Nhà thơ Dương Thuấn, Hội những Người Yêu Ba Bể, hồ Ba Bể có diện tích 500ha - được ví như hòn ngọc thiên nhiên của Việt Nam - đang bị xâm lấn rất nhanh do tác động của con người gây ra.
GS.TS Đặng Hùng Võ: Ăt quỵt môi trường hiện nay một nghìn đồng, con cháu chúng ta sẽ phải trả nghìn đồng trong tương lai. (ảnh: Phạm Mạnh)
“Trước đây hồ Ba Bể dài khoảng 11km, rộng 1km, sâu 45m nhưng giờ chỉ còn khoảng hơn 8km và sâu chừng 25m do đã bị bồi lấp.” ông Thuấn nói, “Hồ Ba Bể đang chết dần trong hiện tại.”
Lần đầu tiên đến hồ Ba Bể năm 1994, đoàn chúng tôi còn uống nước hồ. Tuy nhiên, sau 15 năm, tôi không ngờ lòng hồ bị thu nhỏ và nông đi rất nhiều, nguồn nước thì ô nhiễm - GS.TS Phạm Vĩnh Cư, Chủ tịch Hội những Người Yêu Ba Bể, phát biểu tại cuộc gặp Hội những Người Yêu Ba Bể với các nhà báo chiều 26/4 tại Hà Nội.
Từ năm 2008, Công ty Cổ phần Khoáng sản Narihamico tiến hành khai thác mỏ sắt Pù Ổ (Khuổi Giang, Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn) thải nước rửa quặng chảy vào hồ.
Pù Ổ là khu mỏ ở đầu khe Khuổi Giang, một khe khá lớn cung cấp nước sạch cho dân cư hai thôn Thôm Phả và Chợ Điểng. Nó cũng là một trong những khe suối cung cấp nước cho suối Bó Lù chảy vào hồ Ba Bể. Tuy nhiên, nạn khai thác các mỏ quặng trên các dãy núi trong lưu vực đã góp phần bồi lấp nhanh chóng hồ Ba Bể.
“Chuyến đi thực địa vừa qua cho tôi cảm giác tài nguyên thiên nhiên của đất nước bị tàn phá vô cảm, vô trách nhiệm”, GS.TS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ&Môi trường, bức xúc.
Trong đơn kiến nghị gửi Hội Đồng hương Bắc Kạn tại Hà Nội, dân phản ánh mỏ quặng sắt Khuổi Giang đang khai thác đã gây ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến công việc trồng trọt của dân.
“Dân bực mình vì nguồn nước bị ô nhiễm, tưới lúa thì lúa bị chết”, GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên&Môi trường, nói, “Nhưng chính con cái họ phải đi làm cho công ty khai thác khoáng sản để kiếm vài đồng vì dễ hơn trồng lúa.”
Muốn giàu có phải đánh đổi nhưng người khôn phải biết đánh đổi cái gì, không thể mang cái giá trị ra đánh đổi. Tìm cách khắc phục môi trường hiện nay sẽ tránh được phải trả giá đắt trong tương lai rất nhiều - GS.TS Đặng Hùng Võ bày tỏ.
“Chúng ta đánh đổi những cái thiên nhiên ban tặng cho con người để lấy vài đồng thì con cháu chúng ta sẽ phải trả nghìn đồng.” TS Võ thổ lộ, “Phát triển kinh tế bằng du lịch có lẽ là hướng đi phù hợp đối với Bắc Kạn.”
Vườn quốc gia Ba Bể có tổng diện tích 10.048ha thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Hệ thống thủy văn vườn quốc gia Ba Bể bao gồm bốn con sông, suối chính nối với hồ Ba Bể. Hồ Ba Bể, có diện tích 500 ha, gồm ba cái bể hợp thành gồm Pé Léng, Pé Lù, Pé Lầm. Ngoài ra còn có hai hồ nhỏ là Pé Vài và Pé Nản. Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất của Việt Nam. Năm 1995, hội nghị hồ nước ngọt trên thế giới tổ chức tại Mỹ đã công nhận hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Năm 2004, vườn quốc gia Ba Bể lại được công nhận là vườn di sản ASEAN.
Những nghiên cứu về đa dạng sinh học đã thống kê vườn có 1268 loài thực vật bậc cao thuộc 672 chi và 162 họ. 553 loài động vật có xương sống bao gồm 81 loài thú, 322 loài chim, 27 loài bò sát, 17 loài ếch nhái và 106 loài cá. Đặc biệt ở đây có một số loài đặc hữu phân bố rất hẹp ở Ba Bể như vạc hoa, cá cóc, vọoc mũi hếch.
|
Mỏ Pù Ổ đã gây ra ô nhiễm môi trường