DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG
Bảo vệ môi trường theo cách của bạn
Chủ Nhật, 09/08/2020 | 07:31:00 AM
Để góp phần bảo vệ môi trường sống cũng là bảo vệ chính tương lai của nhân loại, mỗi chúng ta cần thay đổi những thói quen và hãy thực hiện những hành động nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.
Không dùng túi nilon
Túi nilon lại là một trong những loại rác thải khó phân hủy và khi được thải vào môi trường thì túi nilon lại thải ra những chất rất độc hại tương tự như chất độc màu da cam. Để hạn chế lượng túi nilon thải vào môi trường, chúng ta có thể sử dụng các loại túi giấy, túi vải, túi cói,… hay bất kỳ loại túi nào ít độc hại, dễ phân hủy và có thể tái chế được. Hoặc khi đi mua hàng, chúng ta có thể tự mang theo giỏ xách, hộp đựng,.. để đựng thức ăn hay đồ vật mua được, hoặc những thứ đơn giản có thể xâu lại với nhau thì dùng dây hay bất kỳ cách gì mà không cần dùng đến túi nilon.
Biến rác hữu cơ thành phân bón
Có rất nhiều loại rác thải hiện có thể tái sử dụng được vào nhiều mục đích khác nhau và con người chúng ta vô tình đang lãng phí đi nguồn tài nguyên rác đó. Chẳng hạn, bã chè, bã cà phê, các loại rau củ quả hỏng thay vì vứt đi chúng ta có thể tận dụng để ủ thành các loại phân bón cho các chậu hoa, cây cảnh, vườn rau trong khuôn viên của gia đình. Như vậy vừa tận dụng được rác thải trong sinh hoạt hàng ngày, vừa tiết kiệm được chi phí và nhân công trong việc thu gom cũng như xử lý rác thải.
Tái chế
Nguyên tắc 3R (reduce, reuse, recycle): giảm sử dụng-tái sử dụng-sử dụng sản phẩm tái chế. Chúng ta đang tiêu thụ nhiều hơn cái mà thiên nhiên có thể cung cấp cho chúng ta và mọi thứ đang dần cạn kiệt! Bằng việc phân loại các đồ tái chế như nhựa, bìa carton, giấy…điều này có thể hạn chế phần nào nạn chặt phá rừng và giúp bảo vệ môi trường.
Hạn chế dùng các loại ly cốc, bát đĩa tiện lợi
Các loại ly, cốc, bát đĩa tiện lợi thực chất cũng là một loại nhựa khó phân hủy. Nó có thể thuận tiện cho chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại không tốt cho môi trường. Khi đi làm, đi chơi, thay vì mua những loại ly, cốc, bát đĩa tiện lợi chỉ dùng 1 lần rồi vứt đi thì chúng ta có thể đựng đồ ăn, nước uống trong những hộp, bình nước cá nhân sau đó mang về rửa lại để dùng cho lần sau. Có thể hơi mất công một chút nhưng để bảo vệ môi trường sống của chính mình, mỗi chúng ta nên thay đổi thói quen và tư duy cũ.
Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên
Các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh nhà cửa hàng ngày đã ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe chúng ta. Vậy tại sao không sử dụng các loại hóa chất có nguồn gốc từ thiên nhiên. Vậy bạn hãy nên dùng những sản phẩm này vừa an toàn hiệu quả và không độc hại. Tốt hơn nữa bạn có thể tự làm sạch nhà bếp của mình bằng những nguyên liệu luôn có sẵn trong gia đình ví dụ chanh, dầu ô liu, hàn the…
Tiết kiệm điện nước
Tiết kiệm điện nước là một trong những cách giúp hạn chế được việc các tài nguyên bị khai thác cạn kiệt lãng phí, từ đó giúp cuộc sống của con người ổn định, bền vững hơn. Chúng ta có thể sử dụng các loại bóng đèn huỳnh quang thay cho những loại bóng đèn thông thường để tiết kiệm nhiệt năng, tiết kiệm điện; Giữ thói quen nên tắt điện, rút các phích cắm của các thiết bị không cần thiết khi ra khỏi nhà; có thể dùng nước rửa rau để tưới cây,…
Trồng và bảo vệ cây xanh
Cây xanh có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người bởi cây xanh giúp thanh lọc môi trường sống, mang đến cho chúng ta một bầu không khí trong lành và rất nhiều lợi ích khác. Bởi vậy, mỗi chúng ta nên tích cực trồng cây xanh, ít nhất mỗi người trồng được 1 cây. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có ý thức bảo vệ các cây xanh xung quanh chúng ta. Chẳng hạn như không hái hoa, bẻ cành hay để lại những dấu vết “kỷ niệm” trên các cây xanh. Kịp thời ngăn chặn những hành vi phá hoại cây xanh nếu nhìn thấy.
Khánh Ly (moitruong.com.vn/TH)
Lượt xem: 1829
Các tin khác
Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng (23/12/2024 06:20:AM)
Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô (16/12/2024 06:57:AM)
Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh (11/12/2024 09:30:AM)
Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu (18/11/2024 08:37:AM)
Tìm tiền carbon cho cây lúa (13/11/2024 08:51:AM)
COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua (05/11/2024 06:53:AM)
Tăng tốc năng lượng tái tạo (21/10/2024 08:54:AM)
Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050 (18/10/2024 08:29:AM)
Người tiêu dùng Net Zero (30/09/2024 06:12:AM)