quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

10 Năm CDS 3: Bảo tồn Cây Di sản góp phẩn bảo vệ môi trường và sức khỏe cho cộng đồng

Thứ Tư, 01/04/2020 | 09:19:00 AM

(VACNE) Thời gian 10 năm chưa dài nhưng cũng đủ, để nói rằng: Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam do Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) phát động đã góp phần không nhỏ vào lĩnh vực bảo vệ môi trường và thiết thực bảo vệ sức khỏe cho người dân địa phương, nhờ có sự chung tay góp sức của cộng đồng cả nước.

Có thể khẳng định, mô hình Bảo tồn Cây Di sản do VACNE phát động và triển khai từ ý tưởng của dân. Bởi truyền thống bảo vệ, chăm sóc cây cổ thụ tại các làng quê, cũng như đô thị trên lãnh thổ Việt Nam đã có từ lâu. Và mọi hoạt động đều xuất phát từ tinh thần tự nguyện của cộng đồng cũng như nhu cầu thực tiễn của địa phương. Vì vậy, khi VACNE khởi xướng Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (năm 2010) đã lập tức nhận được sự hưởng ứng tích cực của cả cán bộ và người dân. Hơn thế, các hoạt động của mô hình này đều do dân tự tổ chức, với nhiều mô hình rất linh hoạt và sáng tạo; góp phần hướng tới mục tiêu: bảo vệ di sản của cha ông, bảo vệ cảnh quan môi trường và góp phần phục hồi sức khỏe cho cộng đồng.

Từ thực tiễn cuộc sống, mọi người dân đều hiểu rõ: cây xanh (đặc biệt là những cây lâu năm có tán rộng) rất hữu ích với môi trường và bảo vệ sức khỏe con người, nhờ có giá trị điều hòa vi khí hậu (tạo bóng râm mát, che bức xạ mặt trời, trong quá trình lục diệp hóa, cây xanh hấp thụ nhiệt, hấp thụ khí độc hại CO2 và nhả ra dưỡng khí O2…). Cây xanh nói chung cũng như cây cổ thụ nói riêng, không chỉ góp phần cải thiện chất lượng môi trường không khí bằng cách hấp thụ các khí thải ô nhiễm, lọc bụi, hút giảm tiếng ồn… mà rễ cây còn có tác dụng hỗ trợ thẩm thấu nước mưa, ngăn xói lở bờ đất dốc, hạn chế ngập úng cho vùng trũng thấp; đồng thời tạo ra cảnh quan kỳ vĩ thu hút khách du lịch. Hầu hết những Cây Di sản đều có giá trị lớn về văn hóa, tâm linh và được coi như những “chứng nhân” của lịch sử. Rất nhiều cây trở thành “điểm tựa” về niềm tin, là môi trường sinh thái không thể thiếu của cộng đồng địa phương. Điển hình như những cây đầu nguồn bến nước ở vùng núi, vùng Tây Nguyên và những cây trong khuôn viên đình, chùa ở vùng đồng bằng, ven biển. Rất nhiều khách quốc tế khẳng định: muốn trở lại Việt Nam du lịch, bởi sức hút vể vẻ đẹp thiên nhiên, cũng như môi trường, cây xanh.

DSC_0592.jpg

Lễ công nhận Cây Di sản tại Quốc Oai – Hà Nội

Xuất phát từ nhận thức đó, cũng như nhận biết rõ giá trị to lớn của cây cổ thụ; vai trò to lớn của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, bảo tồn Đa dạng sinh học. Hội BVTN&MT Việt Nam đã khởi xướng, tổ chức Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam. Sự kiện này. được tổ chức đúng vào dịp cả nước cùng hướng về Đại lễ nghìn năm Thăng Long Hà Nội (2010), Năm quốc tế về Rừng, mở đầu cho Thập kỷ về Đa dạng sinh học.

Để có niềm tin của cộng đồng, mọi hoạt động liên quan đến mô hình, đều được Hội BVTN&MT Việt Nam phổ biến công khai và rộng rãi, với những quy định rất cụ thể. Từ việc thành lập Hội đồng, hồ sơ đăng ký và quy trình xét duyệt, đến phương thức tổ chức công nhận Cây Di sản tại địa phương.

Cũng nhờ có mục tiêu rõ ràng, không vụ lợi; việc tổ chức hoạt động minh bạch vì cộng đồng, nên ngay từ đầu Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam được các cấp chính quyền, đoàn thể và người dân hưởng ứng và ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ. Mô hình đã thu hút được mọi thành phần xã hội và lứa tuổi tham gia, đặc biệt là những người cao tuổi, các vị chức sắc tôn giáo. Nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan truyền thông đã tham gia và cổ vũ động viên. Tất cả các hoạt động liên quan đều được các cơ quan, doanh nghiệp đồng thuận hỗ trợ (kể cả tinh thần, vật chất và tài chính) cho bà con địa phương. Cũng nhờ đó, mô hình Bảo tồn Cây Di sản đã nhanh chóng trở thành phong trào rộng khắp cả nước. Sau khi cây cổ thụ của địa phương được công nhận, một số nơi tên địa bàn các tỉnh: Hà Nam, Vĩnh Phúc, các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng… còn hình thành Ban quản lý và Quỹ Bảo vệ chăm sóc Cây Di sản. Nên mô hình ngày càng phát triển, dù không có nguồn lực của Nhà nước đầu tư.

Cụ thể, trong 10 năm qua Hội BVTN&MT Việt Nam đã xét hàng vạn hồ sơ, trong đó đã công nhận gần 4.000 cổ thụ (thuộc 123 loài thực vật) trên địa bàn 53 tỉnh, thành phố là Cây Di sản Việt Nam, để cộng đồng tổ chức Lễ tôn vinh, khơi dậy niềm tự hào cho người dân, được mọi người cùng quan tâm bảo vệ tốt hơn. Nếu xét riêng về kinh phí, so với kinh phí trồng chăm sóc bảo vệ cây xanh của Tp. Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018 (443 tỉ đồng) thì việc duy trì, bảo vệ gần 4.000 cây cổ thụ của mô hình này đem lại cho xã hội trong suốt 10 năm qua là không nhỏ.

Có được thành quả này, là do mô hình đáp ứng được nguyện vọng của cộng đồng. Bảo tồn cây cổ thụ, đặc biệt là những Cây Di sản không chỉ khơi dậy niềm tự hào của người dân địa phương, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, mà còn góp phần giữ gìn cảnh quan môi trường và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Có thể nói, hoạt động Bảo tồn Cây Di sản còn là cơ hội tôn vinh nét đẹp truyền thống của người Việt – một cộng đồng các dân tộc biết trân trọng quá khứ, yêu thiên nhiên, môi trường. Những tộc người luôn xác định: cây cổ thụ là cầu nối lịch sử; những hoạt động bảo vệ Cây Di sản là cơ hội để bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân. Vì thế, có thể nói: mô hình cộng đồng Bảo tồn Cây Di sản do VACNE triển khai trong những năm qua, với mục tiêu ban đầu là: bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan môi trường, đã vượt quá yêu cầu mong đợi. Mô hình đang góp phần bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và  phát triển bền vững đất nước./.

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam

Lượt xem: 1892

Các tin khác

(TTXVN): Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản Việt Nam

(13/01/2025 10:38:AM)

Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(11/01/2025 11:14:PM)

Video của Đài Truyền hình TP HCM: CÔNG NHẬN 8 CÂY DI SẢN VIỆT NAM TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

(02/01/2025 09:57:AM)

(Báo Tuổi trẻ) - Video "Cận cảnh 8 cây quý vừa được công nhận cây di sản ở Thảo cầm viên"

(02/01/2025 09:46:AM)

Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(01/01/2025 11:53:PM)

(nld.com.vn): Thảo Cầm Viên: 8 cây di sản kể chuyện lịch sử thiên nhiên

(01/01/2025 04:21:PM)

(Tuoitre.vn): Thảo cầm viên có 8 cây cổ thụ được công nhận là cây di sản

(01/01/2025 04:16:PM)

(Tienphong.vn): Nhìn gần 8 cây cổ thụ ở Thảo cầm viên vừa được công nhận là cây di sản

(01/01/2025 04:10:PM)

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải.

(30/12/2024 01:21:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE