quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Bìm bôi hoa vàng có thể làm chết dần các cánh rừng Việt Nam

Thứ Bảy, 18/08/2018 | 09:16:00 AM

Do tán lá rộng và dày đặc, bìm bôi hoa vàng lấy hết ánh sáng của các loài thực vật bên dưới khiến chúng bị chết.

 Bìm bôi hoa vàng có thể làm chết dần các cánh rừng Việt Nam
 

Tỉnh Quảng Bình mới đây phê duyệt kế hoạch thử nghiệm diệt trừ bìm bôi hoa vàng do xâm hại đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Bìm bôi có nhiều phụ loài phân biệt rõ nhất ở màu hoa trắng, tím và vàng. Trong đó bìm bôi hoa vàng tên khoa học Merremia boisiana, là loài ngoại lai nguy hại. Là cây dây leo, đường kính thân của nó tới 8-10 cm, cao nhất có thể 20 cm.

M.boisiana có nguồn gốc ở vùng khí hậu nhiệt đới đảo Hải Nam và khu tự trị dân tộc Choang (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Hiện chưa có tài liệu khẳng định thời gian cây bìm bôi xuất hiện tại Việt Nam, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng khoảng vài chục năm trước, phân bố từ Lạng Sơn đến Đà Nẵng. 

Cây xâm nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường như hạt giống trôi theo dòng nước, qua loài chim di cư hoặc có người thấy hoa đẹp mang về trồng.

Trước những năm 90 của thế kỷ trước, bìm bôi chưa gây hại nghiêm trọng nên rất ít nghiên cứu về chúng. Thậm chí do chưa nhận thức đúng về mức độ nguy hiểm nên nhiều người đã trồng trên các sườn núi dọc tuyến đường Hồ Chí Minh - Trường Sơn để phòng chống sạt lở đất.

Những năm gần đây, bìm bôi xâm lấn và gây hại tới sự phát triển của rừng. Điển hình như ở Đà Nẵng, loài này đã tấn công rừng đặc dụng Nam Hải Vân, sang cả khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa với tốc độ rất nhanh. Từ khe suối, bìa rừng, bìm bôi che phủ các cánh rừng thông, keo lá tràm...

Tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, điều tra của ông Võ Văn Trí và cộng sự (Ban quản lý vườn, 2012) cho thấy, bìm bôi hoa vàng phân bố ở độ cao dưới 300 m, trên diện tích lớn, khả năng thích nghi được với nhiều sinh cảnh khác nhau như sông suối, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

Bìm bôi còn có mặt ở Quảng Nam, Vườn quốc gia Bạch Mã, Nam Đông (Thừa Thiên Huế)... Tại miền Bắc, cây được tìm thấy tại Sa Pa (Lào Cai), Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Theo tiến sĩ Đặng Thị Phương Lan, Viện Nông nghiệp Môi trường, tốc độ sinh trưởng của bìm bôi hoa vàng không chỉ làm giảm đa dạng sinh học mà còn làm chết dần các cánh rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và khu bảo tồn. Loài cây này dần trở thành bài toán khó trong việc quản lý, phát triển bảo vệ rừng tại nhiều địa phương.

Với tốc độ sinh trưởng nhanh cùng với khả năng tái sinh tốt, nhiều nơi bìm bôi hoa vàng tạo thành lớp phủ dày, cạnh tranh hết dinh dưỡng của loài khác.

Bìm bôi thường lây lan khi tán rừng bị phá vỡ do làm đường, xây dựng công trình... để lộ ra diện tích đất trống. Chúng leo nhanh, phủ kín và "cướp" ánh sáng của cây thân gỗ, thân thảo, khiến những thực vật dưới tán chúng bị chết do không có ánh sáng. Lớp thực vật chết tạo nên lớp lá khô rất dễ gây cháy rừng. 

Phạm Hương - Phương Lan/VnE

Lượt xem: 1296

Các tin khác

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE