(ThanhtraVietNam) - Đó là phát biểu của TS Nguyễn Ngọc Sinh - Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Thủ đô (VACNE) trong Hội thảo khoa học “Cùng hành động vì Môi trường Thủ đô”.
Theo khảo sát, Hà Nội được đánh giá là có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao, không chỉ về thành phần động, thực vật (ngành, họ, chi, giống, loài) mà còn về Hệ sinh thái (HST) và nguồn gen quý hiếm. Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, chương trình bảo tồn nguồn gen đã bảo tồn và lưu giữ hơn 14.000 nguồn gen của hơn 2000 loài cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây dược liệu... Một bộ phận quan trọng của các giống này là nguồn gen bản địa với nhiều đặc tính quý.
Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: Lê Hoàng
Tuy nhiên vì nhiều lý do, Hà Nội đang đứng trước nguy cơ suy giảm ĐDSH. Vì vậy, ngày 31/10/2012, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch bảo tồn ĐDSH Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030: Nhằm bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững các nguồn gen quý hiếm, ĐDSH và HST tự nhiên quan trọng, đặc thù của Hà Nội.
Tại Hội thảo lần này, GS. TS Mai Đình Yên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Thủ đô (VACNE) cũng đã đưa ra những ý kiến xoay quanh vấn đề phòng ngừa và loại trừ sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn thủ đô Hà Nội, ông nêu rõ:
GS. TS. Mai Đình Yên - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Thủ đô (VACNE). Ảnh: Lê Hoàng
“Vấn đề loại trừ sinh vật ngoại lai xâm hại là vấn đề rất khó khăn, điều cần thiết là phải phân loại theo danh sách từng giống loài”. Ông cho biết thêm: sau khi điều tra 29 quận, huyện, thị xã và 14 Hệ sinh thái, kết quả là theo Thông tư của Bộ TN&MT xác nhận có mặt ở Hà Nội là 31 loài, riêng nhóm sinh vật ngoại lai xâm hại là 21 loài và theo Thông tư 27 của Liên bộ TN&MT và Bộ NN&PTNN là 18 loài.
Tại Hội thảo, GS TS Đặng Kim Chi cũng đã chỉ rõ những phương pháp tái chế chất thải nhựa gồm: Phương pháp cơ học, hoá học, phương pháp nhiệt sử dụng chất thải nhựa như dạng nhiên liệu, phương pháp khí hoá. Bà cũng nhấn mạnh để giảm thiểu phát sinh chất thải nhựa cần thay thế hay hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa bằng các sản phẩm phi nhựa thân thiện môi trường; sản xuất các vật liệu tương ứng tính năng nhựa truyền thống nhưng đồng thời chất thải nhựa phải phân huỷ được theo thời gian nhất định. Bà Kim Chi cũng chia sẻ, những phương pháp hiện đang được áp dụng khá phổ biến tuy nhiên đã để lại nhiều tác động xấu tới môi trường và đặt ra cho các nhà khoa học trách nhiệm tập trung nghiên cứu các phương pháp xử lý chất thải nhựa hiệu quả hơn mà hạn chế được các tác động gây ô nhiễm môi trường đó là sử dụng enzim “ăn” nhựa, sử dụng sâu “ăn” nhựa, đặc biệt là tái chế chất thải nhựa thành dầu diezel.
Về vấn đề ô nhiễm do chất thải plastic, TS Đỗ Thanh Bái - Hội Môi trường Công nghiệp Việt Nam cũng đặt ra câu hỏi: “Liệu rủi ro về sức khỏe và an toàn cho công nhân tái chế phế liệu nhựa, có thể trở nên trầm trọng hơn nếu không có thủ tục phòng ngừa thích hợp”. Trong các hợp chất có nguồn gốc từ sự thoái hóa polyme, các hợp chất có nguồn gốc từ các chất phụ gia nhựa và có khả năng bắt nguồn từ chất gây ô nhiễm polyvinyl clorua (PVC), dư lượng thực phẩm, chất tẩy rửa, chất tẩy nhờn. và vân vân được phát hiện từ nhựa phế thải. Do đó, tan chảy nhựa thải, như được tiến hành trong các cơ sở tái chế, có thể tạo ra một lượng lớn các hợp chất có khả năng độc hại hơn là sản xuất nhựa nguyên chất. "Trong trường hợp nhựa cháy là khói chứa hydro xianua, hydro clorua và isocyanate; Bởi vì "Trong quá trình sản xuất nhựa, các sản phẩm độc hại có thể xâm nhập vào môi trường làm việc do việc làm nóng bằng nhựa" các quy trình sàng lọc để phân tích môi trường và đánh giá rủi ro là cần thiết để xác định mức độ rủi ro của người lao động chấp nhận được hay không".
TS Đỗ Thanh Bái - phát biểu về Ô nhiễm plastic. Ảnh: Lê Hoàng
Thêm vào đó, Hội thảo đã nêu thêm những vấn đề về ô nhiễm chất thải nhựa như: Plastic và vấn đề ô nhiễm do chất thải plastic; Chất thải nhựa trên biển; Một số giải pháp kỹ thuật - công nghệ tái chế, giảm thiểu chất thải nhựa. TS. Đỗ Thanh Bái - Hội Môi trường Công nghiệp Việt Nam đã cho biết hiện trạng ô nhiễm chất thải plastic, đồng thời cũng đưa ra các giải pháp trong đó, có các giải pháp liên quan đến chính sách và quản lý phát sinh chất thải plastic của Thế giới và của Việt Nam bao gồm: tăng cườn tái sử dụng sản phẩm nhựa; Hạn chế hay cấm sử dụng bao bì plastic; Giảm thiểu tối đa hoặc cấm việc sử dụng một lần các bao bì plastic.