quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

‘Vườn địa đàng’ tại Việt Nam

Thứ Hai, 12/04/2010 | 07:54:00 PM

Một vòm hang tráng lệ, lũ xoáy ngầm khủng khiếp, các sinh vật chưa từng biết... đó là những phát hiện tại hang Sơn Đoòng (Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình) vừa được đoàn thám hiểm gồm các nhà khoa học Anh - Mỹ, công bố.

 
Đoàn thám hiểm do Tiến sĩ Howard Limbirt dẫn đầu gồm thành viên của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh, các nhà khoa học về địa chất, sinh vật trong và ngoài nước và nhóm làm phim của Hội địa lý Mỹ...

 Kiểu rừng “phun” ra từ lòng hang.
Nguyễn Oanh

(DDaats Vieetj, 12/4/2010)

Kỷ lục thế giới mới

Năm 2009, khi công bố Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới, Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh cho biết, chiều cao của hang này là 150 m. Cùng chiều rộng 200 m, dài ít nhất 6,5 km, các “số đo” của Sơn Đoòng đã vượt qua hang động tự nhiên lớn nhất thế giới trước đó là hang Deer của Malaysia (cao 100 m, rộng 90 m, dài 2 km).

Tuy nhiên, trong lần kháp phá lại này, các nhà khoa học xác nhận: Sơn Đoòng dài ít nhất 8,5 km, cao 200 m, có nơi có thể lên đến 250 m. “Trong vòm hang cao 200 m, quang cảnh cực kỳ tráng lệ. Chúng tôi chưa từng chứng kiến điều gì tương tự và đã mất 2 ngày chỉ để tìm hiểu các vách đá của vòm hang”, Tiến sĩ Limbirt cho biết. Cũng theo Tiến sĩ Limbrit, chính kiểu kiến tạo địa chất kỳ lạ trong Sơn Đoòng đã làm nên kỳ quan này.

Sơn Đoòng lớn hơn người ta tưởng. (Ảnh do đoàn thám hiểm cung cấp)

Nhiều động, thực vật quý hiếm

Song, những điều trên chỉ là một phần của các phát phát hiện sửng sốt trong hang Sơn Đoòng. “Trong lần thám hiểm này, chúng tôi đã phát hiện Vườn Địa đàng ẩn giấu (lost Eden)”, Tiến sĩ Limbirt thông báo. “Địa đàng ẩn giấu” mà Tiến sĩ Limbirt thông báo chính là... 2 khu rừng trong hang Sơn Đoòng: một ở miệng hang và một ở sàn hang, dưới ống thông hơi. “Các khu rừng này giống như vườn được miêu tả trong kinh thánh, nó hoàn toàn mê hoặc chúng tôi. Vì thế chúng tôi gọi nó là Eden (Vườn Địa đàng)”, Tiến sĩ Limbirt cho biết.

Tại “Vườn Địa đàng”, các nhà sinh vật học Việt Nam (gồm Nguyễn Hữu Tứ, Nguyễn Anh Tài - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và New Zealand (Tiến sĩ Anette Becher) đã phát hiện 3 loài động vật mới. Đó là một loài cá, một loài nhện và một loài sâu cuốn chiếu chưa từng được ghi nhận. Mẫu vật của 2 loài này đã được gửi đi phân tích và sẽ được đặt tên để công bố trong thời gian tới. Ngoài ra, đoàn thám hiểm còn phát hiện một bộ xương động vật có vú, chưa xác định loài nào, đã hóa thạch. Tại một hồ khô rỗng trong hang, đoàn thám hiểm cũng phát hiện một thứ nấm đẹp, rất cứng. “Nấm đá”, đó là tên mà các nhà sinh vật tạm đặt tên cho loài thực vật này.

Cùng với khám phá của các nhà sinh vật, các nhà địa chất còn phát hiện trong Sơn Đoòng một bãi ngọc, đường kính khoảng 5cm, cực kỳ tinh khiết. Đó là một mẫu vật được “tôi luyện” qua hàng trăm triệu năm kiến tạo địa chất trong hang. Các nhà địa chất nhận định, loại ngọc này rất cực hiếm và rất quý cho nghiên cứu

Hang Sơn Đoòng do ông Hồ Khanh, 41 tuổi, ở thôn Phong Nha, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình phát hiện và đặt tên từ năm 1991, đến năm 2009 mới hướng dẫn đoàn thám hiểm Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh tìm tới hang này. Ngoài Sơn Đoòng, ông Hồ Khanh còn phát hiện 11 hang động khác, trong đó có 3 hang có thể gọi là kỳ quan.

Lượt xem: 3850

Các tin khác

Hà Nội tăng tốc thực hiện cam kết khí hậu COP26, COP29

(20/04/2025 07:14:AM)

Chuẩn hóa thủ tục bảo tồn thiên nhiên: Hướng tới hiệu quả và minh bạch

(19/04/2025 05:58:AM)

Quảng Nam: Bảo tồn voi hoang dã giúp duy trì cân bằng hệ sinh thái

(17/04/2025 07:05:AM)

Tác động hiệu quả của sự thay đổi hành vi trong năng lượng, giao thông vận tải và thực phẩm

(14/04/2025 06:03:AM)

TP. HCM: Sẽ xử lý nghiêm đơn vị thi công vỉa hè làm ảnh hưởng đến cây xanh

(13/04/2025 06:37:AM)

Vingroup đề xuất đầu dự án điện gió gần bờ 4,5 tỷ USD tại Trà Vinh

(11/04/2025 08:51:AM)

5 cách để chống trả tội phạm tự nhiên đe dọa hành tinh của chúng ta.

(10/04/2025 09:11:AM)

Báo cáo của WMO cảnh báo về tác động khí hậu 'không thể đảo ngược' với kỷ lục phá vỡ năm 2024

(09/04/2025 02:45:PM)

[Ảnh] Cận cảnh công trình xây dựng đập dâng giữ nước đầu tiên trên sông Tô Lịch

(09/04/2025 02:31:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE