quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Bảo vệ môi trường và đạo Phật ở Việt Nam: Bài 8. Thơ Haiku – loại Thiền thi Nhật Bản - một kiểu thông điệp môi trường

Thứ Bảy, 07/04/2012 | 09:29:00 AM

Hai ku Nhật Bản là một loại Thiền thi (thơ Thiền), nghệ thuật của một xã hội Thiền Nhật Bản (Zen) tinh tế tuyệt vời, tổ hợp giữa Phật giáo, Lão giáo và Thần đạo (Shinto), giữa cụ thể và trừu tượng, giữa ẩn dụ và phân tích, giữa thiên nhiên vũ trụ và nội tâm con người. Haiku có thể được sử dụng như một kiểu thông điệp truyền thông môi trường thích hợp với cộng dồng tăng ni Phật tử vốn ưa tĩnh lặng và kiệm lời..

 
Nguyễn Đình Hòe, VACNE

Vườn Thiền (zenpark) ở chùa Sanden, Nhật Bản
 
1.    Vài nét về haiku Nhật Bản
Thể thơ haiku (bài cú) ra đời bởi Matsuo Basho, Yosa Buson, Kobayashi Issa từ thế kỉ 17 và phát triển mạnh vào thời Edo (1600 – 1868) (2), mang đậm nét Thiền thi (thơ Thiền) nhưng là một kiểu Thiền thi Nhật Bản rất đặc biệt. Hai ku là một kiểu Kệ rất ngắn gọn, lại đậm tính biểu tượng của Thiền phái trí thức (Thiền Tào Động). Thiền sư Matsuo Basho là người khai sinh ra haiku. Sau đó Masaoka Shiki (1890) đã hoàn thiện haiku dưới diện mạo và tên gọi như ngày nay. Đây có lẽ là thể thơ ngắn nhất thế giới bởi mỗi bài haiku, thường chỉ vỏn vẹn 17 âm tiết trong 3 câu 5+7+5 (17 âm tiết tiếng Nhật có khi chỉ gồm vài ba từ ít ỏi vì tiếng Nhật rất đa âm. Ví dụ “ăn cơm’ là “go-hang o ta-be-ma-tsu” (7 chữ!), “cảm ơn” là “do-mo a-ri-ga-to go-za-i-ma-shi-ta” (12 chữ!)”. 3 câu trong cú pháp haiku nhiều trường hợp cũng được viết thành một dòng, đôi khi không phải 17 chữ mà còn ít hơn nữa theo nguyên lý Lão học và Thiền học: “muốn nói nhiều thì nói ít thôi”, “muốn nói cụ thể thì hãy nói thật không cụ thể”. Ví dụ:
Những dãy núi và cánh đồng
Bị phủ đầy tuyết
Chẳng còn gì (3).
 
Là một nghệ thuật Zen tổng hợp tinh tế tuyệt vời giữa Phật giáo, Lão Giáo và Shinto haiku vừa cụ thể vừa trừu tượng, vừa ẩn dụ vừa phân tích, liên kết thiên nhiên vũ trụ với nội tâm con người. Vạn vật và vũ trụ đều có nguồn gốc từ Đạo (lý Chân không diệu hữu), theo sự sinh hóa vô thường (lý Duyên khởi) và kiếp người cũng chỉ là phù sinh hư ảo (lý Vô thường - Vô ngã - Vô sở cầu). Điều có thể nói ra được thì ít, mà điều muốn nói thì lại quá nhiều. Ðiều muốn nói ra không phải những ngôn từ hạn hẹp mà chính  là những điều chưa nói ra trong thơ. Haiku chính là Thiền, khó mà viết ra được, khó mà luận bàn. Haiku "gom góp tất cả lời muốn nói thành một câu, vò cả đại thiên thế giới thành một hạt bụi" Haiku diễn tả “cả vũ trụ trong một hạt cát” (1). Rõ ràng là muốn nói thật nhiều thì hãy nói thật ít. Khi tư tưởng đã dâng trào, chỉ có thể im lặng.
Haiku  giống như một bài kệ, thậm chí hơn cả những bài kệ dài dòng, vi haiku sàng lọc từng chữ, không thừa mà cũng không thiếu, cốt sao nói đến chính cái đang là, đang hiện hữu (1,3,5). Haiku nắm bắt khoảnh khắc thực tại trong tiến trình biến đổi vô thường không bao giờ lặp lại của sự vật. Dường như haiku không phải là ngôn từ của thi nhân mà chính là cái sự vật trong thơ tự nói lên ở cái thời điểm trên quỹ đạo gồ ghề (fractal) trong không gian tồn tại và biến dịch của nó. Và chính vì thế mà haiku đã chỉ ra được nét hoàn mỹ và duy nhất, nói lên được cái hoàn hảo trong chính sự vật vốn không bao giờ hoàn hảo.
2.    Haiku – một kiểu thông điệp môi trường
Dưới góc nhìn của Zen, haiku là thể thơ đặc biệt có thể hàm chứa một mẩu thực tại nhiệm mầu trong tối đa 17 âm tiết, rất sâu lắng uyên thâm bởi vì rất đơn sơ giản dị, nhiều khi trở thành một công án để các Thiền sinh đốn ngộ(1), chủ đề trực tiếp của haiku là thiên nhiên, là thời gian. Nhưng chủ đề gián tiếp và chủ đạo của haiku lại là lẽ đời, là cái lý của thiên nhiên và thực tại, là quan niệm về đạo đức nhân văn.
 Một bài haiku luôn tuân thủ hai yêu cầu tối thiểu về nội dung: 1/ Phải nói được mùa vụ, trong thơ phải có “Kigo” (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa vụ (không nhất thiết phải dùng từ xuân, hạ, thu, đông nhưng dùng các từ như hoa trái lá gió... để chỉ các mùa) ở câu đầu tiên, và 2/ Tính tương quan hữu cơ giữa hai hình ảnh: a/ một hình ảnh lớn (tổng hợp, có thể trừu tượng) trong câu thứ 2 và b/một hình ảnh nhỏ (đời thường, cụ thể) tại câu thứ ba (1,2). Cấu trúc 3 câu tạo ra 3 tầng cảm nhận giúp cho người đọc ngộ được lý Duyên khởi để hội nhập dần vào cái mẩu thực tại bé nhỏ được nói đến trong bài thơ.
Tuy nhiên haiku chỉ gợi mở chứ không mô tả chính xác, không lý luận cao siêu, và kết thúc thường không có gì rõ ràng. Giống như một bức tranh thủy mặc (mạc hội), cảm nhận khi đọc thơ còn phụ thuộc người đọc. Haiku vì vậy cũng như Thiền, chỉ cảm nhận được mà không hiểu được. Thậm chí không bàn luận được (bất khả tư nghì). Khi đã cảm nhận được, bài haiku và người đọc như nhập làm một. Những con chữ trước  mắt người đọc không còn là gió là hoa là cây là đá mà như chính người đọc hóa thân thành gió thành hoa thành cây thành đá. Cùng một bài haiku, có bao nhiêu người đọc thì có đến bấy nhiêu bài haiku khác nhau, rất đúng với lý Nhất nguyên luận. Tóm gọn cấu trúc một bài haiku có 3 câu thực hiện 3 nhiệm vụ sau:
Câu1: chỉ mùa (tối đa 5 chữ)
Câu 2: một hình ảnh lớn, tổng hợp hay trừu tượng (tối đa 7 chữ)
Câu 3: một hình ảnh nhỏ, đời thường, cụ thể 9toois đa 5 chữ);
 
Ví dụ
Nhành mẫu đơn non                         (chỉ mùa xuân)
Vươn lên cạnh gốc thông già            (hình ảnh lớn, tổ hợp)
Run rẩy                                              (hình ảnh nhỏ, cụ thể)
 
Với những đặc trưng như vậy, haiku hoàn toàn có thể được sử dụng để sáng tạo nên các thông điệp truyền thông môi trường thích hợp với cộng đồng tăng ni Phật tử, với những người yêu Thiền, vốn không ưa ồn ào, không ưa những gì bề nổi. Mà cũng không ưa nhiều lời, chỉ thích tĩnh lặng.
 
Haiku không còn xa lạ với Việt nam. Hàng chục cuộc thi haiku đã được tổ chức. nhiều câu lạc bộ haiku và không ít thi phẩm haiku đã được ấn hành. Dưới đây là chùm thơ haiku của Mạc Không Từ (6).Ý thơ của Mạc Thiền sư rất sâu lắng nhưng quy cách pháp cú chưa theo sát luật Kigo và 2 hình ảnh của haiku
 
Trên cánh hoa đêm
Giọt sương về ngụ
Đợi vầng trăng lên
****
Chung trà ấm
Chiều mưa độc ẩm
Hương trầm nhẹ bay
*****
Đêm Bồng Lai
Vầng trăng huyền mộng
Thì thầm gọi ai
 
 
Chú thích.
(2) Haiku for people. http://www.toyomasu.com/haiku/
(3)Leslie L. Seamans. Haiku. http://www.ralphmag.org/haikuP.html
 
 
 
 
 
 

Lượt xem: 2811

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE