quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

(VFEJ): Công nhận cây di sản bồ đề ở Hà Nội

Thứ Tư, 29/08/2012 | 06:03:00 AM

(Vfej.vn)-Cây bồ đề ôm cổng một ngôi đình hàng trăm năm tuổi ở TP Hà Nội được công nhận là cây di sản Việt Nam, do Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam phối hợp với với UBND phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, tổ chức sáng 28/8 tại Hà Nội.


 

Cây có chiều cao 35 mét, chu vi hơn 17 mét nằm trong khuôn viên đình Thượng Thụy rộng hơn 1.600 m2, đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 2011 - cụ Nguyễn Văn Bích, trưởng ban quản lý di tích đình Thượng Thụy, cho biết.

DSC_0092.jpg

 
Cây bồ đề đầu tiên ở Hà Nội được công nhận là cây di sản Việt Nam (Ảnh: VACNE)

“Cây bồ đề tự mọc ở khe cổng bên trái của ngôi đình cách đây hơn trăm năm”, cụ Bình nói, “Sau đó ban quản lý và dân làng phá một vế cổng bên phải và giữ cây bồ đề ôm trọn nửa cổng bên trái của ngôi đình như ngày nay.”

 

Theo ông Vũ Hoài Phương, trưởng phòng văn hóa thể thao&du lịch quận Tây Hồ, cây bồ đề ở đình Thượng Thụy là cây thứ ba của phường Phú Thượng và là cây thứ 28 ở quận Tây Hồ được vinh danh là cây di sản Việt Nam.

 

Hiện nay cây bồ đề nằm ở phía bên phải giáp hàng rào đã được xây mới năm ngoái. Trước đó năm 2003, ban quản lý cho xây cổng mới cùng với cầu bắc qua ao ngay trước cổng dẫn vào sân đình.

 

“Đình có thể hỏng, thậm chí phế tích thì chúng ta vẫn có thể phục dựng được. Còn cây mất đi, chúng ta cũng có thể trồng cây khác nhưng không thể giữ được tuổi thọ thâm niên của cây”, ông Phương nói.

 

TS Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam, chúc mừng ban quản lý cũng như dân làng nhân ngày nhận bằng công nhận cây di sản Việt Nam cho cây bồ đề. Phong trào bảo vệ cây di sản Việt Nam đã lan rộng ra hơn 30 tỉnh thành trên cả nước với hàng trăm hồ sơ gửi về đề nghị xét duyệt và công nhận cây di sản. Đến nay Hội đã công nhận được 262 cây di sản ở khắp các vùng miền từ vùng núi Cao Bằng tới Côn Đảo ở cực nam của tổ quốc.

 

“Tập đoàn 79 cây gồm thị, me, bàng, bằng lăng ở Côn Đảo trở thành cây di sản quốc gia với số cây được công nhận nhiều nhất nước”, TS Sinh chia sẻ.

 

Trong số những cây đã và sắp được công nhận, có cây Samu dầu cao hơn 70m ở vườn quốc gia Pù Mát của tỉnh Nghệ An; Cây táu 2.100 năm tuổi ở miếu Thiên Cổ tại TP Việt Trì của tỉnh Phú Thọ và ngày mồng 1/9 tới đây, Hội tổ chức lễ công nhận cho cây đa có chu vi 44m ở đền Thượng của tỉnh Lào Cai.

 

“Chúng ta không chỉ phát huy truyền thống bảo vệ, chăm sóc cây di sản Việt Nam mà còn bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững đất nước”, TS Sinh nói.

Minh Phúc
(VFEJ)

 

Lượt xem: 1418

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE