quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Bò Tót về làng

Thứ Hai, 18/08/2014 | 10:31:00 AM

Năm 2009, xuất hiện một số cá thể bò tót đực xuống sống gần khu vực dân cư và sống cùng với bò nhà của người dân tại xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, thuộc vùng đệm VQG Phước Bình.

 


Khu vực vùng đệm VQG Phước Bình có 4 dân tộc chính sinh sống, trong đó dân tộc Rắc Lây chiếm đa số tổng dân số trong khu vực vùng đệm. Các dân tộc đã có quá trình cộng cư lâu đời giao lưu cả về kinh tế, văn hoá và hôn nhân..., nhưng vẫn bảo tồn những nét đặc trưng riêng về văn hoá.

 


 

Vào tháng 5 năm 2009, tại thôn Bậc Rây II xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, thuộc vùng đệm VQG Phước Bình xuất hiện 1 cá thể bò Tót đực bị tách đàn đã xuống sống gần khu vực dân cư và sống cùng với bò nhà của người dân địa phương. Thời điểm này, bò Tót rất hung dữ, không thể quan sát ở những khoảng cách gần. Sự xuất hiện của Bò Tót gần khu dân cư cũng gây ra nhiều sự xung đột và nguy cơ giữa người dân và Bò Tót như: Bò Tót phá hoa màu của người dân địa phương, húc chết bò nhà và báng bị thương người dân, nguy cơ Bò Tót bị người dân xua đuổi, tấn công và giết chết là rất cao.


 

Trước tình hình xung đột giữa người dân và bò Tót ngày càng tăng, VQG Phước Bình đã triển khai các biện pháp để giảm thiểu các thiệt hại cho người dân do bò Tót gây ra. Tuyên truyền cho người dân biết về tập tính, tầm quan trọngcủa cá thể bò Tót trong công tác bảo tồn, các hoạt động của con người ảnh hưởng tới sinh cảnh sống của Bò Tót. Khuyến cáo người dân không chọc phá, xua đuổi, tấn công bò Tót. Phải giữ khoảng cách an toàn với bò Tót khi bắt gặp trên nương rẫy, ít nhất 50m. Thành lập tổ theo dõi bò Tót(trong đó, người dân địa phương là nòng cốt) để cập nhật thường xuyên các thông tin về cá thể bò Tót để có những biện pháp kịp thời bảo vệ tốt cá thể bò Tót này. Ngoài ra, những hộ gia đình bị thiệt hại do bò Tót gây ra, Vườn đẫ cử cán bộ đến động viên, thăm hỏi kịp thời để giảm bớt những bức xúc của người dân.


 

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và có những hành động hỗ trợ, động viên kịp thời những gia đình bị thiệt hại do bò Tót gây ra nên những bức xúc của người dân địa phương ngày một giảm dần. Bò Tót ngày một thân thiện hơn, không còn hung hăng như lúc mới về mà đã sống chung với bò nhà . Kể từ năm 2009, hàng năm cứ vào mùa mưa khoảng tháng 5 đến tháng 6, bò Tót lại về sống chung với bò nhà đến giữa mùa khô, khoảng tháng 1 đến tháng 2, bò Tót lại về rừng.

Thiên Kim (Moitruong.com.vn)

Lượt xem: 3231

Các tin khác

Sắp vận hành thí điểm thị trường carbon tại Việt Nam

(28/01/2025 10:00:AM)

Bảo mẫu của voi

(27/01/2025 10:24:AM)

Cao Bằng: Tập trung phát triển du lịch – dịch vụ bền vững

(23/01/2025 09:03:AM)

25% các loài động vật nước ngọt đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

(20/01/2025 09:23:AM)

Ngắm chim, thú hoang dã trong khu bảo tồn rừng Mã Đà ở Đồng Nai

(19/01/2025 03:46:PM)

Bình Thuận: Mặt trận huyện Phú Quý vận động nhân dân, du khách tham gia bảo vệ môi trường biển

(17/01/2025 09:32:AM)

Đắk Lắk: Buôn Ma Thuột - Kết nối và phát triển không gian xanh

(10/01/2025 08:35:AM)

Quảng Nam tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học và động vật hoang dã

(10/01/2025 08:30:AM)

Triển vọng rừng nhiệt đới 2025: Những câu chuyện đáng chú ý khi năm mới bắt đầu

(09/01/2025 09:25:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE