quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
TRI ÂN TIỀN BỐI VACNE

Các biện pháp bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Thứ Hai, 27/03/2023 | 05:23:00 PM

(VACNE) - GS.TSKH. Phạm Văn Ninh, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ VACNE đã có rất nhiều đóng góp cho hoạt động Hội. Giáo sư liên tục là Thư ký các chương trình điều tra tổng hợp biển, cùng các cộng sự đã công bố rất nhiều các công trình NCKH không phải chỉ về tài nguyên và môi trường biển, mà còn cả về môi trường nói chung. Web Hội xin trích đăng tóm tắt 1 bài trong số đó như lời tri ân Giáo sư.

A group of people posing for a photoDescription automatically generated

GS.TSKH. Phạm Văn Ninh (đứng thứ 5 từ bên phải) tại Đại hội thành lập Chi hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Biển)

I. Mở đầu

Vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ (viết tắt là VKTBB) bao gồm các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh là bộ phận lãnh thổ nằm giữa châu thổ sông Hồng và sườn núi Đông Bắc. Tổng diện tích 10.900km2, số dân là 7,4 triệu người (năm 1994) trong đó dân vùng đô thị là 2.170 triệu người chiếm 29,3% số dân trong vùng, tập trung chủ yếu ở 1 đô thị loại 1 (Hà Nội), 1 đô thị loại 2 (Hải Phòng), 1 đô thị loại 3 (Hạ Long), 2 đô thị 4 (Hải Dương, Hưng Yên), trong bảng phân loại đô thị Việt Nam

VKTBB đã chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1996 - 2010 với mục tiêu "xây dựng VKTBB trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển nhanh, có tốc độ phát triển kinh tế cao hơn so với các vùng khác trong nước, phấn đấu đưa ra tỷ trọng gdp của VKTBB đạt 18 - 19% só với GDP cả nước vào năm 2010". Theo quy hoạch này, đến năm 2000 dân số toàn VKTBB sẽ là 8,5 triệu người: trong đó dân đô thị là 3,25 triệu người và đến năm 2010 số dân sẽ là 10,8 triệu người trong đó dân đô thị sẽ là 6,08 triệu người (chiếm 56%).

Với sự tăng nhanh dân số đô thị và các khu công nghiệp tập trung ở VKTBB sẽ làm cho mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, nếu không có biện pháp kịp thời, đúng đắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các chất gây ô nhiễm. Đối tượng nghiên cứu trong bài này là ô nhiễm do chất thải lỏng và rắn từ các khu dân cư, công nghiệp tập trung.

II. Hiện trạng, xu thế chất thải rắn và biện pháp kiểm soát chất thải rắn

… Đề xuất các biện pháp kiểm soát việc thu gom, xử lý chất thải rán nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.

a. Hạn chế nguồn phát sinh rác thải

b. Rác thải phải được phân loại

c. Thu gom triệt để lượng rác thải nhằm mục tiêu hạn chế ô nhiễm môi trường

d. Có biện pháp sử lý phù hợp với từng loại chất thải

e. Bãi chứa rác hợp vệ sinh

f. Khống chế được chất thải rắn nhằm đảm bảo thu hết lưọng rác thải phát sinh

g. Ban hành các quy chế, quy định, quy tắc vệ sinh đô thị nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của nhà nước và nhân dân trong việc thu gom và xủ lý rác.

h. Xây dựng nguồn tài chính ổn định

- Ngân sách nhà nước chủ yếu là vì đây là ngành sản xuất ít mang lại lợi nhuận

- Phí vệ sinh

- Bán sản phẩm từ chế biến phân rác: như bán nguyuên liệu có thể tái chế được, bán phân bón compost để trồng trọt.

- Tiền phạt của các cá nhân và tổ chức vi phạm quy định thu gom và xử lý rác

- Sự ủng hộ, tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

III. Hiện trạng xu thế chất thải lỏng và phương án kiểm soát chất thải lỏng

1. Tình trạng chất thải lỏng ở VKTBB hiện nay

2. Dự báo xu thế chất thải lỏng ở VKTBB

a. Nguồn rác thải sinh hoạt

b. Nguồn nước thải công nghiệp

c. Nguồn thải từ các hoạt động giao thông đường thuỷ

d. Nguồn nước thải từ các hoạt động nông nghiệp

e. Nguồn thải từ nơi khác đến

3. Đánh giá khả năng chịu tải của các thuỷ vực chính ở VKTBB

4. Nhận định chung

Nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp từ khu vực thành phố, thị xã có số dân lớn, các nhà máy, khu công nghiệp tập trung như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương đã làm cho nước mặt trong khu vực và vùng lân cận bị ô nhiễm nặng, nhất là các sông hồ trong khu vực nội thành (tại đây các thông số môi trường có giá trị hàm lượng cao tương đương với giới hạn cho phép của nước thải a hoặc hơn). thậm chí, một số ao hồ, sông mương đã trở thành nơi chứa nước thải với hàm lượng một số chất cao hơn giới hạn cho phép của nước thải loại C (nước thải phải đổ vào nơi được quy định).

Nước trong các sông chính đóng vai trò cấp nuớc cho toàn vùng như: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kinh Thầy đã bị ô nhiễm về: dầu, NH3, vi sinh, ở vùng cuối thuỷ vực sông Thái Bình và sông Kinh Thầy hàm lượng NO2 cũng đã cao hơn giới hạn cho phép của mặt nước dùng cho các cơ sở cấp nước trước khi xử lý (nước mặt loại A- TCVN 5942-1995).

Nước biển ven bờ trong vùng đã bị ô nhiễm về: độ đục, hàm lượng dầu, NH3, kim loại (Cu, Fe, Zn).

Đối với một số kim loại như: Mn, Fe, chất dinh dưỡng NH3, NO2, hàm lượng của chúng trong nước hiện đã xấp xỉ hoặc vượt quá dưới hạn cho phép của tiêu chuẩn việt nam (TCVN, 5942-1995) đối với nước mặt loại A-nước mặt dùng cho các cơ sở cấp nước trước khi xử lý. Vì vậy việc đổ thêm một số lượng nhỏ chất thải cũng đủ làm cho nước bị ô nhiễm nặng hơn. nên hạ thấp giá trị giới hạn cho phép đối với nước thải có chứa các thông số này. Với một số sông vừa đóng vai trò cấp nước: như sông Nhuệở Hà Nội sông Sặtở Hải Dương, sông Lạch Trayở Hải Phòng, nên hạ thấp giới hạn cả về hàm lượng các chất hữu cơ, Fe, Mn, dầu và coliform.

Khả năng chịu tải của sông và tổng lượng thải tối đa của nguồn nước thải có chứa các kim loại (trừ Mn) có giá trị rất lớn, nhưng trong thực tế đổ thải cần lưu ý đến khả năng tải ô nhiễm của sông ra biển.

Lượt xem: 724

Các tin khác

Hậu duệ Cây Di sản nghìn tuổi miền Đông Nam Bộ được trồng trên đất tổ Hùng Vương

(27/03/2024 09:47:PM)

Cây Bàng bên ngôi đình thờ danh tướng thời nhà Mạc được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(19/03/2024 05:31:PM)

Phát động Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

(15/03/2024 06:18:PM)

Cây Gạo cổ thụ của làng rèn ven sông Hồng được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(10/03/2024 05:44:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 2/2024

(09/03/2024 03:12:AM)

Kế hoạch hoạt động chính các tháng 3&4 năm 2024 của Hội

(29/02/2024 05:14:PM)

Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(27/02/2024 10:18:PM)

Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản

(22/02/2024 11:54:PM)

Đã cơ bản thống nhất việc biên soạn cuốn sách về tài nguyên thiên nhiên đóng góp cho phát triển xanh bền vững

(22/02/2024 11:40:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE