Các VQG của nước ta đang oằn mình gánh chịu và chiến đấu với các sức ép nhân tác và thiên tác, trong đó sức ép nhân tác đóng vai trò chủ yếu. Bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, con người và xã hội đã và đang góp phần đe dọa tài nguyên đa dạng sinh học của các vườn quốc gia. Bài báo này trích từ kết quả nghiên cứu do Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường đặt hàng năm 2011.
Nguyễn Đình Hòe - VACNE
1.Giới thiệu chung
Cục Đa dạng Sinh học thuộc Tổng cục Môi trường năm nay đã xây dựng phương pháp xác định độ nóng của các Khu BTTN phục vụ cho việc quy hoạch Bảo tồn Đa dạng sinh học toàn quốc giai đoạn 2011 – 2020.
“Điểm nóng” (hot spot) hay “các khu vực nhậy cảm”, “khu vực dễ bị tổn thương” trong bảo tồn Đa dạng sinh học là những khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) cấp Quốc gia hay cấp tỉnh / thành phố, và các khu vực sinh thái tự nhiên giàu tài nguyên sinh học, nằm ngoài các khu BTTN, đang gánh chịu nhiều tác động tiêu cực, trực tiếp hay gián tiếp, từ hoạt động kinh tế xã hội, từ biến đổi khí hậu dẫn đến suy thoái tài nguyên đa dạng sinh học của chúng.
2. Phương pháp
Phương pháp chỉ số đánh giá độ nóng của các Khu BTTN được xây dựng trên cơ sở phương pháp ma trận kiểm kê môi trường (Environmental Inventory) củaDirk B, et al., UNEP, 1998 (*) có bổ sung và điều chỉnh một số tiêu chí. Từ ma trận này, chỉ số lượng hóa đo lường độ dễ bị tổn thương về Đa dạng sinh học của một hệ sinh thái BVI được xây dựng kèm theo độ chính xác r. Đây là phương pháp dễ thực hiện với chi phí rẻ và nhanh. BVI phản ánh sức ép môi trường lên VQG, không phản ảnh kết quả của công tác Quản lí và bảo vệ của các VQG
Bộ tiêu chí xác định “Độ nóng” của các khu BTTN
Tiêu chí
|
Nhạy cảm trung bình
|
Nhạy cảm cao
|
1.Giảm sút các loài đặc trưng
|
Giảm sút số lượng nhưng chưa tuyệt chủng loài nào
|
Tuyệt chủng (hay nghi ngờ tuyệt chủng) ít nhất 1 loài
|
2.Tác động của BĐKH
|
a/Suy giảm tự nhiên thành phần loài thực vật thân gỗ ở các đỉnh núi cao trên 1000 m
b/ Sự xuất hiện lẻ tẻ các loài thực vật ưu nóng vốn chỉ gặp ở vĩ độ thấp so với vĩ độ điểm khảo sát:
|
c/Biến mất tự nhiên ít nhất 1 loài thực vật thân gỗ ở các đỉnh núi cao trên 1000 m
d/ Xuất hiện thành thảm thực vật của ít nhất 1 loài thực vật ưu nóng vốn chỉ gặp ở vùng vĩ độ thấp so với vĩ độ điểm khảo sát
|
3.Thực vật ngoại lai nguy hại xâm lấn
|
Xuất hiện rời rạc trong vùng lõi
|
Xuất hiện thành thảm thực vật trong vùng lõi
|
4. Khu dân cư
|
Chỉ ở vùng đệm
|
Nằm xen kẽ trong vùng lõi
|
5. Đường giao thông cơ giới hay tuyến giao thông thủy
|
Trong vùng đệm
|
Trong vùng lõi
|
6. Mật độ dân cư vùng đệm
|
Dưới 100 người /km2
|
Trên100 người /km2
|
7. Lâm tặc (chặt gỗ, săn bắt thú)
|
Xảy ra trong phạm vi từ trên 5 đến 10 năm
|
Xảy ra trong phạm vi 5 năm trở lại
|
8. Buôn bán gỗ, thú rừng
|
Được phát hiện trong vùng đệm
|
Được phát hiện cả trong và ngoài vùng đệm
|
9. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong vùng lõi
|
Chuyển từ diện tích bảo tồn nghiêm ngặt sang vùng phục hồi sinh thái
|
Chuyển diện tích bảo tồn nghiêm ngặt sang mục đích khác
|
Tiêu chuẩn đánh giá: có 9 tiêu chí đánh giá
Một khu BTTN là
· Nhạy cảm rất cao nếu có từ 5 đến 9 tiêu chí nhậy cảm cao trở lên
· Nhạy cảm cao nếu có từ 1 đến 4 tiêu chí thuộc diện cảm cao;
· Nhạy cảm trung bình nếu có 2 tiêu chí thuộc diện trung bình trở lên;
· Nhạy cảm thấp nếu chỉ có 1 tiêu chí thuộc diện trung bình
Độ chính xác.
Bộ tiêu chí sẽ chính xác cao nếu không có tiêu chí nào thiếu số liệu. Rất hay gặp trường hợp một khu BTTN nào đó không được đánh giá bởi cả 9 tiêu chí, mà có thể có một vài tiêu chí để trống. càng nhiều tiêu chí để trống thì độ chính xác của phép đánh giá càng thấp
Độ chính xác r của tính toán BVI :
r = (9 - k) /9 = 1 – k/9
trong đó k là số lượng tiêu chí không có số liệu tin cậy hay hoàn toàn không có số liệu để tính, r biến thiên từ 1,0 (chính xác cao nhất) đến 0,0 (hoàn toàn không chính xác, không tính được)
Lượng hóa BVI
Gọi BVI (Biodiversiy Vulnarability Index) là chỉ số đo lường độ nóng (hay độ dễ bị tổn thương) của một khu BTTN trước sức ép của hoạt động dân sinh, biến đổi khí hậu. Trường hợp có ít nhất 1 tiêu chí thuộc diện nhạy cảm cao trở lên, chỉ số BVIh(chỉ số mức độ nhạy cảm – độ nóng - cao) được tính như sau:
BVIh = (n/9)
Với n là số tiêu chí đạt mức cao; BVIh biến thiên từ 0,11 đến 1,0. Hệ thuộc diện nhạy cảm cao nếu BVIh biến thiên tù 0,11 đến 0,44, thuộc diện nhạy cảm rất cao nếu BVIh từ 0,55 đến 1,0.
3. Kết quả bước đầu
Bảng Tổng hợp chỉ số BVIh
của các VQG được nghiên cứu
TT
|
Tên
Khu BTTN/VQG
|
Vị trí (nơi đặt TT hành chính)
|
BVIh
|
Độ chính xác r
|
Xếp hạng độ nóng
|
1
|
VQG Cát Tiên
|
Tân Phú, Đồng Nai
|
0,88
|
0,88
|
Rất cao
|
2
|
VQG Ba Bể
|
Chợ Rã Bắc Cạn
|
0,67
|
0,67
|
Rất cao
|
3.
|
VQG U Minh Thượng
|
Kiên Giang
|
0,67
|
0,89
|
Rất cao
|
4.
|
VQG Yokdon
|
Đăk Nông
|
0,67
|
0,89
|
Rất cao
|
5.
|
VQG Hoàng Liên Sơn
|
Lào Cai
|
0,67
|
0,78
|
Rất cao
|
6.
|
VQG Núi Chúa
|
Ninh Thuận
|
0,67
|
0,67
|
Rất cao
|
7.
|
VQG Cát Bà
|
Hải Phòng
|
0,67
|
0,67
|
Rất cao
|
8.
|
VQG Pù Mát
|
Nghệ An
|
0,67
|
0,67
|
Rất cao
|
9.
|
VQG Vũ Quang
|
Hà Tĩnh
|
0,67
|
0,67
|
Rất cao
|
10.
|
VQG Bến En
|
Thanh Hóa
|
0,67
|
0,67
|
Rất cao
|
11.
|
VQG Tràm Chim
|
Đồng Tháp
|
0,56
|
0,89
|
Rất cao
|
12.
|
VQG Bù Gia Mập
|
Bình Phước
|
0,56
|
0,78
|
Rất cao
|
13.
|
VQG Phong Nha-Kẻ Bàng
|
Quảng Bình
|
0,56
|
0,78
|
Rất cao
|
14.
|
VQG Cúc Phương
|
Ninh Bình
|
0,56
|
0,78
|
Rất cao
|
15.
|
VQG Tam Đảo
|
Vĩnh Phúc
|
0,56
|
0,67
|
Rất cao
|
16.
|
VQG Bái Tử Long
|
Quảng Ninh
|
0,56
|
0,67
|
Rất cao
|
17.
|
VQG Ba Vì
|
Hà Nội
|
0,56
|
0,56
|
Rất cao
|
18.
|
VQG Lò Gò Xa Mát
|
Tây Ninh
|
0,44
|
0,78
|
Cao
|
19.
|
VQG Côn Đảo
|
Bà Rịa- Vũng Tàu
|
0,44
|
0,78
|
Cao
|
20.
|
VQG Xuân Sơn
|
Phú Thọ
|
0,44
|
0,78
|
Cao
|
21.
|
VQG Chư Mom Ray
|
Kon Tum
|
0,44
|
0,78
|
Cao
|
22.
|
VQG Chư Yang Sin
|
Đắk Lắc
|
0,44
|
0,78
|
Cao
|
23.
|
VQG Bidoup Núi Bà
|
Lâm Đồng
|
0,44
|
0,67
|
Cao
|
24.
|
VQG Kon Ka Kinh
|
Gia Lai
|
0,44
|
0,67
|
Cao
|
25.
|
VQG Xuân Thủy
|
Nam Định
|
0,33
|
0,78
|
Cao
|
26.
|
VQG Phước Bình
|
Ninh Thuận
|
0,22
|
0,56
|
Cao
|
27
|
VQG Bạch Mã
|
Thừa Thiên Huế
|
0,78
|
0,78
|
Rất cao
|
28
|
VQG Phú Quốc
|
Phú Quốc
|
0,78
|
0,78
|
Rất cao
|
4.Nhận xét:
·
· Trong số 28 VQG được nghiên cứu, số VQG đạt tiêu chí Độ nóng (độ rủi ro, mức độ bị tổn thương) rất cao là 65,4%, trong số đó 7 VQG đạt giá trị BVIh cao nhất (số thứ tự 1-5 và 27, 28 trong bảng trên) với BVIh từ 0,67 đến 0,78; 2 VQG đạt BVIh ít cao nhất (số thứ tự từ 25 đến 26 trong bảng trên) với BVIh từ 0,22 đến 0,33.
· Tỷ lệ Độ nóng rất cao cho thấy các vườn VQG đang oằn mình gánh chịu và chiến đấu với các sức ép nhân tác và thiên tác, trong đó sức ép nhân tác đóng vai trò chủ yếu. Bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, con người đã và đang góp phần đe dọa tài nguyên đa dạng sinh học của các vườn quốc gia.
· Xin chú ý BVIh phản ánh sức ép môi trường lên VQG, không phản ảnh kết quả của công tác Quản lí và bảo vệ của các VQG
Chú thích
(*) Dirk B, et al. Reef at risk, A Map-Based Indicator of Threats to the World's Coral Reefs. World Resources Institute (WRI), International Center for Living Aquatic Resources Management (ICLARM), World Conservation Monitoring Centre (WCMC), United Nations Environment Programme (UNEP),UNEP. 1998.