DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG
Cần hợp tác và nghiên cứu kỹ hơn những tác động của các công trình thủy điện tới sự phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công.
Thứ Năm, 26/05/2011 | 08:15:00 PM
Đây là ý kiến của hầu hết các nhà khoa học, thuộc các tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam tại buổi toạ đàm vừa diễn ra tại Hà Nội về chủ đề “Thủy điện dòng chính sông Mê công, dưới góc nhìn phát triển bền vững”, do Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước tổ chức.
Mặc dù có nhiều ý kiến chưa đồng thuận, song tất cả các đại biểu tham dự buổi tọa đàm này đều tỏ thái độ rất chân thành, khách quan và thể hiện ý thức trách nhiệm cao đối với khu vực. Bởi nếu xây dựng các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công sẽ đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên nước, sự đa dạng về sinh học… đặc biệt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn sinh kế và sự sống của hàng chục triệu người dân trong lưu vực.
Vì vậy, mọi người đều cho rằng: cần nhanh chóng tập hợp các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, để cùng nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm bảo vệ, phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân; đồng thời lường trước những tác động xấu sẽ xảy ra.
Phản ứng trước thông tin: các nước trong khu vực đã có kế hoạch xây dựng 12 đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Công và nước ban Lào đã trình dự án xây đập Thủy điện Xayabouri, nhiều đại biểu cho rằng, trước mắt nên trì hoãn. Vì nó sẽ tạo tiền lệ xấu để xây tiếp các đập thủy điện từ Bắc Lào đến biên giới Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực, sinh kế của người dân cũng như những hệ lụy xấu cho môi trường.
Nhưng việc trì hoãn bao nhiêu năm (hoặc cần hủy bỏ các dự án này) cần phải có những nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và có sức thuyết phục, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích và an ninh trong khu vực./.
Mạnh Thủy (VACNE)
Lượt xem: 1255
Các tin khác
Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng (23/12/2024 06:20:AM)
Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô (16/12/2024 06:57:AM)
Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh (11/12/2024 09:30:AM)
Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu (18/11/2024 08:37:AM)
Tìm tiền carbon cho cây lúa (13/11/2024 08:51:AM)
COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua (05/11/2024 06:53:AM)
Tăng tốc năng lượng tái tạo (21/10/2024 08:54:AM)
Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050 (18/10/2024 08:29:AM)
Người tiêu dùng Net Zero (30/09/2024 06:12:AM)