Anh Quốc
Năm 2008, Đạo Luật Biến Đổi Khí Hậu được thông qua, buộc chính phủ đến năm 2050 phải cắt giảm khí thải tới 80% so với mức năm 1990, với mục tiêu trung hạn là đến năm 2020 phải cắt giảm được 34%.

Một số người cho rằng các mục tiêu trên là không thực tế và sẽ không thể đạt được cho tới năm 2100.
Theo Hiệp Hội Kỹ Sư Cơ Khí, kể cả khi Anh Quốc cắt giảm được nhu cầu năng lượng tới 50% thì nước này vẫn cần có thêm 16 nhà máy điện hạt nhân và 27.000 tua-bin máy phong điện chạy bằng sức gió tính đến năm 2030 để đảm bảo đạt được mục tiêu.
Bấm Xem bản đồ
Argentina
Tham dự nhóm đàm phán G-77, nước này chỉ trích việc các nước công nghiệp phát triển ngần ngại chấp nhận việc cắt giảm mạnh khí thải nhà kính và chuyển giao công nghệ cần thiết.
Chính phủ chưa công bố các biện pháp mà Argentina có thể áp dụng trong nước nhằm thích nghi với các ảnh hưởng của tình trạng ấm nóng toàn cầu.
Bấm Xem bản đồ
Saudi Arabia
Bị chỉ trích rộng rãi về việc chống hạn chế khí thải. Cùng với OPEC, Saudi Arabia đang muốn được bồi thường tài chính cho các nhà sản xuất dầu lửa nếu cần có thỏa thuận mới, nhằm cắt giảm các nguồn năng lượng hóa thạch. Rất muốn có một thỏa thuận nhằm hướng tới sử dụng khí carbon được thu và lưu giữ lại.
Trong năm 2007, các thành viên OPEC cam kết 750 triệu dollar tài trợ cho nghiên cứu về tình trạng biến đổi khí hậu.
Bấm Xem bản đồ
Ấn Độ
Đồng ý hạn chế mức tăng khí thải nhà kính nhưng không cam kết áp dụng các mục tiêu mang tính ràng buộc.
Nói các nước giàu chính là nguồn gây ra tình trạng biến đổi khí hậu và nêu ra sự khác biệt to lớn về mức khí thải bình quân trên đầu người giữa các nước.
Muốn cắt mạnh mức khí thải của các nước giàu, muốn có các cam kết tài trợ chắc chắn và muốn có chuyển giao công nghệ. Rất muốn bảo lưu các nghĩa vụ pháp lý theo mô hình Nghị định Thư Kyoto cho các nước đang phát triển.
Bấm Xem bản đồ
Brazil
Từ trước tới nay luôn có quan điểm cùng với Trung Quốc và Ấn Độ, nói rằng các nước phát triển phải cắt giảm mạnh mẽ mức khí thải trước đã.
Tuy nhiên, Tổng Thống Lula gần đây tuyên bố Brazil sẽ sẵn sàng cắt mức khí thải của nước mình xuống ít nhất 36% so với con số ước tính cho năm 2020 mà Brazil đã đưa ra. Ông nói phần lớn số này sẽ nhờ cắt giảm nạn phá rừng xuống 80% tính đến năm 2020 và chuyển sang dùng than củi thay vì than đá.
Brazil là một tiếng nói quan trọng trong các cuộc đàm phán về REDD (Giảm Khí Thải Từ Nạn Phá Rừng Và Mất Rừng) và muốn dùng tiền công từ các chính phủ thay vì tiền từ các thị trường carbon tư.
Bấm Xem bản đồ
Canada
Sau 10 năm cố tìm cách cắt giảm khí thải, chính phủ đã đưa ra các kế hoạch nhằm cắt giảm khí thải xuống 20% dưới mức năm 2006 - tương đương với mức giảm 3% so với năm 1990. Mục tiêu trên đã bị chỉ trích rộng khắp và bị coi là không thỏa đáng.
Bấm Xem bản đồ
Đức
Đức đã hứa hẹn đến trước năm 2020 sẽ cắt giảm khí thải nhà kính xuống 40%, hoặc sẽ tăng gấp đôi mức cam kết của toàn khối Liên minh Châu Âu (EU). Có kế hoạch tám điểm nhằm đạt vượt mức cam kết của EU trong việc cắt giảm 20% tính đến năm 2020.
Kế hoạch đưa ra tám biện pháp, từ hiện đại hóa các nhà máy điện cho tới việc tăng tỷ lệ sản xuất điện bằng nguồn năng lượng tái tạo lên 27%.
Bấm Xem bản đồ
Hoa Kỳ
Đến năm 2020 sẽ cắt lượng khí thải xuống 17% dưới mức năm 2005, nếu được quốc hội phê chuẩn - đây là mức gần 4% dưới mức năm 1990.
Phản đối mô hình Nghị định Thư Kyoto với các nghĩa vụ pháp lý quốc tế. Đòi Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil phải cam kết hãm bớt mức xả khí thải. Dự luật về khí hậu hiện đang sa lầy tại Thượng Viện.
Bấm Xem bản đồ
Indonesia
Tự nước này đã đặt mục tiêu đến 2020 sẽ giảm khí thải carbon xuống 26% dưới mức năm 2005. Nói rằng khí thải có thể giảm xuống nhờ việc giảm bớt nạn phá rừng, mất rừng ngập bùn và sử dụng điện.
Hội Đồng Biến Đổi Khí Hậu Quốc Gia ước đoán việc giảm khí thải của Indonesia xuống 40% sẽ ngốn chừng 32 tỷ đô la với hầu hết khoản ngân quỹ cho dự kiến cắt giảm được cấp từ các nước phát triển.
Bấm Xem bản đồ
Italy
Bị coi là một trong những nước yếu kém nhất trong khối EU trong lĩnh vực cắt giảm khí thải nhà kính. Từ 2001 đến 2006, mức khí thải tăng nhanh chóng so với mức GDP.
Theo phúc trình thường niên của Ủy Hội Châu Âu năm 2007, mức khí thải của Italy là 550 triệu tấn carbon dioxide, tăng 7% so với năm 1990.
Bấm Xem bản đồ
Liên minh Châu Âu (EU)
Có tham vọng giữ "vai trò hàng đầu" tại Copenhagen. Đến năm 2020 sẽ cắt giảm 20% so với mức năm 1990, hoặc 30% nếu các quốc gia xả nhiều khí thải khác có hành động cứng rắn. Muốn các nước giàu đến năm 2050 sẽ cắt giảm 80-95%. Muốn các nước nghèo giảm bớt đà xả khí thải.
EU nói sẽ trả 7 tỷ đến 22 tỷ dollar để giúp các nước đang phát triển đối phó với các chi phí thích nghi, được ước tính lên tới 150 tỷ dollar mỗi năm tính đến năm 2020.
Bấm Xem bản đồ
Mexico
Đưa ra mục tiêu tự nguyện cho việc cắt giảm khí thải nhà kính: đến 2050 sẽ giảm 50% so với mức 2002. Cũng là một quốc gia nhiệt thành đề xướng Quỹ Xanh toàn cầu, nhằm nhận tiền từ tất cả các nước, trừ những nước nghèo nhất, nhằm tài trợ cho các dự án xanh.
Có kế hoạch đưa ra hệ thống áp hạn-mức-và-thương-mại nội địa vào năm 2010, có thể sẽ kết nối với hệ thống của Hoa Kỳ nhằm giảm khí thải, đặc biệt là trong ngành sản xuất xi măng và lọc dầu.
Bấm Xem bản đồ
Hàn Quốc
Cam kết cắt giảm khí thải nhà kính xuống tới 4% tính đến năm 2020, tương đương với mức giảm 30% so với số liệu dự kiến của nước này. Cam kết này sẽ được thực hiện kể cả khi các nước không đạt được thỏa thuận quốc tế về khí thải tại Copenhagen.
Nhưng các ông chủ các ngành công nghiệp cảnh báo rằng chính phủ đã đi quá xa trong vấn đề khí thải, trong lúc nước này vẫn đang được coi là một quốc gia đang phát triển. Cam kết đầu tư 2% GDP hàng năm vào các công nghệ xanh.
Bấm Xem bản đồ
Nam Phi
Là quốc gia nhiệt tình trong các nước đang phát triển, Nam Phi đã chọn đưa ra mức hạn chế tự nguyện khí thải nhà kính và tăng việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Thừa nhận rằng khí thải cần phải giảm xuống tới 30% tính đến năm 2050.
Nam Phi hy vọng kỳ họp Copenhagen sẽ đưa ra được các mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính mang tính ràng buộc pháp lý cho các bên. Nhưng Nam Phi cũng muốn các nước phát triển phải tích cực hơn nữa nếu muốn các nước đang phát triển đưa ra cam kết.
Bấm Xem bản đồ
Nga
Cam kết một cách không chính thức là đến năm 2020 sẽ cắt lượng khí thải 20 - 25% dưới mức năm 1990.
Nền kinh tế sụp đổ hồi thập niên 1990 khiến nước này có thể tăng mức khí thải lên một phần ba so với mức năm 2005 mà vẫn đạt được mục tiêu này.
Bấm Xem bản đồ
Nhật Bản
Đến năm 2020 sẽ cắt giảm mức khí thải xuống 25% dưới mức năm 1990, nếu các nước cũng thể hiện nỗ lực tương tự. Đây là mức giảm 30% trong 10 năm, và bị ngành công nghiệp phản đối.
"Sáng kiến Hatoyama" sẽ tăng mức trợ giúp tài chính và kỹ thuật cho các nước đang phát triển. Ủng hộ các đề án theo đó mỗi quốc gia sẽ đưa ra các cam kết riêng của mình.
Bấm Xem bản đồ
Pháp
Có kế hoạch áp thuế carbon mới, đưa vào áp dụng từ năm sau và sẽ đánh vào việc sử dụng dầu, khí đốt và than.
Loại thuế này sẽ được áp dụng dần dần tới các hộ gia đình và các doanh nghiệp, nhưng không áp dụng với các ngành công nghiệp nặng và các hãng điện lực thuộc chương trình mua bán khí carbon của EU.
Các cử tri Pháp nói họ phản đối việc áp thuế mới, bởi sợ rằng sẽ phải trả các khoản hóa đơn tốn kém hơn.
Bấm Xem bản đồ
Thổ Nhĩ Kỳ
Không phê chuẩn Nghị định Thư Kyoto cho tới tận tháng Hai 2009. Là một bên gần đây mới tham gia, các nhà chỉ trích nói Thổ Nhĩ Kỳ đã lỡ các lợi ích tài chính thuộc một phần trong Nghị Định Thư Kyoto.
Trung Quốc
Đưa ra một "mục tiêu ràng buộc" nhằm đến năm 2020 sẽ cắt giảm CO2 theo đơn vị GDP xuống 40-45% dưới với mức năm 2005.
Muốn các nước giàu đến năm 2020 phải giảm bớt khí thải xuống 40% dưới mức năm 1990. Nói các nước giàu cần trả 1% tổng GDP hàng năn để giúp các nước khác thích nghi. Muốn phương Tây cung cấp công nghệ thải ít carbon.
Bấm Xem bản đồ
Australia
Đang trong giai đoạn tranh luận cuối cùng về dự luật nhằm đến năm 2020 sẽ giảm mức khí thải xuống từ 5 đến 15% dưới mức năm 2000.
Chính phủ đang thúc đẩy để Thượng Viện thông qua các biện pháp. Tuy nhiên, đảng đối lập đã chặn bước đi này.
Bấm Xem bản đồ