quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HỘI THẢO KH

Báo cáo kết quả Hội thảo khoa học về các vấn đề môi trường liên quan đến Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A

Thứ Năm, 20/10/2011 | 11:22:00 AM

Báo cáo do PGS. TS Lê Bắc Huỳnh, Phó Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam thay mặt Ban thư ký đọc tại Hội thảo.

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ HỘI THẢO KHOA HỌC
VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN
DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 VÀ 6A


PGS. TS Lê Bắc Huỳnh, Phó Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT đọc Kết luận   Hội thảo
1.         Ngày 30/9/2011, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (sau đây xin gọi tắt là VACNE) đã tổ chức Hội thảo khoa học về các vấn đề môi trường liên quan đến Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A là chủ đề mà trong thời gian qua đã được nhiều cơ quan, tổ chức, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và dư luận xã hội quan tâm, được nhiều báo, đài liên tục đưa tin, bình luận. Hội thảo do VACNE tổ chức với sự tham dự của trên 128 đại biểu đại diện cho nhiều cơ quan chức năng của các Bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học, nhà quản lý của nhiều tổ chức, trường, viện, trung tâm nghiên cứu, các Hội nghề nghiệp, các nhà báo. Hội thảo đã nghe trên 20 báo cáo, tham luận và phát biểu ý kiến; do thời gian Hội thảo hạn chế, hàng chục đại biểu đã viết phiếu nhận xét thể hiện sự phân tích, đánh giá của mình về nhiều vấn đề tài nguyên và môi trường liên quan đến việc xây dựng các công trình thủy điện, trong đó có thủy điện ĐN6 và ĐN6A. Một số chứng cứ xác thực để chỉ rõ nhiều mặt được và mặt chưa được xét từ khía cạnh quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả, đa mục tiêu và bền vững các tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái và kinh tế - xã hội khi xem xét quyết định việc lựa chọn xây dựng các công trình thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đã được trao đổi một cách thẳng thắn và khoa học.
 
2.         Những ý kiến phản đối triển khai Dự án dựa trên lập luận cho rằng:
·           Dự án gây ảnh hưởng đối với đa dạng sinh học VQG Cát Tiên, đến khu bảo tồn tê giác, đến khu đất ngập nước Bàu Sấu;
·           Dự án làm ngập nhiều diện tích rừng thuộc VQG, gây ảnh hưởng đến chế độ thủy văn sông Đồng Nai ở thượng và hạ lưu, ảnh hưởng đến việc cấp nước, gây úng lụt thị trấn Đồng Nai thuộc huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng và xâm nhập mặn ở cửa sông Đồng Nai;
·           Dự án gây ảnh hưởng tới đời sống người dân địa phương, đến khu vực thánh địa Cát Tiên;
 
3.         Đa số đại biểu tán đồng việc cho phép triển khai Dự án vì các lý do chính sau đây:
·           Dự án ít tác động xấu đến khu bảo tồn tê giác Cát Lộc, ít tác động xấu đến khu vực Nam Cát Tiên là trung tâm đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên, trong đó có khu vực Bàu Sấu;
·           Dự án không gây mất nước cho thủy điện Trị An, không phải là tác nhân gây lụt chính cho thị trấn Đồng Nai, không làm gia tăng nhiễm mặn hạ lưu sông Đồng Nai và không làm ngập “thánh địa” Cát Tiên;
·           Dự án có khả năng bảo đảm xả nước lớn hơn mức dòng chảy tối thiểu/dòng chảy môi trường, giảm thiểu sự thiếu hụt nước sinh hoạt cho nhân dân xã Đồng Nai Thượng và cấp thêm nước sinh hoạt cho nhân dân thị trấn Đồng Nai huyện Cát Tiên vào mùa khô hạn.
Nhìn tổng thể, việc “đánh đổi” là có thể chấp nhận được, nhưng đây là sự đánh đổi có điều kiện.
 
4.         Các đại biểu yêu cầu khi quyết định thực hiện Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A chú trọng thực hiện các vấn đề sau đây khi xây dựng luận chứng và thực thi Dự án:
·           Trồng bù diện tích rừng bị ngập (~ 137ha) tại phân khu phục hồi sinh thái Cát Lộc; xây dựng tuyến đường tuần tra bảo vệ mới cho VQG thay tuyến đường bị ngập;
·           Nghiên cứu và thực hiện việc bổ sung cấp nước sinh hoạt vào mùa khô cho nhân dân thị trấn Đồng Nai;
·           Phối hợp với các đập thượng và hạ lưu nghiên cứu cùng các cơ quan chức năng xác lập và vận hành quy trình xả lũ liên hồ hợp lý, có giải pháp phòng ngừa các sự cố vỡ đập, mất an toàn đập;
·           Trong quá trình xây dựng, cần chú trọng việc bảo tồn các dấu tích khảo cổ nếu phát hiện được, tổ chức kiểm tra giám sát để giảm thiểu tác động đến VQG Cát Tiên và đến tài nguyên môi trường nói chung;
·           Hoàn thiện Báo cáo ĐTM của Dự án trình cấp có thẩm định và phê duyệt theo đúng hướng dẫn và trình tự của cơ quan quản lý môi trường.
 
5.         Các đại biểu kiến nghị VACNE nghiên cứu gửi công văn đến các địa chỉ cần thiết thuộc Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, các địa phương và tổ chức liên quan về việc cho phép triển khai Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A theo quan điểm phát triển bền vững. Công văn nêu rõ những nội dung cần bổ sung hoàn chỉnh để có đủ cơ sở xem xét quyết định cho đầu tư thực hiện. Công văn cũng cần đề nghị các cơ quan hữu quan tổ chức giám sát kiểm tra việc tuân thủ các quy định nhằm mục đích bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và di tích khảo cổ trong suốt quá trình chuẩn bị Dự án, xây dựng và vận hành công trình.
 
Toàn văn Báo cáo kết quả này đã được các đại biểu nhất trí thông qua tại Hội thảo.
 
Hà Nội, ngày 30/9/2011
 

Lượt xem: 1878

Các tin khác

Tri thức bản địa và sinh kế cộng đồng nhìn từ nguồn gen

(02/06/2014 01:59:PM)

Dãy Trường Sơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(28/05/2014 11:49:AM)

Bảo tồn sự đa dạng văn hóa-sinh học của các dân tộc trên dãy Trường Sơn

(23/05/2014 10:48:AM)

Có nên phát triển vùng trồng ba kích Tây Giang?

(22/05/2014 05:29:AM)

Mời dự Hội thảo khoa học về sản xuất sạch hơn

(28/03/2014 03:30:PM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần cuối)

(22/03/2014 09:28:AM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần 1)

(20/03/2014 08:56:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần cuối)

(01/03/2014 03:29:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần 2)

(27/02/2014 09:00:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE