quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Bộ Tài nguyên & Môi trường đồng thuận với VACNE về quan điểm An ninh môi trường

Thứ Ba, 05/07/2011 | 04:03:00 PM

Thể hiện rõ nhất là loạt bài có tựa đề “An ninh môi trường, đã đến lúc cần quan tâm sâu sắc được đăng tải liên tiếp trên Báo Tài nguyên và Môi trường điện tử - cơ quan ngôn luận của Bộ TN&MT trong thời gian vừa qua.




Theo giới thiệu của tờ báo này: cuốn “Đảm bảo an ninh môi trường cho phát triển bền vững” do PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng Ban phản biện xã hội và TS Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) biên soạn có tầm ảnh hưởng lớn,  nhưng chưa được nhìn nhận một cách sâu sắc và chưa được phổ cập tại nước ta. Vì thế, từ tháng 1 đến tháng 2/2011, tờ báo này đã liên tục đăng tải 11 bài về chủ đề nêu trên, lần lượt giới thiệu các vấn đề đã được trình bày trong cuốn “Đảm bảo an ninh môi trường cho phát triển bền vững”.

Chúng tôi xin trân trọng đăng tải lại những bài báo này, nhằm phổ biến rộng rãi thông tin, cùng  những quan điểm này, đến đông đảo bạn đọc.



 
 
Bài 1: Khái niệm về an ninh môi trường
           
          Theo quan niệm truyền thống, an ninh quốc gia thường gắn liền với chủ quyền dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ chống lại xâm lược quân sự từ các quốc gia khác. Gần đây, khái niệm này được mở rộng sang những lĩnh vực “nguy cơ mới” như cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, vi phạm quyền con người, sự lan tràn của các căn bệnh truyền nhiễm, nguy cơ xuống cấp môi trường do nhiễm độc, phá huỷ tầng ozon, hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước, đất đai xuống cấp, mất đa dạng sinh học.
           Các nghiên cứu chính thức về an ninh môi trường (ANMT) xuất hiện đầu tiên vào những năm 1950. Năm 1977, Cục Tình báo Liên bang Mỹ thiết lập Trung tâm Môi trường đầu tiên trên thế giới để đánh giá mối liên hệ giữa môi trường và an ninh. Văn bản bổ sung I cho Hiệp định Giơnevơ 1947 về Bảo vệ các Nạn nhân Chiến tranh vũ trang Quốc tế (1977) là một trong hai Hiệp ước đầu tiên có ý nghĩa đáng kể về môi trường, được đề xuất nhờ mối quan tâm của quốc tế tới sự xuống cấp môi trường nghiêm trọng sau chiến tranh ở Việt Nam. Trong Hiệp định 1977 về Ngăn chặn việc sử dụng các Kỹ thuật làm Thay đổi môi trường vì mục tiêu quân sự hay vì bất cứ mục tiêu thù định nào khác (Hiệp định ENMOD), Hiệp ước hậu chiến tranh Việt Nam thứ 2 xác định được những khái niệm chặt chẽ hơn cho việc ngăn chặn nguy cơ “tàn phá lâu dài, rộng rãi và nghiêm trọng môi trường tự nhiên”.
            Những năm đầu thập kỷ 1980, ủy ban An ninh và Giải trừ quân bị Liên hợp quốc đã phân biệt khái niệm an ninh tập thể và an ninh chung.Theo đó, an ninh tập thể ám chỉ những vấn đề quân sự nội bộ một nước, an ninh chung phản sánh một loạt nguy cơ phi quân sự như chuyển đổi kinh tế, cạn kiệt nguồn tài nguyên, gia tăng dân số, xuống cấp môi trường.
           Thảm họa hạt nhân ở Chernobyl đối với con người và hệ sinh thái làm cho nhiều người đặt vấn đề sức khỏe vào khuôn khổ an ninh. Tống thổng Gorbachew đã đề nghị đưa an toàn sinh thái lên ưu tiên hàng đầu. Phạm vi ảnh hưởng của an ninh được hiểu ở các cấp độ quốc gia, khu vực, toàn cầu hoặc cộng đồng.
           Từ năm 1990 tới nay, tranh luận về ANMT vượt ra khỏi phạm trù lý thuyết, gắn liền vào thực tiễn. Cựu ngoại trưởng Mỹ Warren Chiristopher cho rằng “các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên thường có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ ổn định kinh tế và chính trị của một quốc gia”. Còn Cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Na Uy Johan Holst khảng định “môi trường xuống cấp có thể coi là một phần của xung đột vũ trang vì nó làm các xung đột thêm nghiêm trọng hơn hoặc mở rộng quy mô của các cuộc xung đột đó”.
         Năm 1992, Hội đồng Bảo an LHQ nhận định “Sự khan hiếm các tài nguyên thiên nhiên, suy thoái và ô nhiễm môi trường và những hiểm họa (môi trường) có thể gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính trị, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung đột và chiến tranh”.
           Dự án Thiên niên kỷ của Hội đồng châu Mỹ của LHQ xác định “ANMT là việc đảm bảo an toàn trước các môi nguy hiểm môi trường sinh ra do sự yếu kém trong quản lý hoặc thiết kế và có nguyên nhuân trong nước hay xuyên quốc gia”.
        Điều này cho thấy môi trường xuống cấp cần phải được coi là cội nguồn của an ninh quốc gia.
 
 
Tháng 2 năm 1998, tập sách mỏng 86 trang “Bàn về An ninh sinh thái” do Cục Môi trường và Bộ quốc phòng phối hợp xuất bản, đăng 10 bài báo về các lĩnh vực an ninh sinh thái được lựa chọn từ nhiều nguồn trên thế giới là tiếng chuông cảnh báo đầu tiên của Việt Nam đối với vấn đề ANMT. Một số vấn đề về ANMT được đề cập trong cuốn sách “Dân số, Định cư và Môi trường” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001); đặc biệt trong tài liệu tập huấn của Bộ Công an “ An ninh môi trường “ (2003) đã đề cập đến tác động của biến đổi khí hậu, của toàn cầu hóa đến an ninh môi trường, thậm chí đến an ninh quốc gia …

           Nguyên Bình (Trích lược)

Bài 2 : An ninh môi trường trong quản lý Nhà nước về môi trường



Lượt xem: 1779

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE