quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Các dấu hiệu dùng cho đánh giá nhanh môi trường

Thứ Tư, 26/08/2009 | 05:28:00 PM

Khảo sát thực địa là việc không thể thiếu cho nhiều mục đích môi trường như lập các báo cáo Hiện trạng môi trường, báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), báo cáo Đánh giá Môi trường chiến lược (ĐMC), báo cáo Phản biện xã hội, công tác thanh kiểm tra về môi trường,…Phát hiện và quan sát các dấu hiệu đặc trưng của môi trường giúp cho nhà nghiên cứu phát hiện nhanh vấn đề, góp phần tạo ra những cảm nhận khoa học mà các báo cáo không đề cập. Bảng sau đây tổng hợp một số dấu hiệu đặc trưng về môi trường giúp cho việc đánh giá nhanh

 
Nguyễn Đình Hòe – Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
 
 
 
Tổng hợp các dấu hiệu đặc trưng về Môi trường dùng cho đánh giá nhanh tại thực địa
Các dấu hiệu
Giải thích dấu hiệu
1. Thạch lâm (rừng đá): tập hợp các đá tảng lộ đầu giống như một khu rừng đá,lộ bauxit hay mũ sắt (tập hợp oxit,hydrroxit Fe) trên hay sát mặt đất.
Trong vùng mưa nhiều đây là dấu hiệu xói mòn đất dữ dội; Trong vùng khí hậu khô hạn có thể gặp đá lộ đầu nhưng không có bauxit và mũ sắt.
2. Rễ cây nhô lên khỏi mặt đất, cây đứng trên bộ rễ lộ thiên.
Xói mòn mạnh do nước, do gió hay do sóng
3. Các rãnh sâu tự nhiên trên sườn dốc hướng từ đỉnh xuống chân đồi.
Xói mòn rãnh – tình trạng xói mòn đất đáng ngại nhất và khó hồi phục nhất do nước mưa chảy mạnh trên bề mặt ở các địa hình dốc trơ trụi.
4. Suối mới mưa đã đầy, mới nắng đã cạn
Rừng đầu nguồn bị tàn phá nặng nề
5. Các bãi lầy thụt trên địa hình cao (đồi, núi)
Có lớp đất đá kém thấm (ví dụ đá sét) nằm sát mặt đất.
6. Đát feralit vàng-đỏ nhưng không có tập đoàn cây sim mua, hoặc trinh nữ thân cỏ (cây xấu hổ bản địa)
Đất phong hoá từ đá vôi, không chua (pH > 5,50) nên không phát triển hệ thực vật ưa đất chua. Tập đoàn cây trinh nữ thân cỏ (cây xấu hổ) đặc trưng cho đất có pH khoảng 5,0.
7. Quần xã thực vật ưa ẩm phát triển: cây lá dong, bưởi, hồng, chuối, ráy, môn, cúc dại.v.v…
Nước ngầm chất lượng tốt nằm sát mặt đất. Nếu có tập đoàn cây dừa thì nước ngầm có thể bị nhiễm mặn.
8. Cây lúa đang lên đòng bị cháy lá:xuất hiện các vệt khô cháy màu nâu – vàng ở mép lá, ngọn lá, lá yếu hay bị gãy.
Đất ruộng thiếu kali, cây đói kali làm giảm khả năng tạo diệp lục.
9. Lá chuối bị cháy: các vết cháy khô màu nâu-vàng ở mép lá, ngọn lá, nhất là các lá bánh tẻ.
Đất bị nhiễm phèn. Môi trường đất chua làm cho cây không hấp thụ được Mg. Dân cư vùng nước nhiễm phèn có nguy cơ bị ung thư đường tiêu hóa cao hơn các vùng khác
10. Lá cải bắp, su hào có các đốm màu trắng trên khắp mặt lá, tập trung ở ngọn lá.
Đất trồng trọt thiếu Bo
11. Tập đoàn cây cói (miền Bắc) hoặc cây dừa nước (miền Nam)
Nước có độ mặn khoảng 1% đến 2% (là độ mặn thích hợp của 2 loài cây này).
12. Tập đoàn cây cáng lò
Nước ngầm chất lượng tốt nằm sát mặt đất.
13. Chiều cao của bộ rễ các cây ngập mặn (sú, vẹt, bần, đước....)
Đó chính là mức cao trung bình nhiều năm của thuỷ triều.
14. Cây ngập mặn (sú, vẹt, mắm....) mọc sát chân đảo đá
Biến lấn, vùng đất đang sụt chìm.
15. Cát biển hiện đại phủ bên trên các di tích rừng ngập mặn đã bị chết
Biến lấn, vùng đất đang sụt chìm.
16. Hang đá vôi ngầm dưới mặt nước (sông, biển)
Vùng đất đang sụt chìm
17. Hàu, hà bám dày trên thân cây của rừng ngập mặn mới trồng
Môi trường nước sạch, không sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật chống hàu hà....
18. Bãi biển xa cửa sông bị phủ bùn phù sa, nước biển đục, có bèo tây (lục bình).
Có dòng biển mạnh dọc bờ
19. Chợ cá ven biển: đa dạng loài thuỷ sản, nhưng kích thước nhỏ hơn mức bình thường.
Môi trường ven biển còn sạch, đánh bắt quá mức.
20. Chợ cá ven biển, kích thước các loài thuỷ sản nhỏ, số lượng loài ít.
Môi trường biển bị ô nhiễm, đáng bắt quá mức.
21. Bùng phát sứa, đặc biệt sứa đỏ
Môi trường biển bị thay đổi đột ngột, không phù hợp với hoạt động tắm biển.
22. Thuỷ triều đỏ
Nước biển ô nhiễm N, P, bùng phát tảo độc, chủ yếu do nước thải không xử lý của vùng nuôi trồng thủy sản phía thượng nguồn của dòng biển ven bờ
22. Hình dạng cua, ghẹ, ngao, hầu...không bình thường.
Môi trường biển bị ô nhiễm, thuỷ sản có khả năng gây độc.
23. Cây bị nghiêng về một phía (rừng say)
Trượt đất (trên sườn dốc), gió tố thịnh hành theo một hướng (nền đất bằng).
25. Đá ong,bauxit,mũ sắt (tích tụ oxit,hydrroxit Fe)
Nước ngầm tầng nông bị ô nhiễm các kim loại như Fe, Al, do có độ pH thấp
27. Các rừng trồng (thông, phi lao, bạch đàn...) bị dọn sạch lá rụng cành gẫy.
Thiếu hụt chất đốt nặng nề, có khả năng bệnh đường ruột trong cộng đồng cao do uống nước lã.
28. Ao, chuôm nước trong leo lẻo, không có cá, nghèo hay không có động vật thuỷ sinh
Thuỷ vực  bị axit hoá nặng (pH < 4,5) hoặc bị ô nhiễm kim loại nặng trầm trọng.
29. Thuỷ vực nhiều lươn
Thuỷ vực bẩn vừa, nhiều bùn bã hữu cơ
30. Hồ ao có nhiều loài cá, nhất là cá tầng giữa và tầng mặt, nhiều loài côn trùng sống dưới nước.
Thuỷ vực sạch
31. Cột nhà sàn nhỏ, cong queo
Rừng quanh bản/buôn/ plây suy thoái nặng, chất lượng kém, chủ yếu là rừng thứ sinh hay sa van.
33. Nhiều khách du lịch nước ngoài xuất hiện trong cộng đồng.
Cộng đồng mở, an ninh tốt, giàu bản sắc văn hoá.
34. Giờ làm việc có nhiều người lớn (thanh niên, trung niên) la cà ở các quán nước, quán cóc
Tỷ lệ thất nghiệp cao, có vấn đề về trật tự an toàn xã hội; nghèo đói, kinh tế chậm phát triển.
35. Có công trình tôn giáo lâu năm (đình, đền, chùa, nhà thờ).
Cộng đồng có truyền thống văn hoá lâu đời, ổn định, gắn kết cao, ít tệ nạn xã hội
36. Nhiều cây gạo giữa cánh đồng, rìa làng.
Làng nông nghiệp truyền thống nhiều đời, tín ngưỡng dân gian phong phú (cây gạo được coi là lịch nông nghiệp, là nơi trú ẩn của linh hồn lang thang), quan hệ dòng tộc được coi trọng.
37. Phụ nữ trắng trẻo, trẻ con bụ bẫm
Ít đói nghèo, vệ sinh môi trường tốt, nước sinh hoạt sạch và phong phú, không khí trong lành.
38. Họp thôn, xóm chủ yếu là đàn ông. Các tiệm ăn buổi chiều tối chủ yếu là đàn ông. Lớp tập huấn cộng đồng chủ yếu là học viên nam.
Biểu hiện của xã hội gia trưởng, bất bình đẳng giới, có thể có vấn đề bạo lực trong gia đình.
39. Bãi rác ven đường
Dấu hiệu sắp đến khu dân cư tập trung kém về cơ sở hạ tầng vệ sinh môi trường
40. Đô thị có nhiều siêu thị lớn (Supermarket)
Đô thị năng động và phát triển mạnh về kinh tế – xã hội. Bình quân thu nhập trên đầu người cao. Cộng đồng mở, nhiều yếu tố quốc tế.
41. Ngấn rêu trên tường nhà, rác rều trên cành cây, đường cơ giới và nhà ở có nền rất cao.
Khu dân cư thường bị ngập lụt
42. Ao hay ruộng có cá diếc, con xin cơm, niềng niễng,…(có thể kiểm tra ở chợ quê)
 
Môi trường nước sạch
 
43. Hồ, ao có váng tảo màu xanh-vàng-đỏ, mùi thối
 
Phú dưỡng do N,P: thủy vực nhận nhiều nước thải giàu chất hữu cơ
 
44. Nước ruộng lúa có váng màu vàng, đỏ
 
Váng sắt kết tủa do nước giàu sắt rửa trôi từ sườn đồi xuống ruộng
 
45. Cây cháy vàng lá phân bố thành đám hay dải
 
Mưa axit cục bộ, hoặc chịu ảnh hưởng do khói lò gạch
 
46. Đường viền đen ở lợi quanh chân răng
 
Người có khả năng bị nhiễm độc chì
 
47. Đường viền đen (sẫm màu hơn đường chì) ở bờ lợi kết hợp vàng da, viêm lợi, tiết nhiều nước bọt
 
Người có khả năng bị nhiễm độc thủy ngân
 
48.Quầng nâu ở mí mắt, nếu kèm theo viêm kết mạc có bọng, lác cấp tính, nháy mắt liên tục
 
Người có khả năng bị giun hay sán ký sinh ở mắt
 
49. Sương mù như khói, nếu hít phải thấy rát trong phổi, đau đầu, cảm giác rát mắt,…
 
Sương khói quang hóa chứa axit, số lượng người cao tuổi và trẻ em sẽ nhập viện hay sẽ tử vong tăng vọt
 
50. Xen kẽ các đợt sốt cao và sốt nhẹ hay không sốt- mỗi đợt 10-20 ngày, lách sưng như bị sốt rét
 
Người có khả năng sị bệnh sốt làn sóng do trực khuẩn Brucella từ gia súc bị bệnh
 
51. Nhà cửa trong khu dân cư kín cổng cao tường, bờ rào chắc chắn/ người đi ra khỏi nhà lủng lẳng chùm chìa khóa với rất nhiều chìa.
 
Tính cộng đồng kém, tranh chấp đất đai/trật tự an toàn xã hội kém
 
53. Dòng suối chảy thẳng, vách núi đổ lở kéo dài và dốc trên 60 độ, sông suối nhánh đâm thẳng góc hoặc tạo góc >90 độ vào dòng chính
Hoạt động đứt gãy địa chất hiện đại
54. Các dòng suối tỏa ra từ một trung tâm nổi cao hay ngược lại đổ dồn vào một thủy vực
Hoạt động nâng trồi cục bộ hay sụt hạ cục bộ hiện đại
55. Tập hợp khe nứt trên mặt đất cắt qua không phân biệt đối tượng vật cản/ Khe nứt có hai phía trượt lệch nhau hay chờm lên nhau
Nứt đất ngầm do sự trượt êm không động đất của các đứt gãy địa chất dưới sâu
56. Dòng suối xuất hiện đột ngột, biến đi đột ngột, các hố sụt tự nhiên trên mặt địa hình có  thể chứa nước hay không, đường đi bỗng thay đổi (tăng/giảm) độ cao đột ngột
Sụt trần hang động karst ngầm hoặc lún sụt đất trên hầm lò khai thác mỏ bị bỏ hoang
57. Đất bỗng nứt ra phun khói bụi, nhiều nguồn nước phun giàu khí CO2, nước ngầm nóng đột ngột trào lên, hồ nước vùng cao nguyên basalt không có sông suối chảy vào nhưng không bao giờ cạn, nước hồ bị giảm độ pH đột ngột.
Biểu hiện hoạt động tàn dư của núi lửa.
58. Xoáy cát trên bãi biển ngập nước hút mọi vật mất tăm.
Sụt vỡ trần hang động karst ngầm dưới bãi biển.
59. Chim yến tăng số lượng (Nam Trung Bộ).
Mất mùa xoài và một số loài cây ăn trái khác do côn trùng  thụ phấn bị chim yến ăn bớt
60. Phát triển tập đoàn cây lá giang (nhân dân Nam Trung Bộ dùng lá giang để nấu canh chua, lẩu), hay thấy món ăn nấu lá giang ở các quán ăn nhỏ, nhiều lá giang tươi bán ở chợ quê.
Đất rừng thứ sinh hay rừng nghèo vùng đồi chưa bị xói mòn mạnh, còn giữ được tầng đất mùn trên mặt
61. Xuất hiện diện tích trảng cỏ lá nhọn, cây bụi, cây gai, đá lộ đầu trong vùng xưa nay vẫn nhiều mưa
Dấu hiệu của việc chuyển sang khô hạn có thể do biến dổi khí hâu
 
Chú ý: Nhà nghiên cứu cần xác minh thông điệp do dấu hiệu mang lại dựa vào các nguồn thông tin bổ sung. Các dấu hiệu đặc trưng trên đây chỉ giúp phát hiện vấn đề. Cần thống kê thêm các dấu hiệu đặc trưng khác của địa phương để tăng kinh nghiệm đánh giá nhanh./.
 

Lượt xem: 1565

Các tin khác

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE