quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Không vì kích cầu mà quên bảo vệ môi trường

Thứ Sáu, 17/07/2009 | 10:16:00 PM

Cho rằng lâu nay hàng loạt dự án treo không phải tại thủ tục lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) rườm rà và mất thời gian, các chuyên gia khẳng định nếu để kích cầu cho các dự án mà dễ dãi trong thẩm định môi trường, đất nước sẽ phải gánh hậu quả.

Không vì kích cầu mà quên bảo vệ môi trường

(Vietnam Net, 05/06/2009)

 - Cho rằng lâu nay hàng loạt dự án treo không phải tại thủ tục lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) rườm rà và mất thời gian, các chuyên gia khẳng định nếu để kích cầu cho các dự án mà dễ dãi trong thẩm định môi trường, đất nước sẽ phải gánh hậu quả.

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản mà QH sắp xem xét thông qua, Luật Bảo vệ môi trường được sửa theo hướng báo cáo ĐTM không cần trình đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án như quy định hiện hành. Chỉ cần phê duyệt ĐTM trước khi khởi công.

 

Ông Nghiêm Vũ Khải. Ảnh: LN

TS Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường QH cho rằng cần phân tích, cân nhắc kỹ.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban Phản biện xã hội, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, nói kích cầu là hỗ trợ DN về vốn, công nghệ, kỹ năng quản trị chứ không thể giảm bớt hay hy sinh quyền lợi của cộng đồng và xã hội.

Bảo vệ môi trường (BVMT) là trách nhiệm xã hội của DN. Để tạo điều kiện cho dự án nhanh khởi công, cần tăng cường năng lực cho khâu lập báo cáo và thẩm định báo cáo ĐTM, không thể nới lỏng trách nhiệm cho DN.

"Thẩm định ĐTM không nghiêm túc tạo điều kiện cho DN lách luật hoặc thực thi trách nhiệm không nghiêm. Việc lách luật cũng đem lại lợi nhuận phi pháp. Cứ xem vụ Vedan Đồng Nai thì rõ", ông Hòe nhấn mạnh.

Cần kích cầu bảo vệ môi trường

 

Lý do đưa ra sửa Luật là để tạo điều kiện thúc đẩy nhanh các thủ tục cho một dự án sớm được khởi công vì nhiều DN kêu rằng thời gian lập ĐTM kéo dài, ảnh hưởng tiến độ?

TS Nghiêm Vũ Khải: Được thiết kế  với tư tưởng phát triển bền vững đảm bảo hài hòa 3 trụ cột: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và BVMT, Luật hiện hành không làm khó DN.

Nội dung ĐTM phải đưa ra yêu cầu tối thiểu như hiện trạng, sức chịu tải, các tác động xấu, rủi ro, sự cố, biện pháp phòng ngừa, dự toán kinh phí bảo vệ, ý kiến nhân dân...

Luật quy định chủ dự án tự làm hoặc thuê tổ chức dịch vụ tư vấn và phải chịu trách nhiệm về kết quả. Như vậy DN có thể bỏ tiền thuê dịch vụ, tránh rủi ro, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển, kể cả khả năng bị đình chỉ do gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đồng thời gây dựng được thương hiệu tốt.

Mặt khác, chi phí của DN cho BVMT còn góp phần nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia. Tôi cho rằng cần phải “kích cầu bảo vệ môi trường” ngoài kích cầu kinh tế.

 

 

PGS.TS Nguyễn Đình Hòe. Ảnh:NL

PGS. TS Nguyễn Đình Hòe: Phải đầu tư tăng cường năng lực và kiểm soát chặt chẽ hơn cho khâu này, kể cả quy định thời gian tối đa cho việc lập một báo cáo ĐTM chứ sao lại giảm nhẹ một khâu rất quan trọng này.

 

Vậy nếu quy định mới được áp dụng, dự án đã phê duyệt mà các yêu cầu trên về môi trường không đảm bảo thì xử lý thế nào?

TS Nghiêm Vũ Khải: Đúng là “tiến thoái lưỡng nan”. Nếu đình chỉ dự án thì ai chịu chi phí đã bỏ ra? Xử lý sao các cam kết, hợp đồng đã ký? Còn nếu tiếp tục thực hiện dự án thì sai luật.

Nói rằng vì DN bức xúc về việc lập ĐTM, nhưng việc tạo điều kiện cho DN cũng là trách nhiệm của QH, như hỗ trợ lãi suất, miễn giảm thuế, kích cầu...

Nhưng giúp đỡ không bao hàm việc miễn trừ. Thậm chí có thể xem xét việc hỗ trợ DN một phần hoặc toàn bộ chi phí lập ĐTM.

Thẩm định dễ dãi

Nếu chưa sửa Luật thì theo ông, nên có giải pháp gì?

TS Nghiêm Vũ Khải: Chưa nhất thiết sửa. Nếu thấy cần thiết, QH có thể giao Chính phủ áp dụng một số biện pháp, cơ chế riêng tạm thời trong thời hạn vài năm với những dự án cấp bách để khắc phục suy giảm kinh tế.

Trước đây ta chấp nhận nhập công nghệ cũ gây ô nhiễm trong các ngành nhuộm, dệt, giấy... vì kinh tế khó khăn, chưa lường được tác hại.

 

Theo Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường, sửa Luật Bảo vệ môi trường chỉ là để đáp ứng yêu cầu trước mắt.
 
 Ông Phạm Khôi Nguyên cũng chỉ rõ, thay đổi theo hướng này đòi hỏi sự công tâm và tinh thần trách nhiệm của người phê duyệt báo cáo môi trường. Ngoài ra, cũng đòi hỏi bản lĩnh của người ra quyết định đầu tư có dám cho dừng dự án lại hay không, trong trường hợp báo cáo không đạt.
Bây giờ đã có kinh nghiệm và không khó khăn, nên cần biểu dương các địa phương đã từ chối thẳng những dự án lớn nhưng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm.

Thực tế, chi phí lập ĐTM chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng đầu tư dự án? Có phải vì khâu lập ĐTM chưa nghiêm, DN cũng không tuân thủ pháp luật, nên ĐTM có cũng như không, nên tốt nhất là cởi mở luôn theo hướng thoáng hơn không?

TS Nghiêm Vũ Khải: Chi phí bảo vệ môi trường của một dự án bao gồm chi phí lập ĐTM, xây dựng và vận hành các công trình xử lý chất thải và không phải khoản tiền lớn so với tổng đầu tư.

Quy định pháp luật đầy đủ, nhưng nếu quản lý nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu thì phải tăng cường năng lực.

Năm 2008 Ủy ban Khoa học, Công nghệ, Môi trường QH đã đi giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về xử lý ô nhiễm môi trường tại các KCN, kinh tế, đô thị. Kết quả: trong hơn 200 KCN, chỉ dưới 20% có khu xử lý nước thải tập trung.

Tỷ lệ vận hành thường xuyên còn thấp hơn nhiều. Theo Quyết định 64/QĐ-TTg 2003, cả nước còn trên 4.000 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng phải xử lý, di dời, chưa kể những cơ sở được thống kê từ năm 2003 trở lại đây.

Nếu nới lỏng hơn thì tình trạng vi phạm sẽ tiếp tục gia tăng, ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Không thể lùi thêm được nữa.

PGS.TS Nguyễn Đình Hòe: Nếu DN lập ĐTM thiếu nghiêm túc thì không phải do luật đòi hỏi chi tiết mà vì chi phí cho lập ĐTM phải “chia chác” hay sử dụng chưa đúng mục đích khiến kinh phí thực sự bị cắt giảm.

Thứ hai, do năng lực của một bộ phận chuyên gia lập và thẩm định ĐTM yếu. Cũng có thể còn sự nể nang, dễ dãi trong khâu thẩm định ĐTM.

Nếu nhà quản lý môi trường cũng phải liên đới chịu trách nhiệm về sự cố và ô nhiễm do khâu thẩm định báo cáo ĐTM thì các báo cáo ĐTM sẽ phải có chất lượng

Là chuyên gia môi trường, ông có được tham khảo ý kiến cho việc sửa đổi luật không?

PGS. TS Nguyễn Đình Hòe: Tôi và rất nhiều nhà khoa học về lĩnh vực môi trường,  kể cả Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường VN đều không được tham khảo ý kiến.

  • Lê Nhung 

Lượt xem: 2980

Các tin khác

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

Thách thức khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

(22/03/2024 07:08:AM)

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

(17/03/2024 06:53:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE