quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DỰ ÁN VACNE - GAHP

(thiennhienmoitruong.vn): Tác động của ô nhiễm môi trường đối với đa dạng sinh học biển của Việt Nam

Thứ Tư, 16/03/2022 | 06:59:00 PM

TMO - Việt Nam là quốc gia có tài nguyên biển phong phú với tính đa dạng sinh học cao. Nguồn tài nguyên quý giá này đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế-xã hội từ nguồn lợi biển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đa dạng sinh học biển đang suy giảm nghiêm trọng. Điều này, đặt ra yêu cầu bức thiết trong công tác bảo tồn để giữ gìn tính đa dạng vốn có.

Cho đến nay, vùng biển Việt Nam đã có trên 11.000 loài động, thực vật được phát hiện. Trong khu hệ sinh vật biển đã phát hiện có khoảng 6.500 loài động vật có đáy, hơn 2.100 loài cá, 653 loài rong biển, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước.

 

 

Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học biển của thế giới

 

Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm biển đang ngày càng gia tăng khiến cho đa dạng sinh học biển ở nước ta đang suy giảm nghiêm trong. Trong số đó, các nguồn gây ô nhiễm biển như tràn dầu trên biển, kim loại nặng trong nước, đổ chất thải xuống sông và nước thải đô thị được coi là những nguyên nhân chính làm gia tăng tình trạng ô nhiễm biển.

 

Theo thống kê, hàng năm có khoảng 200 triệu tấn dầu được vận chuyển qua các vùng biển ngoài khơi Việt Nam từ Trung Đông tới Nhật Bản và Triều Tiên. Biển Đông trở thành địa điểm thăm dò và khai thác dầu khí nhộn nhịp.

 

Tại kết quả quan trắc và phân tích môi trường, hàm lượng đồng,chì, thiếc ở các vùng nước ven biển gần các thị trấn và trung tâm công nghiệp lớn hơn nhiều lần so với mức tự nhiên của chúng trong nước biển. Ngoài ra, công cuộc đô thị hóa nhanh chóng, cơ sở hạ tầng xử lý nước thải kém hiệu quả đang làm suy thoái chất lượng nước ở các cửa sông, đặc biệt là vùng ben biển Đồ Sơn (Hải Phòng), Đà Nẵng, Vũng Tàu.

 

Ô nhiễm môi trường biển tại các thị trấn, khu công nghiệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh tồn và phát triển của sinh vật biển 

 

Những nguyên nhân trên đã dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học biển nghiêm trọng. Kết quả đánh giá tổng thể điều kiện môi trường tại các hệ sinh thái biển ven bờ Việt Nam của Viện Tài nguyên và Môi trường biển giai đoạn 2016-2020 chỉ rõ: Tất cả các hệ sinh thái ven biển đều đã bị suy thoái ở mức độ khác nhau thể hiện ở cả cấu trúc và chức năng.

 

Theo thống kê của Viện Tài nguyên và Môi trường biển, trong vòng 20 năm qua Việt Nam đã mất 12% số rạn san hô, 48% số rạn san hô khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng.

 

Diện tích các rạn san hô bị mất, tập trung chủ yếu ở các vùng có dân cư sinh sống như Vịnh Hạ Long, các tỉnh ven biển miền Trung. Sự suy giảm diện tích và những tổn thương của nhiều rạn san hô đã làm suy giảm đa dạng sinh học, sinh thái và chất lượng môi trường biển. Đồng thời, gây ra thiệt hại cho ngành du lịch, thủy sản cũng như sinh kế của các cộng đồng dựa vào nguồn lợi ven biển.

 

 

Sự suy giảm nghiêm trọng của rạn san hô Cô Tô cho thấy những ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm môi trường tới tài nguyên biển  

 

Trong đó, sự suy giảm đa dạng sinh học hệ sinh thái san hô tại đảo Cô Tô là ví dụ điển hình cho tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường biển đến đa dạng sinh học biển. Rạn san hô Cô Tô từng được đánh giá là rạn đẹp nhất, diện tích phân bố lớn nhất tại khu vực Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, tính đến năm 2020, hệ sinh thái rạn san hô tại vùng biển Cô Tô đã mất khoảng 90% về độ phủ và phạm vi phân bố. 

 

Cùng với các rạn san hô, thì thảm cỏ biển được đánh giá là hệ sinh thái biển quan trọng, nhưng cũng đang đứng trước nguy cơ bị tổn thương và suy thoái. Diện tích các thảm cỏ Việt Nam đến năm 2010 là trên 20.000ha, trong đó dải ven bờ khoảng 10.000ha. Những khu vực có diện tích lớn, tập trung hiện nay chỉ còn trong các đầm phá ven biển miền Trung chiếm khoảng hơn 75% tổng diện tích thảm cỏ biển ven bờ.

 

 

Sự suy giảm nghiêm trọng của thảm cỏ biển ở miền Trung cũng xuất phát từ ô nhiễm môi trường biển 

 

Ô nhiễm môi trường còn tác động nghiêm trọng đến sự phát triển của hệ sinh thái đầm phá ven biển. Theo nghiên cứu của Viện Tài nguyên và Môi trường biển, hiện nay tất cả 12 hệ sinh thái đầm phá ven biển miền Trung đều bị suy thoái. Đặc biệt các hệ sinh thái vùng triều, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn cùng các loài kinh tế, quý hiếm là các hợp phần sinh thái quan trọng trong các đầm hồ đã bị suy giảm nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng.

 

Trước thực trạng đa dạng sinh học biển đang bị đe dọa nghiêm trọng, Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã đề xuất những giải pháp để bảo tồn tính đa dạng quý giá của tài nguyên biển. Theo đó, cần quản lý hệ sinh thái biển dựa trên tính đặc thù của từng hệ để không phá vỡ thành phần cấu trúc cũng như chức năng vốn có của nó.

 

Trong bối cảnh cơ chế thị trường, việc bảo vệ tài nguyên và môi trường cần có sự kết hợp hài hòa giữa các giải pháp như: Tăng cường thể chế, chính sách bảo vệ các hệ sinh thái ven biển; Tổ chức các hoạt động phục hồi và bảo vệ tài nguyên môi trường biển; Phát huy vai trò của khoa học công nghệ trong việc nghiên cứu những phương pháp mới cho hiệu quả cao. Đồng thời, mở rộng cơ chế hợp tác quốc tế và sớm thực hiện quy hoạch, quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên có hợp phần là các hệ sinh thái ven biển.

 

 

Việc thiết lập các khu bảo tồn là giải pháp hiệu quả để quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học biển trước tình trạng ô nhiễm môi trường biển gia tăng 

 

Việc thiết lập khu bảo tồn biển là xu thế tất yếu trong mục tiêu hướng đến phát triển kinh tế biển bền vững. Khu bảo tồn biển là công cụ quản lý hữu hiệu để duy trì và phát triển các ngành kinh tế dựa và hệ sinh thái biển như nghề cám du lịch biển, nơi bảo tồn, lưu giữ, tạo hiệu ứng phục hồi tài nguyên biển

 

Trong những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản biển đang có dấu hiệu suy giảm đặc biệt tại các khu vực biển ven bờ. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các cơ sở khoa học cho việc quản lý, quy hoạch đa dạng sinh học và phục hồi các loài sinh vật biển quý hiếm đang trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu.

 

Ngọc Linh

(thiennhienmoitruong.vn)

Lượt xem: 2310

Các tin khác

Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(13/01/2025 02:36:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 12/2024

(09/01/2025 09:45:AM)

Phóng sự ảnh về tổng kết chương trình vì môi trường xanh quốc gia năm 2024

(06/01/2025 09:28:AM)

Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe thị dân và thích ứng với BĐKH

(02/01/2025 11:27:AM)

Tổng kết chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024”

(30/12/2024 02:14:PM)

Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long

(23/12/2024 12:23:AM)

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(16/12/2024 12:32:PM)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới – kinh nghiệm từ vacne

(13/12/2024 02:58:PM)

Hy vọng những đóng góp thiết thực của Chương trình NCKH cấp quốc gia NET ZERO

(12/12/2024 11:50:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE