quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Bảo đảm an ninh môi trường vì sự phát triển bền vững

Thứ Ba, 29/08/2017 | 06:52:00 AM

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, vấn đề an ninh môi trường (ANMT) đang được đặt ra hết sức cấp bách đối với Việt Nam hiện nay trước những đe dọa nghiêm trọng bởi các yếu tố như: biến đổi khí hậu, sự chênh lệch trong phát triển giữa các vùng, mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm xuyên biên giới, sự xâm hại của sinh vật ngoại lai, ô nhiễm các dòng sông tăng nhanh… Do vậy, nếu không được xử lý một cách thỏa đáng sẽ gây tác động xấu đến sự phát triển bền vững của đất nước.

 

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được cải tạo, góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

TS Nguyễn Anh Tuấn (Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục Môi trường) cho biết: Tại Việt Nam, vấn đề ANMT đã được nêu rõ trong Luật Bảo vệ môi trường (năm 2014), trong đó có quy định ANMT là việc bảo đảm không có tác động lớn của môi trường đến sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia. Như vậy, so với quy định chung của Liên hợp quốc (LHQ), quy định pháp luật về ANMT của Việt Nam tập trung hơn vào việc bảo vệ an ninh quốc gia. Vì theo định nghĩa của LHQ về ANMT, mới chỉ hướng về việc an ninh cho cuộc sống con người nói chung. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến ANMT quốc gia đó là: Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh trong những năm gần đây, đã làm biến đổi mạnh mẽ các điều kiện môi trường và tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Theo số liệu thống kê, hiện cả nước có khoảng 300 khu công nghiệp, khu chế xuất lớn; hơn 600 cụm công nghiệp vừa và nhỏ và khoảng ba nghìn làng nghề tại các địa phương, trong đó rất nhiều khu vực, cơ sở chưa có hệ thống xử lý môi trường theo đúng quy định. Ô nhiễm môi trường tại lưu vực các dòng sông lớn đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng do tình trạng nước thải chưa được xử lý từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, từ các đô thị trực tiếp xả thẳng ra sông. Ô nhiễm không khí do bụi, khí thải hóa chất độc hại từ các nhà máy điện. Trong khi đó, kết cấu và thể chế, hạ tầng và trình độ công nghệ để bảo vệ môi trường (BVMT) ở nước ta còn chưa đáp ứng được so với yêu cầu hiện nay… 

Chia sẻ về vấn đề này, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) TP Hải Phòng Lê Sơn cho biết: TP Hải Phòng hiện có 17 khu công nghiệp và hơn 11 nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh nằm ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trong đó có hơn năm nghìn cơ sở đã được các cơ quan chức năng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) từ năm 1994 đến nay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở vi phạm pháp luật về BVMT như xả thải, chất thải (nước thải, khí thải) vượt quy chuẩn cho phép; không vận hành thiết bị xử lý, việc quản lý nguy hại không đúng quy định, không kê khai nguồn thải, cũng như việc quan trắc chưa đủ tần suất, thông số theo quy định… Do vậy, tại nhiều khu vực có mật độ tập trung công nghiệp cao như: An Lão, Minh Đức, Tam Hưng, Vĩnh Bảo, ô nhiễm môi trường không khí ở khu vực này ngày một nghiêm trọng. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp hiện đang khai thác khoáng sản trên địa bàn thường khai thác bừa bãi, không đúng thiết kế kỹ thuật, khai thác quá mức cho phép, nhất là tình trạng khai thác thổ phỉ tràn lan, làm thất thoát lớn nguồn khoáng sản, thất thu cho ngân sách nhà nước. Trong khi đó, việc chậm, hoặc không thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường dẫn tới tình trạng mất cảnh quan trên diện rộng, gây xói lở, sa bồi các dòng sông, vùng cửa sông ven biển trên địa bàn… 

Các chuyên gia, các nhà khoa học cũng cho rằng, quá trình hội nhập quốc tế cũng làm tăng ô nhiễm, dịch chuyển chất thải xuyên biên giới như: ô nhiễm các vùng biển chung, ô nhiễm theo các dòng sông; chuyển dịch chất thải công nghiệp, nhất là việc chuyển giao công nghệ sản xuất lạc hậu, kém hiệu quả đã góp phần gây ô nhiễm môi trường. Nước ta đang trong giai đoạn “tích tụ ô nhiễm” đối với khá nhiều các tác nhân nguy hiểm như: Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu; sự phát thải các hóa chất công nghiệp có tính độc hại cao và bền vững trong môi trường; sự phát thải, tích lũy, khuếch đại sinh học của hàng loạt các hóa chất độc hại trong chăn nuôi theo chuỗi thức ăn… Đáng lo ngại, theo kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam năm 2016 cho thấy: Mực nước biển dâng trung bình giai đoạn 1993 - 2014 là 3,34 mm/năm, trong đó ở khu vực ven biển Nam Trung Bộ tăng mạnh nhất với tốc độ tăng hơn 5,6 mm/năm. Theo kịch bản trung bình, đến năm 2050, mực nước biển dâng là 22 cm và năm 2100 là 53 cm. Do mực nước biển dâng sẽ làm mất đất canh tác, tác động trực tiếp tới an ninh lương thực, kinh tế, nguồn nước, gia tăng tình trạng đói nghèo, mất việc làm và di cư. Vì vậy, thời gian gần đây ở nước ta đã xuất hiện các vấn đề ANMT lớn như: hạn hán, dấu hiệu xâm nhập mặn đối với đồng bằng sông Cửu Long do thiếu nước. Tại nhiều địa phương, tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đã, đang trở thành những vấn đề cấp bách, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng, tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương…

Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, TS Nguyễn Ngọc Sinh cho biết: ANMT ở Việt Nam trong một thời gian dài chưa được xem xét và đánh giá đúng mức. Do vậy, Bộ TN và MT cần phối hợp các bộ, ngành có liên quan sớm xây dựng và ban hành bộ tiêu chí và xác định bộ chỉ số ANMT phù hợp điều kiện của Việt Nam, nhằm phục vụ công tác quản lý và hoạch định chính sách. Trước mắt, cần đưa nội dung ANMT như là dự báo trong hồ sơ ĐMC để giúp các bộ, ngành, địa phương điều chỉnh các quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Bộ chỉ số ANMT khi xây dựng cần chia thành các cấp độ và đưa vào thành một nội dung trong báo cáo hiện trạng môi trường của các tỉnh, thành phố, quốc gia. 

Hương Sen ( Theo nhandan )

Lượt xem: 1760

Các tin khác

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE