quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Cần dành kinh phí cho cộng đồng

Chủ Nhật, 22/07/2012 | 07:51:00 AM

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, có ý kiến đưa ra giải pháp cần và có thể thực hiện ngay lúc này và thuộc quyền chủ động của Bộ Tài nguyên&Môi trường là dành tỷ lệ thích hợp trong kinh phí bảo vệ môi trường cho việc tăng cường huy động cộng đồng vào bảo vệ môi trường.

 

Bà Nguyễn Ngọc Lý, Giám đốcTrung tâm Nghiên cứu Môi trường&Cộng đồng, cho biết trong hai thập kỷ qua, nhà nước đã đầu tư nhiều cho lĩnh vực bảo vệ môi trường, coi đó là lĩnh vực ưu tiên và lấy ngăn ngừa ô nhiễm làm chiến lược chính trong công tác bảo vệ môi trường.



Cần sớm ban hành quy chế phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí này theo quy định của nhà nước, nhưng phù hợp với hoạt động của cộng đồng Ảnh: VEA

 
Đặc biệt là thời gian gần đây, kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho hoạt động bảo vệ môi trường được tăng về lượng, được đa dạng về nguồn. Việc đầu tư này của nhà nước còn kéo theo việc gia tăng nguồn vốn từ nước ngoài và từ cộng đồng.

Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam, mức đầu tư và sử dụng thực tế chưa tương xứng với yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ môi trường, còn ở mức quá thấp so với đầu tư ở các nước cùng hoàn cảnh như ta, đặc biệt là nội dung và việc quản lý chi còn nhiều bất cập”.
 
Ô nhiễm môi trường nước và nước biển ven bờ có chiều hướng gia tăng; úng ngập đô thị ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, theo GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam.

“Ô nhiễm môi trường không khí đô thị và công nghiệp ngày càng gia tăng, ô nhiễm bụi trong không khí đô thị nước ta vào loại ô nhiễm nhất nhì trên thế giới, ô nhiễm các khí độc hại nhiều nơi đã tới mức hoặc vượt mức giới hạn cho phép.” ông Đăng khẳng định.

Từ đó có thể dẫn tới việc “những kết quả đạt được dường như còn quá khiêm tốn so với việc xuống cấp nhanh và trầm trọng của môi trường sinh thái”, theo bà Lý.

Những hạn chế và tồn tại được cho là hệ thống quan trắc môi trường không khí, kiểm kê nguồn thải ô nhiễm không khí còn yếu; Chất lượng môi trường không khí trong nhà (nhà dân dụng, nhà công cộng và nhà sản xuất) chưa được quan tâm nghiên cứu và bảo vệ; Tỷ lệ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đúng kỹ thuật an toàn vệ sinh môi trường còn thấp; Hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải rắn còn mang tính manh mún, tự phát; Tỷ lệ chất thải rắn còn bị chôn lấp ở các bãi chôn lấp không đảm bảo vệ sinh môi trường còn cao; Tỷ lệ thu gom, xử lý triệt để các chất thải nguy hại còn thấp; Quản lý chất thải ô nhiễm môi trường ở các làng nghề ngày càng trở thành vấn đề bức xúc lớn.

Trong khi đó chức năng, nhiệm vụ quản lý môi trường không khí đô thị và công nghiệp còn chồng chéo giữa các bộ (Tài nguyên&Môi trường, Công thương, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Y tế). Quản lý nhà nước về chất thải rắn còn chồng chéo và phân tán giữa các bộ.

Ngoài ra cũng phải nói hiện nay vẫn còn sự nhận thức sai lầm cho rằng việc bảo vệ môi trường là công việc và trách nhiệm của chính phủ hoặc của các cơ quan chức năng. Điều này dẫn đến hai hậu quả tai hại: Một là chỉ khi nào xảy ra sự việc nghiêm trọng có hậu quả, lúc đó việc kiểm soát xử lý mới nổi lên rầm rộ. Hai là, sự tham gia tích cực của các cộng đồng dân sự hoặc các cộng đồng doanh nghiệp yếu ớt và kém hiệu quả, đôi khi chỉ nặng về hình thức kêu gọi mà không có hành động cụ thể, theo bà Lý.

“Đã đến lúc bên cạnh trách nhiệm của nhà nước, việc tham gia của ba lực lượng chính trong công tác bảo vệ môi trường, trong đó trách nhiệm và sự tham gia của các cộng đồng dân sự và doanh nghiệp cần đẩy mạnh quyết liệt hơn” bà Lý nhấn mạnh tại một hội thảo phát triển bền vững và vai trò của cộng đồng mới đây ở Hà Nội.

TS Sinh cho rằng giải pháp cần và có thể thực hiện ngay lúc này và thuộc quyền chủ động của Bộ Tài nguyên&Môi trường là dành tỷ lệ thích hợp trong kinh phí bảo vệ môi trường cho việc tăng cường huy động cộng đồng vào bảo vệ môi trường. Đồng thời, cần sớm ban hành quy chế phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí này theo quy định của nhà nước, nhưng phù hợp với hoạt động của cộng đồng, nhất là các hoạt động như truyền thông môi trường, tổ chức các sự kiện môi trường, khen thưởng về môi trường, phản biện xã hội về môi trường, thu gom, vận chuyển chất thải, xử lý nước thải ở các khu vực dân cư, giám sát, kiểm soát ô nhiễm môi trường,…

"Việc dành một tỷ lệ kinh phí cần thiết cho hoạt động của cộng đồng sẽ tạo cơ sở quan trọng, có ý nghĩa quyết định để huy động sức mạnh cộng đồng bảo vệ môi trường", TS Sinh khẳng định.
Mạnh Cường
 
(VFEJ)

 

Lượt xem: 1350

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE