phẩm và nước của chúng ta và lưu thông trong không khí chúng ta hít thở. Sản lượng nhựa hiện nay đã tăng lên hơn 380 triệu tấn mỗi năm. Sản lượng nhựa trong mười năm qua cao hơn so với thế kỷ 20 và ngành công nghiệp này có kế hoạch phát triển bùng nổ trong tương lai.
“Tất cả loại nhựa này được sản xuất bởi một ngành công nghiệp hóa dầu có kỷ lục khủng khiếp về phát thải, đổ ra và nổ độc hại,” Denis Hayes, Chủ tịch danh dự của EARTHDAY.ORG cho biết. “Nhựa được sản xuất tại các cơ sở gây ô nhiễm mà hầu như nằm ở những khu dân cư nghèo nhất. Một số loại nhựa có thể gây chết người khi đốt cháy; các loại nhựa khác truyền các hóa chất gây rối loạn nội tiết tố; và tất cả các loại nhựa có thể khiến chim chết đói và làm sinh vật biển chết ngạt. Ở mọi giai đoạn trong vòng đời của chúng, từ giếng dầu đến bãi rác của thị trấn, nhựa đều là một mối nguy hiểm.”
Hơn 500 tỷ túi nhựa - một triệu túi mỗi phút - được sản xuất trên toàn thế giới vào năm ngoái. Có những túi nilon chỉ có tuổi thọ sử dụng vài phút, sau đó trôi về kiếp sau hàng thế kỷ. Ngay cả sau khi nhựa phân hủy, chúng vẫn tồn tại dưới dạng vi nhựa, những hạt nhỏ thấm vào mọi ngóc ngách của sự sống trên hành tinh.
100 tỷ hộp đựng đồ uống bằng nhựa đã được bán vào năm ngoái tại Hoa Kỳ, tương đương hơn 300 chai cho mỗi người dân. Một số trong số chúng sẽ được chuyển đổi thành băng ghế công viên; không ai trong số chúng sẽ được làm thành chai nhựa mới và 95% tổng số nhựa ở Mỹ sẽ không được tái chế. Thậm chí, 5% nhựa được tái chế đang được “tái chế” thành các sản phẩm kém chất lượng hoặc được chuyển đến các nước nghèo hơn để “tái chế”, khiến nhu cầu về nhựa nguyên sinh đi vào hư không.
Mọi người hiếm khi nghĩ đến nước khi nghĩ đến nhựa. Tuy nhiên để làm một chai nước bằng nhựa cần lượng nước gấp sáu lần lượng nước chứa trong chai.
EARTHDAY.ORG yêu cầu Ủy ban đàm phán quốc tế về ô nhiễm nhựa (INC) đưa ta chỉ thị chấm dứt sản xuất nhựa sử dụng một lần vào năm 2030 trong Hiệp ước nhựa toàn cầu. Bên cạnh đó, tổ chức này yêu cầu hiệp ước phải được thực thi theo nguyên tắc phòng ngừa và người gây ô nhiễm phải trả phí thiệt hại.
“Tất cả loại nhựa này được sản xuất bởi một ngành công nghiệp hóa dầu có kỷ lục khủng khiếp về phát thải, sự cố đổ tràn và các vụ nổ độc hại.” - Denis Hayes, Chủ tịch danh dự của EARTHDAY.ORG
Ngành thời trang nhanh hàng năm sản xuất hơn 100 tỷ sản phẩm may mặc. Sản xuất và tiêu thụ quá mức đã làm thay đổi ngành công nghiệp, dẫn đến tình trạng thời trang không thể tái chế. Mọi người hiện mua quần áo nhiều hơn 60% so với 15 năm trước, nhưng mỗi món đồ chỉ được sử dụng trong thời gian bằng một nửa.
Khoảng 85% hàng may mặc cuối cùng được đưa vào bãi chôn lấp hoặc lò đốt, chỉ 1% được tái chế. Gần 70% quần áo được làm từ dầu thô, dẫn đến việc giải phóng các sợi nhỏ nguy hiểm khi giặt và tiếp tục góp phần gây ô nhiễm lâu dài ở các bãi chôn lấp.
Để tìm hiểu thêm về Planet vs. Plastics và tham gia phong trào vì một tương lai không có nhựa, vui lòng truy cập: Ngày Trái đất 2024.