quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Bài số 21: Chủ tịch Liên hiệp Hội UNESCO Việt Nam: Văn bản của Bộ VH-TT-DL có nhiều sai sót

Thứ Sáu, 07/04/2017 | 07:45:00 PM

(VACNE) - Báo Đời sống và Pháp luật vừa đăng bài phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam (LH) về phản ứng của Liên hiệp Hội UNESCO Việt Nam đối với văn bản số 932/BVHTTDL-TTr của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL). VACNE xin trích đăng bài phỏng vấn này; bạn đọc quan tâm có thể xem toàn văn bài phỏng vấn trên website http://www.doisongphapluat.com/

...........
 

Phóng viên: Thưa ông, chúng tôi được biết khi ban hành Văn bản số 932/BVHTTDL-TTr BVHTTDL đã dựa vào một văn bản pháp quy không có giá trị hiện hành để đánh giá và xử lý đối với LH. Dư luận muốn biết thái độ và ý kiến của LH về việc này?

Ông Nguyễn Xuân Thắng: Đây là công văn do bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL ký. Chúng tôi không tin rằng tập thể ban lãnh đạo Bộ VHTT&DL, cơ quan đầu ngành văn hóa của quốc gia lại phê chuẩn một chủ trương quan trọng liên quan đến hoạt động của ba tổ chức có uy tín bằng một văn bản có nhiều sai sót và sơ hở về mặt pháp lý đến như vậy. Những sơ hở đó không chỉ làm mất uy tín của chính ngành văn hóa mà còn làm tổn thất nặng cho các tổ chức xã hội dân sự, cho nhân dân. Tuy nhiên, thái độ nhất quán từ xưa đến nay của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam là nghiêm chỉnh chấp hành ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước, mặc dù, tôi xin nhấn mạnh là nhiều năm qua Bộ VHTT&DL đã đưa ra không ít quyết định, nhận định và chủ trương quan liêu, bất công, thiếu tinh thần xây dựng đối với Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.

Do đặc thù của tổ chức chúng tôi là gắn liền với hình ảnh UNESCO - một tổ chức quốc tế có uy tín, đồng thời mang tên của tổ chức đó trong tên gọi của mình, có sứ mạng là cánh tay nối dài giúp Chính phủ trong công tác UNESCO, có chức năng đối ngoại nhân dân và là thành viên của mạng lưới UNESCO phi chính phủ thế giới, do đó hơn 10 năm qua chúng tôi đã lựa chọn giải pháp “một điều nhịn chín điều lành” để tránh va chạm, xung đột với một số bộ phận công chức đang nằm trong bộ máy cơ quan công quyền nhằm mục đích bảo toàn hình ảnh của tổ chức trước công luận. Nhưng công văn lần này của bà thứ trưởng Bộ VHTT&DL đã đi quá xa, đã gửi tới tất cả các tỉnh thành trong cả nước, được rầm rộ tung lên báo chí và các trang mạng xã hội trước khi các các tổ chức liên quan biết đến văn bản này. Nội dung văn bản này đã làm cho dư luận trong và ngoài nước hiểu sai nghiêm trọng về tổ chức của chúng tôi.

Đứng trước yêu cầu chính đáng của hội viên và trách nhiệm giải đáp cho rất nhiều câu hỏi mà dư luận đặt ra với LH trong thời gian qua, Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã ra nghị quyết yêu cầu tôi thay mặt LH thực hiện nghĩa vụ đạo đức của mình là nói lên tiếng nói sự thật với công luận để bảo vệ danh dự cho tổ chức và bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên.

............

- Xin ông cho biết thêm ý kiến đánh giá của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam về nội dung nhạy cảm nào trong văn bản do bà Đặng thị Bích Liên ký mà ông gọi là “sai sót và sơ hở”.

Ngoài những việc chúng tôi đã nêu ở trên thì việc trích dẫn nội dung Luật Di sản, Luật thi đua khen thưởng của Nhà nước, trong đó trích dẫn cả nội dung “phong tặng danh hiệu vinh dự của nhà nước thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước” để áp lên hoạt động động viên, khen thưởng của các tổ chức xã hội dân sự là một việc làm khiên cưỡng, khó hiểu trong văn bản của bà Thứ trưởng Bộ VHTT&DL. Bà Liên quên mất rằng không chỉ nhà nước và các cơ quan công quyền mà toàn dân đều có trách nhiệm, có thái độ biết ơn, trân trọng, khuyến khích đối với những người có công trạng và thành tích. “Tôn vinh” hay “vinh danh” những người có công, có thành tích trong phạm vi chức năng, trách nhiệm của mình là một sinh hoạt hợp pháp, thể hiện đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tại sao lại cứ hễ đụng đến hai chữ “tôn vinh” hay “vinh danh” là cứ phải nâng quan điểm lên thành “danh hiệu vinh dự cấp nhà nước phải được Chủ tịch nước trao tặng” như nêu trong công văn 932/BVHTTDL-TTr? Vậy thì sinh ra các tổ chức xã hội dân sự để làm gì? Khi ra đời các tổ chức xã hội dân sự, Chính phủ luôn yêu cầu tất cả các tổ chức này phải xây dựng quy chế thi đua khen thưởng riêng và đặt vị trí công tác này như một nhiệm vụ chính trị.

Việc tặng danh hiệu nào, tên gọi gì, giúp đỡ và bảo trợ hoạt động cho ai là xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, do hoạt động và sáng kiến của nhân dân, do điều lệ của tổ chức quy định, được tổ chức đó chịu trách nhiệm trước luật pháp, miễn là không sử dụng tên của các giải thưởng, các danh hiệu quốc gia. Vậy thì tại sao các tên gọi đó phải được ghi trước trong điều lệ của các tổ chức xã hội như bà Liên đã nêu? Nếu như vậy thì Bộ Nội vụ cần phải phê chuẩn bao nhiêu trang giấy liệt kê cho đủ các danh hiệu, các tên gọi và các nội dung thi đua khen thưởng của các cơ quan, các tổ chức đoàn thể, nhất là đối với một tổ chức hoạt động trên nhiều lĩnh vực như LH các Hội UNESCO VN?

Trong khi Đảng và Nhà nước đang ra sức kêu gọi và huy động toàn dân đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước mà việc khen thưởng cho nhân dân, cho những người có thành tích lại khó khăn đến mức Bộ VHTT&DL phải nhảy vào "bao sân" như vậy? Có công lớn thì được đề nghị lãnh đạo Đảng và Nhà nước khen thưởng, vinh danh, đãi ngộ. Có công vừa thì các bộ ngành khen thưởng, tôn vinh. Người dân có thành tích với xã hội mà không có điều kiện công tác trong các cơ quan nhà nước chẳng nhẽ không xứng đáng được nhận sự tôn vinh, khen thưởng kịp thời của xã hội?

Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, theo luật định, có trách nhiệm phát hiện hội viên của mình có sai phạm để khiển trách, phát hiện người có công với tổ chức, với đất nước để khuyến khích, khen thưởng. Trong suốt 23 năm qua, LH chưa từng để xảy ra bất kỳ sự khiếu nại nội bộ nào trong công tác thi đua khen thưởng. Liên hiệp cũng chưa bao giờ nhân danh nhà nước, nhân danh BVHTTDL, nhân danh các tổ chức khác để thực hiện thi đua khen thưởng cho nội bộ và cho cộng đồng. Trên các bằng khen, giấy khen, bằng chứng nhận hay bằng bảo trợ của LH đều ghi rõ tên của tổ chức mình là “Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam”, nội dung khen thưởng đều ghi rõ “theo tiêu chí UNESCO” hoặc “theo tiêu chí của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam” và được gắn tem chống giả của Bộ Công an. Đó là một việc làm đúng chức năng, đúng luật, nghiêm túc và đúng trách nhiệm. Bởi vậy, việc áp đặt Luật di sản, Luật thi đua khen thưởng, áp đặt quy chế của “các giải thưởng danh dự cấp quốc gia” lên công tác thi đua khen thưởng thường xuyên của các tổ chức nhân dân không chỉ là một cách làm quan liêu, thiển cận mà xét đến cùng, dù vô tình hay có dụng ý cũng đều là tìm cách hạn chế sự hăng hái thi đua đóng góp của nhân dân vào các sự nghiệp chung của đất nước.

Chủ tịch Liên hiệp Hội UNESCO Việt Nam: Văn bản của Bộ VH-TT-DL có nhiều sai sót - Ảnh 7

Hoạt động cộng đồng của Hội viên Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam

 

(www.doisongphapluat.com/)

Lượt xem: 1652

Các tin khác

Hậu duệ Cây Di sản nghìn tuổi miền Đông Nam Bộ được trồng trên đất tổ Hùng Vương

(27/03/2024 09:47:PM)

Cây Bàng bên ngôi đình thờ danh tướng thời nhà Mạc được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(19/03/2024 05:31:PM)

Phát động Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

(15/03/2024 06:18:PM)

Cây Gạo cổ thụ của làng rèn ven sông Hồng được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(10/03/2024 05:44:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 2/2024

(09/03/2024 03:12:AM)

Kế hoạch hoạt động chính các tháng 3&4 năm 2024 của Hội

(29/02/2024 05:14:PM)

Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(27/02/2024 10:18:PM)

Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản

(22/02/2024 11:54:PM)

Đã cơ bản thống nhất việc biên soạn cuốn sách về tài nguyên thiên nhiên đóng góp cho phát triển xanh bền vững

(22/02/2024 11:40:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE