quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HỘI THẢO KH

Báo cáo tại Hội thảo khoa học về BTĐDSH Dãy Trường Sơn lần thứ 4: Một số dẫn liệu thực vật lớp hai lá mầm ở khu vực khe Nước Sốt, Sơn Kim 1, Hương Sơn, Hà Tĩnh

Thứ Sáu, 28/10/2011 | 09:49:00 AM

Kết quả điều tra thực vật Hai lá mầm ở khe Nước Sốt, xã Sơn Kim 1 đã ghi nhận được 204 loài thuộc 118 chi, 56 họ;trong đó có 10 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007).

 
Nguyễn Tiến Cường1, Phạm Hồng Ban1
1Khoa Sinh, Đại học Vinh, 182-Lê Duẩn Vinh, Nghệ An
 
Tóm tắt: Kết quả điều tra thực vật Hai lá mầm ở khe Nước Sốt, xã Sơn Kim 1 đã ghi nhận được 204 loài thuộc 118 chi, 56 họ. Trong đó có 10 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Số loài sử dụng cho các mục đích gồm: 134 loài cây làm thuốc, cây cho gỗ 27 loài, cây ăn được 37 loài, cây làm cảnh 21 loài, cây cho tinh dầu 18 loài, cây cho cầu béo 5 loài, cây cho độc 4 loài, thấp nhất là cây cho tannin với 2 loài. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã lập phổ dạng sống của hệ thực vật như sau: SB = 76,55 Ph + 4,42 Ch + 7,08 Hm + 6,64 Cr + 5,31 Th.
I. MỞ ĐẦU

 
Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh nằm trong vùng Bắc Trường Sơn, một khu vực có tính đa dạng sinh học cao, nằm giữa các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng của Việt Nam và Lào (VQG Vũ Quang, Pù Mát của Việt Nam và KBT TN Nakai/Nam Theun của Lào). Tuy nhiên trong thời gian qua, do những nguyên nhân khác nhau, tài nguyên nói chung, đa dạng sinh học nói riêng bị suy thoái nghiêm trong, đời sống nhân dân vẫn còn thấp và phụ thuộc nhiều vào tài nguyên và các điều kiện tự nhiên khác.
Sơn Kim 1 có tọa độ địa lý từ 18o16’00’’ đến 18o37’30’’ độ vĩ Bắc, 105o05’30’’đến 105o24’00’’độ kinh Đông. Có tổng diện tích tự nhiên khoảng 17.640 ha. Phía Bắc giáp xã Sơn Hồng, phía Đông giáp xã Sơn Tây, phía Nam giáp xã Sơn Kim 2, phía Tây giáp CHDC Lào. Độ cao của xã giảm dần từ Tây sang Đông. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống các khe suối. Khu vực phía Tây của xã giáp với CHDCND Lào có độ cao trên 1000 m, và đỉnh Ba Mụ ở phía Đông có độ cao trên 1200 m.
Hiện nay, chưa có công trình nào điều tra, đánh giá đầy đủ về hệ thực vật nói chung và lớp Hai lá mầm nói riêng ở vùng Nước Sốt, Sơn Kim 1. Bài báo này, bước đầu chúng tôi đưa ra một số dẫn liệu về lớp Hai lá mầm ở khu vực nghiên cứu góp phần bảo tồn và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý.
II. PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU
        Thu mẫu và xử lí mẫu: Tiến hành thu mẫu theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn 1997 [8]. Công việc này được tiến hành từ tháng 2 năm 2011 đến tháng 4 năm 2011, tại khu vực khe Nước Sốt, Sơn Kim 1. Mẫu vật được lưu trữ tại Khoa Sinh, Đại học Vinh.
Định loại: Sử dụng phương pháp hình thái so sánh và dựa vào các khoá định loại, các bản mô tả trong các tài liệu: của Nguyễn Tiến Bân 1997 [1], Phạm Hoàng Hộ [6], Nguyễn Nghĩa Thìn [8]. Chỉnh lý tên khoa học dựa vào tài liệu: Danh lục các loài thực vật Việt Nam [2]. Sắp xếp các họ, chi, loài theo Brummitt 1992 [9]. Đánh giá tính đa dạng về dạng sống theo Raunkiaer 1934 [10].
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đa dạng về lớp hai lá mầm
        Qua điều tra về thành phần loài thực vật thuộc lớp Hai lá mầm ở khu vực Nước Sốt, xã Sơn Kim 1. Bước đầu đã xác định được 204 loài, 118 chi và 56 họ.
        Đa dạng về họ: Để thấy được tính đa dạng hệ thực vật lớp Hai lá mầm ở khu vực Nước sốt, với 10 họ đa dạng nhất (từ 7 đến 17 loài) chiếm 17,86% tổng số họ, chiếm 43,81% tổng số loài. Các họ điển hình là Thầu dầu (Euphorbiaceae) -17 loài, Dâu tằm (Moraceae)-12 loài, Long não (Lauraceae) - 12 loài, Cà phê (Rubiaceae) - 11 loài (xem bảng 1).
Bảng 1. Các họ đa dạng nhất của lớp Hai lá mầm ở khu vực Nước Sốt
TT
Họ
Số loài
Tỷ lệ %
1
Euphorbiaceae
17
7,52
2
Moraceae
12
5,31
3
Lauraceae
12
5,31
4
Rutaceae
9
3,98
5
Fabaceae
9
3,98
6
11
4,87
7
Verbenaceae
8
3,54
8
Theaceae
7
3,10
9
Annonaceae
7
3,10
10
Asteraceae
7
3,10
Tổng
99
43,81
Đa dạng về chi: Với 8 chi đa dạng nhất của lớp Hai lá mầm (từ 4-6 loài) chiếm 6,78% tổng số chi, chiếm 15,49% tổng số loài, được thể hiện qua bảng 2.
Bảng 2. Các chi đa dạng nhất của lớp Hai lá mầm ở khu vực Nước sốt
TT
Chi
Họ
Số loài
Tỷ lệ %
6
2,65
2
Litsea
Lauraceae
5
2,21
3
Elaeocarpus
Elaeocarpaceae
4
1,77
4
Sterculia
Sterculiaceae
4
1,77
5
Callicarpa
Verbenaceae
4
1,77
6
Mallotus
Euphorbiaceae
4
1,77
7
Fissistigma
Annonaceae
4
1,77
8
Lithocarpus
Fagaceae
4
1,77
Tổng
 
35
15,48
 
 
 
2. Đa dạng về giá trị sử dụng
        Tra cứu giá trị sử dụng dựa theo các tài liệu: Từ điển cây thuốc [4], 1900 loài cây có ích [7], Danh lục các loài thực vật Việt Nam [2], Cây cỏ có ích ở Việt Nam [5]. Công dụng của các loài thực vật được trình bày ở bảng 3.
Kết quả cho chúng ta thấy công dụng của các loài thực vật, trong đó cây làm thuốc có số loài cao nhất với 134 loài (chiếm 59,29%) phân bố chủ yếu ở các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), Cam (Rutaceae),...; cây lấy gỗ với 27 loài (chiếm 11,95%) chủ yếu thuộc các họ Long não (Lauraceae), Ngọc lan (Magnoliaceae), Xoan (Meliaceae), Đậu (Fabaceae)...; tiếp đến là nhóm cây ăn được với 37 loài (chiếm 16,37%), chủ yếu thuộc các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), …; nhóm cây cho tinh dầu với 18 loài chiếm 7,96%, thuộc các họ Long não (Lauraceae), Na (Annonaceae), Bạc hà (Lamiceae), Cam (Rutaceae),.. thấp nhất là nhóm cây cho dầu béo, cho độc, cho tannin với 11 loài (chiếm 4,86%) tổng số loài.
Bảng 3. Công dụng một số loài thực vật ở khu vực Nước Sốt
TT
Công dụng
Số lượng
1
134
59,29
2
27
11,95
3
Nhóm cây làm cảnh (Or)
21
9,29
4
Nhóm cây ăn được (F)
37
16,37
5
Nhóm cây cho tinh dầu (E)
18
7,96
6
Nhóm cây cho tannin (Tn)
2
0,88
7
Nhóm cây cho độc (Mp)
4
1,77
8
Nhóm cây cho dầu béo (Oil)
5
2,21
3. Các loài thực vật quý hiếm
        Dựa vào Sách Đỏ Việt Nam (Phần Thực vật) [3], lớp Hai lá mầm ở khu vực Nước Sốt, Sơn Kim 1 có 10 loài thực vật quý hiếm cần được bảo vệ, trong đó: mức độ rất nguy cấp (CR) gồm Kim cang poilane(Smilax poilanei Gagnep.), Re hương (Cinnamomum parthenxylon (Jack) Meisn.). Mức nguy cấp (EN) gồm các loài: Bổ cốt toái (Drynaria fortunei (Kunze ex Mett) J. Sm.), Ba gạc việt nam (Rauvolfia vietnamensis Ly), Sồi đấu cứng (Lithocarpus finetii (Hickel. & Camus) A. Camus), Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev ex K & S. S. Larsen.). Mức sẽ nguy cấp (VU) có các loài: Trám đen (Canarium tramdenum Dai & Yakoyl.), Dạ hợp dandy (Manglietia dandyi (Gagnep.) Dandy), Rau sắng (Melientha suavis Pierre), Xà bi bắc bộ (Opophiogon tonkinensis Rodr.).
Đây là những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao ở Việt Nam vì những loài thực vật này được sử dụng làm thuốc, lấy gỗ cho nên bị khai thác quá mức dẫn đến trong tự nhiên đang bị cạn kiệt dần. Do vậy, cần có những chính sách hợp lý để bảo vệ và nhân giống nuôi trồng trong tự nhiên. 
 
 
4. Đa dạng về dạng sống
Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng như các hệ sinh thái khác. Khi phân tích phổ dạng sống của lớp Hai lá mầm ở khu vực Nước Sốt, Sơn Kim 1, áp dụng có biến đổi hệ thống phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934) [10] với 5 nhóm dạng sống là nhóm cây chồi trên (Ph), nhóm cây chồi mặt đất (Ch), nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm), nhóm cây chồi ẩn (Cr), nhóm cây thân thảo (Th), kết quả như sau:
Bảng 4. Số lượng và tỉ lệ % các nhóm dạng sống ở khu vực Nước Sốt
Ký hiệu
Cây chồi trên
151
76,55
Cây chồi sát đât
10
4,42
Cây chồi nửa ẩn
16
7,08
Cây chồi ẩn
15
6,64
Cây chồi một năm
12
5,31
Tổng
204
100
Bảng 4 cho thấy, nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm ưu thế với 76,55% tổng số loài. Các nhóm dạng sống còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể. Điều này hoàn toàn hợp lý theo nhận định của Raukiaer 1934 là ở rừng mưa nhiệt đới nhóm cây chồi trên chiếm ưu thế. 
Từ đó đưa ra phổ dạng sống của hệ thực vật nghiên cứu  như sau:
SB = 76,55 Ph + 4,42 Ch + 7,08 Hm + 6,64 Cr + 5,31 Th.
IV. KẾT LUẬN
- Qua điều tra lớp Hai lá mầm ở khu vực Nước Sốt, Sơn Kim 1, Hương Sơn bước đầu xác định được 204 loài, 118 chi và 56 họ.
- Các họ đa dạng nhất là: Euphorbiaceae, Moraceae, Lauraceae, Rutaceae, Fabaceae, Rubiaceae, Annonaceae, Verbenaceae, Theaceae và Asteraceae.
- Các chi đa dạng nhất gồm có Ficus, Litsea, Elaeocarpus, Sterculia, Callicarpa, Mallotus, Fissistigma, Lithocarpus.
- Lớp Hai lá mầm ở khu vực Nước Sốt, Sơn Kim 1 với 10 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong sách đỏ Việt nam, 2 loài cấp CR, với 4 loài cấp EN, 4 loài cấp VU.
- Lớp Hai lá mầm ở khu vực Nước Sốt, Sơn Kim 1 có nhiều loài cây có giá trị và cho nhiều công dụng, cây làm thuốc có số loài cao nhất với 134 loài, cây cho gỗ 27 loài, cây ăn được 37 loài, cây làm cảnh 21 loài, cây cho tinh dầu 18 loài, cây cho cầu béo 5 loài, cây cho độc 4 loài, thấp nhất là cây cho tanin với 2 loài.
- Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã lập phổ dạng sống của hệ thực vật như sau: SB = 76,55 Ph + 4,42 Ch + 7,08 Hm + 6,64 Cr + 5,31 Th.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.    Nguyễn Tiến Bân, (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2.    Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên), (2011-2005), Danh lục các loài Thực vật Việt Nam (Tập II, III), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3.    Bộ Khoa học và Công nghệ, (2007), Sách Đỏ Việt Nam (Phần thực vật), Nxb Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.
4.    Võ Văn Chi, (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb. Y học, Hà Nội.
5.    Võ Văn Chi, Trần Hợp, (1999-2003), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Tập I, II), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6.    Phạm Hoàng Hộ, (1999 - 2000), Cây cỏ Việt Nam (Tập 1 - 3), Nxb Trẻ TP HCM.
7.    Trần Đình Lý và cs., (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
8.    Nguyễn Nghĩa Thìn, (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
9.    Brummitt R.K., (1992), Vascular Plant families and genera, Royal Botanic Gardens, Kew.
10.                      Raunkiaer C., (1934), Plant life forms, Claredon, Oxford, 104 pp.
 
 
SOME DATA OF DICOTYLEDONEAE CLASSIS OF NUOC SOT ZONE, SON KIM 1 COMMUNE, HUONGSON DISTRICT, HATINH PROVINCE
Nguyen Tien Cuong, Pham Hong Ban
Faculty of Chemistry, Vinh University, 182-Le Duan, Vinh City, Nghe An Province
ABSTRACT
The vascular Dicotyledoneae classis in Nuoc Sot, Son Kim 1 commune was recorded 204 species, 118 genera and 56 families. Is there are 10 species listed in the Red Book of Viet Nam (2007). The number of useful plant species of the Nuoc Sot flora is categorized as follows: 134 species for medicinal plants, 27 species for timber plants, 37 species for food and food stuffs, 21 species for ornamental, 18 species for essential oil. The Spectrum of Biology (SB) of the flora in Nuoc Sot, Son Kim 1 commune is summarized, as follows: SB = 76,55 Ph + 4,42 Ch + 7,08 Hm + 6,64 Cr + 5,31 Th.
 
Địa chỉ: Đỗ Ngọc Đài, Khoa sinh, Đại học Vinh; Tel. 0986 567 908
 
 

Lượt xem: 1666

Các tin khác

Tri thức bản địa và sinh kế cộng đồng nhìn từ nguồn gen

(02/06/2014 01:59:PM)

Dãy Trường Sơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(28/05/2014 11:49:AM)

Bảo tồn sự đa dạng văn hóa-sinh học của các dân tộc trên dãy Trường Sơn

(23/05/2014 10:48:AM)

Có nên phát triển vùng trồng ba kích Tây Giang?

(22/05/2014 05:29:AM)

Mời dự Hội thảo khoa học về sản xuất sạch hơn

(28/03/2014 03:30:PM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần cuối)

(22/03/2014 09:28:AM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần 1)

(20/03/2014 08:56:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần cuối)

(01/03/2014 03:29:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần 2)

(27/02/2014 09:00:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE