quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Cần chuyển đổi Khu Bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng thành khu Dự trữ sinh quyển

Thứ Ba, 24/05/2011 | 08:20:00 PM

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang là một vùng đất ngập nước có ý nghĩa về lịch sử, sinh học, cảnh quan và môi trường rất lớn với hệ động thực vật phong phú. Tuy nhiên, cuộc sống của người dân nơi đây vẫn đang rất nghèo túng và hệ sinh thái rừng chưa được quy hoạch phát triển đúng mức. Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng cần chuyển thành khu dự trữ sinh quyển nhằm thực hiện tốt sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển vùng đất ngập nước này.

 
 Ngô Thanh Phương (Trường Trung cấp Du lịch Cần Thơ)

 
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Ảnh Internet).
1.Đôi nét về Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng
 Đa dạng sinh học ở Lung Ngọc Hoàng
 Đa dạng sinh học và sinh cảnh lung bưng (tiếng miền Tây chỉ vùng đất ngập nước nhiều cây cối) đặc trưng của vùng đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng là tiền đề rất quan trọng để nơi đây phấn đấu trở thành khu dự trữ sinh quyển. Cục Kiểm lâm năm 2008 đã đưa ra danh sách các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. Trong đó, khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng thuộc khu bảo tồn loài. Hiện nay, Lung Ngọc Hoàng có 330 loài thực vật, 206 loài động vật như thú, bò sát, chim, lưỡng cư... Trong đó nhiều loại thú, chim, cá quý hiếm. Nổi bật nhất là rái cá lông mũirùa nắp (nằm trong Sách đỏ thế giới). Ngoài ra còn có càng đước, chồn đèn và đặc sản nổi tiếng ở Hậu Giang là cá thác lác cườmĐây sẽ là nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú cho phát triển du lịch nếu chúng ta biết cân bằng giữa khai thác và bảo tồn.
Về thực vật, Lung Ngọc Hoàng có hệ thực vật đặc hữu phong phú của hệ sinh thái đất ngập nước như dây choại mọc dưới gốc hoặc trên thân cây tràm, lau, sậy, bòng bong... Những loài trên cạn cũng khá nhiều như trâm sắn, ngái lông, mua, gừa... Theo thống kê đến tháng 11 năm 2009, Lung Ngọc Hoàng đang tồn tại trên 330 loài thực vật với 24 chi, 92 họ. Trong số này có 56 loài mới được phát hiện. Số loài thực vật này là nguồn gien quý có ý nghĩa và giá trị cao cho công tác nghiên cứu khoa học. Nơi đây, có 5 loài cây trồng chính có giá trị kinh tế cao là Tràm, Bạch đàn đỏ, Keo, Xà cừ. Trong đó, cây Tràm là loại cây trồng chủ đạo và có giá trị sử dụng về nhiều mặt như lấy gỗ xây dựng, vỏ Tràm dùng làm chất cách nhiệt, xảm thuyền và lá Tràm dùng để cất tinh dầu có giá trị cao trong y dược.
Thành phần động vật ở Lung Ngọc Hoàng khá phong phú với khoảng 206 loài thuộc các lớp Ếch nhái, Bò sát, Chim và Thú. Trong đó, có nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng ở quy mô toàn cầu như Cổ rắn và Quắm trắng, Dơi chó, Chồn mực, Cáo mèo,… Trong 206 loài, có chín loài chim quý hiếm là bạc má, cà cuốc, cò ốc, giang sen, cò lạo xám, ác là... và các loài thú như dơi chó, rái móng, chồn mực, cáo mèo cùng các loài quý hiếm khác như càng đước, cua đinh, rùa vàng, ếch giun, cá còm... . Ngoài ra, Ong mật làm thành những tổ Ong to lớn trong rừng Tràm cũng là một nét rất riêng của vùng đất này.
2.Cần xem xét chuyển đổi thành khu Dự trữ sinh quyển
Đời sống của cư dân ở Lung Ngọc Hoàng rất khó khăn
Trước khi đất lâm trường đổi thành khu bảo tồn, cư dân vùng Lung Ngọc Hoàng vốn là dân lâm trường Phương Ninh cũ. Hiện nay, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn thiên nhiên vẫn còn 109 hộ dân sống trong điều kiện hết sức khó khăn và thiếu thốn vì gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. Nơi đây, không có đường giao thông, không có điện, xa trường học, xa trạm xá, xa chợ, không có nước sạch mà phải dùng nước nhiễm phèn nặng. Chính vì thế, trẻ em nơi đây thất học rất nhiều, đa số các em chỉ học hết hớp 5, lớp 6(4). Thực tế phản ánh rất rõ là điều kiện phát triển đời sống kinh tế - xã hội cho cư dân địa phương ở Lung Ngọc Hoàng gần như bị bỏ ngõ.
 
Cảnh báo nguy cơ xóa số rừng Lung Ngọc Hoàng
Không ít người trục lợi từ rừng đã giàu lên khá nhanh chóng trong thời gian ngắn nhờ khai thác rừng Lung Ngọc Hoàng. Trong khi đó, rừng Lung Ngọc Hoàng đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ do khai thác mà không quan tâm đến mục tiêu phát triển bền vững.


Một vạt rừng vừa bị chặt hạ ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (Ảnh Internet)

Theo Việt báo, hành động Tỉa thưa xuất hiện cả trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt dưới chiêu bài làm luống để đưa phương tiện chữa cháy vào nếu xảy ra cháy. Kết quả 89 luống (mỗi luống rộng 20m, dài 200-400m) được tạo ra trong lòng phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Tổng cộng hơn 52ha rừng bị chặt trụi. Nhưng chặt xong rừng thì để lau cỏ mọc um tùm. Do đó, nếu có cháy xảy ra thì phương tiện chữa cháy cũng không thể vào được (5)



Cây rừng được chuyển đến lò hầm than của ông Phạm Bá Tùng.
 Ảnh: Hoàng Lộc
 
Bên cạnh đó, ở một góc của rừng Lung Ngọc Hoàng, thuộc phường Hiệp Thành (Thị xã Ngã Bảy), mọi người đang náo nhiệt đào ao nuôi cá. Đầu tháng 4/2007, đã có 19 ao lớn đã đào xong, diện tích mỗi ao 5.000 m2. 16 chiếc xáng cuốc và máy đào đất với 32 công nhân vẫn khẩn trương đào tiếp (5). Vấn nạn này, đã xâm hại một cách nghiêm trọng đến hệ sinh thái tại Lung Ngọc Hoàng, làm hủy hoại môi trường sống của các loài động thực vật nơi đây.
        Từ thực trạng trên cho thấy, khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng cần có một cái nhìn mới hơn, một hướng đi mới hơn nhằm bảo tồn và phát triển các giá trị đặc trưng của hệ sinh thái đất ngập nước rất điển hình nơi đây. Đó chính là cần phát triển Lung Ngọc Hoàng theo hướng tạo nên sự cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên với sự thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, duy trì các giá trị văn hoá truyền thống bản địa, xóa đói giảm nghèo cho dân vùng lõi và vùng đệm.  Khi đời sống cư dân địa phương khá lên thì chính họ sẽ là những người bảo vệ tốt nhất cho Lung Ngọc Hoàng, vốn là “nồi cơm” và căn nhà lớn của họ. Chính Khu dự trữ sinh quyển đã mang lại một tư duy rất mới về khoa học bảo tồn, nó phản ánh rất rõ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên bên trong và xung quanh những khu vực đó. Mặt khác, các khu dự trữ sinh quyển cũng thể hiện cách thức làm hài hoà giữa quyền lợi bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế cho cư dân địa phương, đáp ứng những nhu cầu xã hội và tiến tới một tương lai bền vững.
Tài liệu tham khảo
3. Khu dự trữ sinh quyển
4.Lung Ngọc Hoàng – rất giàu và rất nghèo ! Nguyễn Đình Hòe – Ngô Thanh Phương
5. Rừng Lung Ngọc Hoàng: Có nguy cơ bị xóa sổ
6. Tầm quan trọng của các khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) http://forum.exporter.vn/default.aspx?g=posts&m=37#post37
 
 

Lượt xem: 4540

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE