quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Các giải pháp về môi trường của dự án KĐT Cần Giờ là khả thi

Chủ Nhật, 19/07/2020 | 06:07:00 AM

GS-TS Võ Tòng Xuân cho biết sẽ tiếp tục theo dõi và phản biện nếu dự án này không thực hiện theo các giải pháp nghiên cứu khoa học đã đưa ra.

Là người từng đưa ra nhiều câu hỏi hóc búa liên quan tới đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án khu đô thị (KĐT) Cần Giờ, GS-TS - Nhà giáo nhân dân Võ Tòng Xuân đã có những chia sẻ thẳng thắn xung quanh dự án lớn vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư này.

 

Không lấy cát từ ĐBSCL như lo ngại ban đầu
 
. Phóng viên: Giáo sư là một trong những chuyên gia đầu tiên lên tiếng về những điều chưa rõ liên quan tới các giải pháp môi trường của dự án KĐT Cần Giờ. Tuy nhiên, được biết sau đó giáo sư đã thẳng thắn đính chính lại một số nhận xét trước đó của mình. Thực hư việc này như thế nào, thưa giáo sư?
 
Các[-]giải[-]pháp[-]về[-]môi[-]trường[-]của[-]dự[-]án[-]KĐT[-]Cần[-]Giờ[-]là[-]khả[-]thi
GS Võ Tòng Xuân
 
GS Võ Tòng Xuân: Đúng là có chuyện đó. Tôi ủng hộ xu hướng tiến biển để mở rộng tài nguyên như thế giới cũng đang làm nhưng nhất thiết không được để ảnh hưởng tới môi trường. Đó là lý do tôi lên tiếng ngay từ khi dự án KĐT Cần Giờ còn đang trong quá trình thực hiện báo cáo ĐTM. Đặc biệt, tôi từng rất lo lắng với thông tin dự án này sẽ lấy cát từ ĐBSCL để san lấp gần 3.000 ha lấn biển. Điều đó thực sự sẽ khiến tình trạng của ĐBSCL tệ hơn.
 
Trách nhiệm của tôi cũng như nhiều chuyên gia khác là phải cảnh báo để cơ quan nhà nước và cả chủ đầu tư suy xét thấu đáo. Khi đó, chúng tôi cũng chưa được tiếp cận các tài liệu cụ thể. Sau khi được tiếp cận các nguồn tài liệu chính thức và nghiên cứu kỹ, tôi cho rằng các giải pháp, đặc biệt về môi trường đã được đưa ra rất chi tiết, thuyết phục với nhiều nghiên cứu khoa học của các tổ chức trong và ngoài nước. Bởi thế, với trách nhiệm của người làm khoa học, tôi cần nói lại cho rõ sau khi tìm hiểu ngọn ngành thông tin chính thức. Theo quan điểm của tôi, dự báo, cảnh báo hay nói lại cho rõ là việc một người nghiên cứu khoa học phải làm, hoàn toàn bình thường.
 
. Cụ thể, dự án này có lấy cát ở ĐBSCL để san lấp như giáo sư từng lo ngại không?
 
Đến thời điểm này, theo các phương án khả thi chủ đầu tư (CĐT) đưa ra là không có chuyện đó. Nghiên cứu về phương án cân bằng đào đắp, lấy đất, cát biển hồ trong dự án và một số nguồn khác như vật liệu từ đào metro, nạo vét sông... với trữ lượng đủ để không lấy cát từ nơi khác về như báo cáo của CĐT là hợp lý, có cơ sở khoa học.
 
Việc của chúng ta là sẽ giám sát, kiểm tra việc này thật chặt chẽ. Tôi tin rằng cơ quan có thẩm quyền, với sự phối hợp của cả xã hội, sẽ có đủ phương tiện để giám sát cam kết này.
 
. Với tư cách nhà khoa học hàng đầu Việt Nam về nông nghiệp, tâm huyết với cây lúa, môi trường và người dân ĐBSCL, xin giáo sư cho biết quan điểm của mình đối với các giải pháp bảo vệ môi trường mà CĐT đã thực hiện qua báo cáo ĐTM và các nghiên cứu liên quan?

Trước hết, có thể thấy báo cáo ĐTM của dự án được CĐT thực hiện rất nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật hiện hành. Bản báo cáo ĐTM mà Bộ TN&MT phê duyệt có sự đồng thuận của hội đồng thẩm định cho thấy đây là một báo cáo ĐTM được thực hiện khoa học, đúng phương pháp.
 
Bên cạnh báo cáo ĐTM khá công phu này, như tôi biết, CĐT đã và đang chủ động thực hiện những nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường ở quy mô lớn để đảm bảo dự án phát triển bền vững, ví dụ như các báo cáo chuyên đề đánh giá tác động thủy thạch động lực (đánh giá sạt lở, xói mòn, ảnh hưởng đến vận chuyển trầm tích, đới bờ… trước và sau khi triển khai dự án), báo cáo đánh giá tác động giao thông, báo cáo về đa dạng sinh học… Với những cái tên tổ chức nghiên cứu uy tín như Deltares (Viện Quốc gia độc lập của Hà Lan - chuyên nghiên cứu về nước, địa vật lý, hệ sinh thái và chính sách liên quan áp dụng cho các châu thổ, bờ biển, hạ lưu và lưu vực sông, các khu vực tập trung đông dân cư và dễ bị tổn thương - PV) thực hiện báo cáo này thì tôi hoàn toàn yên tâm.
 
 Các[-]giải[-]pháp[-]về[-]môi[-]trường[-]của[-]dự[-]án[-]KĐT[-]Cần[-]Giờ[-]là[-]khả[-]thi
Bản đồ vị trí khu đô thị lấn biển Cần Giờ TP.HCM.
 
Và đây cũng chính là việc thực hiện điều kiện kèm theo trong phê duyệt ĐTM của Bộ TN&MT: “Tiếp tục nghiên cứu trong các giai đoạn tiếp theo tác động của việc thực hiện dự án đến Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, đến xói lở, bồi tụ và dòng chảy các khu vực xung quanh dự án và có biện pháp giảm thiểu thích đáng các tác động tiêu cực của dự án”. Điều này chính đáng vì dự án được triển khai trong giai đoạn 11 năm. Theo tôi được cập nhật thì 15 điều kiện kèm theo đó nằm trong cấu trúc của phê duyệt ĐTM mà dự án nào cũng có kèm theo một số điều kiện như thế này, không có gì bất thường, để CĐT đặc biệt lưu ý khi thực hiện dự án.
 
Giải pháp đã đúng, giờ là giám sát thực hiện
 
. Dư luận cũng rất lo ngại đến sự an nguy của rừng ngập mặn Cần Giờ khi xuất hiện một siêu dự án tại đây? Ở góc độ khoa học nông nghiệp, giáo sư có thể phân tích kỹ hơn về vấn đề này?
 
Qua sơ đồ và các tài liệu chứng minh, tôi thấy dự án không nằm ở vị trí lấp cửa sông nên không chặn nguồn cung cấp nước của rừng ngập mặn. Vị trí của dự án cách lõi khu dự trữ sinh quyển gần 20 km nên không ảnh hưởng trực tiếp.
 
Tôi thấy CĐT vẫn đang triển khai các nghiên cứu và báo cáo chi tiết về những yếu tố liên quan để có giải pháp phù hợp, đảm bảo bảo vệ tốt khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ như đánh giá chất lượng nước, nghiên cứu ngưỡng chịu ngập và chịu mặn của các loại cây đặc trưng trong rừng ngập mặn Cần Giờ… rồi. Bước đầu có thể thấy họ đang đi đúng hướng để bảo vệ rừng ngập mặn khi thực hiện dự án cũng như quá trình vận hành sau đó. Tuy nhiên, dự án còn dài nên chúng ta đều phải có trách nhiệm giám sát việc này thật chặt chẽ, không được để ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển thế giới này.

. Mở rộng không gian đô thị theo hướng hiện đại, tiến ra biển là một sự phát triển tất yếu của TP.HCM và khu vực. Giáo sư đánh giá như thế nào về tiềm năng phát triển của Cần Giờ khi dự án được triển khai?
 
Đúng thế. Như đã nói, tôi ủng hộ việc tiến biển, đặc biệt là với tiềm năng rất lớn của Cần Giờ như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nhìn nhận. Vị trí cửa sông - vịnh biển của Cần Giờ có thể giúp TP.HCM phát triển mạnh mẽ hơn hiện tại nhiều lần. Bên cạnh đó, dự án sẽ góp phần xây dựng và củng cố hệ thống hạ tầng kỹ thuật ven biển khu vực Cần Giờ đồng bộ, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại khu vực, giảm thiểu được ảnh hưởng đến khu vực đất liền hiện trạng, đảm bảo tầm nhìn dài hạn.
 
Quan trọng là thực hiện ra sao, có nghiêm túc hay không. Tôi hy vọng với CĐT lớn, có uy tín và năng lực thực thi tốt, dự án sẽ được làm đúng như cam kết. Tôi sẽ tiếp tục theo dõi và phản biện nếu dự án này không thực hiện theo các giải pháp nghiên cứu khoa học đã đưa ra.
 

(Huỳnh Hoa/PL TPHCM)

Lượt xem: 1644

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE