Nhân Năm Quốc tế về Rừng, Việt Nam cần xúc tiến kiểm kê, xác định tiềm năng và xây dựng các khu bảo tồn biển xuyên biên giới – một hình thức ngoại giao mới để tăng cường tình hữu nghị và giảm nguy cơ xung đột, nhà khoa học ở Tổng cục Biển & Hải đảo, Bộ Tài nguyên & Môi trường, đề nghị.
Vị trí các khu biển có giá trị sinh thái, lịch sử, văn hóa đã được bảo tồn cấp quốc gia và của một số tổ chức quốc tế (Nguồn: TS Dư Văn Toán)
Bốn khu vực biển cận biên
Việt Nam có nhiều vùng biển có ranh giới với nhiều quốc gia như Trung Quốc, Philippines, Campuchia, Indonessia. Vùng biển nước ta có rất nhiều khu biển có giá trị sinh thái, lịch sử, văn hóa đã được bảo tồn cấp quốc gia và của một số tổ chức quốc tế.
Có thể kể đến Di sản Thiên nhiênThế giới Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Xuân Thủy – Khu Ramsar đầu tiên ở Đông Nam Á về vùng đất ngập nước có giá trị quốc tế, và sáu khu dự trữ sinh quyển thế giới được Tổ chức Văn hóa Khoa học & Giáo dục của Liên Hợp Quốc(UNESCO) công nhận. Ngoài ra, chúng ta cũng đã có 16 khu bảo tồn biển quốc gia (hình 1).
Việt Nam đã và đang tích cực hội nhập quốc tế toàn diện. Một khu bảo tồn biển xuyên biên giới đầu tiên (TBPA) đang được tiến hành suôn sẻ trên đất liền. Đó là khu bảo tồn xuyên biên giới Chư Mom Ray-Virachay - Dong Am Phanbảo vệ thiên nhiên dãy Trường Sơn của ba nước Việt Nam, Lào, và Campuchia.
Theo đó, TS. Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải đảo, Tổng cục Biển & Hải đảo, cho rằng các vùng biển cận biên của nước ta có thể được phân chia ra bốn khu vực cận biên.
Một là khu vực vịnh Bắc Bộ. Trên khu vực này, hiện có bốn khu bảo tồn biển quốc gia đã được thành lập gồm Khu Bảo tồn biển Đảo Trần (Quảng Ninh), Khu Bảo tồn biển Cô Tô (Quảng Ninh), Khu Bảo tồn Bạch Long Vỹ (Hải Phòng), Khu Bảo tồn biển Cồn Cỏ (Quảng Trị).
Các vùng biển cận biên tại vịnh Bắc Bộ, hiện không còn tranh chấp về biên giới - lãnh thổ với Trung Quốc. Bởi vậy ta có thể đề xuất với Trung Quốc một số hình thức hợp như xây dựng một số khu bảo tồn xuyên biên giới trên biển(TBMPA) thí điểm phía bắc Vịnh Bắc Bộ; xây dựng TBMPA thuộc dải ven biển Việt Nam và Trung Quốc; và xây dựng toàn vịnh Bắc Bộ thành một TBMPA.
Hai là khu vực vịnh Thái Lan, gồm khu bảo tồn đảo Phú Quốc (Kiên Giang).Vùng cận biên này có thể đề xuất với tất cả hay riêng rẽ từng quốc gia Camphuchia, Malaysia, hay Thailand để xây dựng TBMPA, v.v…
Sớm nắm cơ hội
Lợi ích của TBMPA là bảo vệ môi trường biển, đa dạng sinh học biển và hợp tác quốc tế vì hòa bình - hữu nghị, đặc biệt đối với các vùng biển cận biên. Công tác bảo tồn và bảo vệ tài nguyên biển của Việt Nam tại các vùng biển cận biên còn chưa có tính liên thông quốc tế.
Môi trường biển lại không có biên giới như trên đất liền mà liên kết chặt chẽ với các vùng biển quốc gia lân cận. Vì vậy, để thúc đẩy hợp tác quốc tế, việc lựa chọn mô hình hợp tác phù hợp là rất quan trọng cho các vùng biển cận biên nhằm tuân thủ các công ước, điều ước quốc tế về biển, về môi trường và đa dạng sinh học.
Đê sớm xúc tiến cộng việc mà quốc tế đang vào cuộc rất khẩn trương này, TS. Dư Văn Toán nêu ba đề xuất. Thứ nhất, trên cơ sở chính sách chung, Việt Nam cần có sự cụ thể hóa chính sách sao cho phù hợp riêng với từng vùng như ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan nhằm định hướng cho công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và khai thác tài nguyên biển hợp lý ở mỗi vùng này.
Thứ hai, nghiên cứu, cập nhật kinh nghiệm về hoạch định và triển khai chính sách cho các vùng biển cận biên trên thế giới làm cơ sở khoa học cho đàm phán ngoại giao song phương và đa phương về các vấn đề liên quan tới vùng lãnh hải của Việt Nam;
Thứ ba, các cơ quan quản lý về biển như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ ngành liên quan thiết lập cơ chế hợp tác quốc tế để phục vụ nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc thiết lập các vùng TBMPA với các nước lân cận, lựa chọn và phát triển các mô hình, công cụ hợp tác quốc tế phù hợp trong bảo vệ chủ quyền và tài nguyên, môi trường biển.
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) định nghĩa khu bảo tồn biển liên quốc gia (Transboundary Marine Proctected Area - TBMPA) là “Vùng biển nằm trên khu vực biển, đại dương có hai hoặc nhiều đường biên giới giữa các quốc gia, các đơn vị lãnh thổ như tỉnh, vùng, vùng tự trị hoặc các vùng nằm ngoài giới hạn chủ quyền và phạm vi quốc gia, có vai trò giữ gìn đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa, được hợp tác quản lý thông qua luật pháp hoặc các biện pháp khác”.
|
Quốc Dũng
(Tiền Phong)