quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Việt Nam trong nhóm bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu

Thứ Tư, 18/06/2014 | 04:51:00 PM

Cùng với Campuchia, Việt Nam và Bangladesh là những quốc gia bị tổn thương nặng nề nhất do biến đổi khí hậu - theo đánh giá mới nhất của hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's.


Nhà dân bị đổ sập do lốc, chìm trong lũ ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) - Ảnh: Lam Giang

Theo International Business Times, Standard & Poor đã sử dụng ba bộ dữ liệu để đưa ra bảng đánh giá, gồm tỷ lệ phần trăm dân số sống ở khu vực trên và dưới 5m so với mực nước biển; sản lượng nông nghiệp quốc gia so với nền kinh tế tổng thể (do nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết) và khả năng thích ứng của mỗi quốc gia.

Kết quả, trong số 116 quốc gia, có 20 nước nằm trong nhóm dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, phần lớn là những nước ở châu Á hoặc châu Phi và là những thị trường mới nổi. Trong đó, Campuchia, Việt Nam và Bangladesh là những nước dễ bị tổn thương nhất - trong khi Luxembourg, Thụy Sĩ và Áo là những nước ít bị ảnh hưởng nhất.

Theo bảng đánh giá, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là lũ lụt, sẽ gia tăng thiệt hại lên cơ sở hạ tầng của quốc gia bị ảnh hưởng. Hạn hán, nắng nóng kéo dài và lặp đi lặp lại cũng làm giảm sản lượng nông nghiệp, gây cháy rừng...

Năng suất của lực lượng lao động cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu các sự kiện thời tiết ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện vệ sinh, làm lây lan dịch bệnh hoặc loài gây hại, tăng tỷ lệ mắc bệnh.

Trước đó, tại “Hội thảo quốc tế về biến đổi khí hậu và sự kiện khí hậu cực đoan tại Việt Nam” diễn ra tháng 8-2012 ở Hà Nội (do Bộ Tài nguyên & Môi trường và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tổ chức), ông Rajendra K. Pachauri - chủ tịch Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, nhận định Việt Nam là đất nước rất dễ bị tổn thương từ thiên tai, điều này đồng nghĩa với việc sẽ chịu nhiều tác động từ biến đổi khí hậu.

Theo ông, có tới 95% các ca tử vong do thiên tai nằm ở các nước đang phát triển, vì vậy Việt Nam cần phải có những chính sách, giải pháp để giảm nhẹ tác động từ thiên tai.

22 triệu người sẽ bị mất nhà

Đây là khẳng định của các nhà nghiên cứu đưa ra trong Báo cáo Phát triển con người năm 2008 do Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và Bộ Tài nguyên & Môi trường công bố.

Ở Việt Nam, nước biển dâng sẽ khiến 22 triệu người Việt Nam mất nhà cửa với thiệt hại lên tới 10% GDP. Lũ lụt và bão tố mạnh hơn cũng có thể làm chậm những tiến bộ trong phát triển con người ở những vùng dân cứ chính yếu, kể cả Đồng bằng sông Cửu Long.

Báo cáo cũng cho thấy, biến đổi khí hậu gây đe dọa với Việt Nam ở nhiều cấp. Lượng mưa dự kiến sẽ gia tăng và Việt Nam sẽ đối mặt với những trận bão nhiệt đới mạnh hơn. Mực nước biển dự kiến sẽ dâng cao 33 cm vào năm 2050 và 1 m vào năm 2100.

Với Đồng bằng Sông Cửu Long thấp trũng, đây là một dự báo rất ảm đạm. Mực nước biển dâng cao như dự báo vào năm 2030 sẽ khiến khoảng 45% diện tích đất của khu vực này có nguy cơ nhiễm mặn cực độ và thiệt hại mùa màng do lũ lụt. Năng suất lúa dự báo sẽ giảm 9%. Nếu mực nước biển dâng cao 1m, phần lớn Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ hoàn toàn ngập trắng nhiều thời gian dài trong năm.

Ngoài ra, theo tổ chức Liên Hợp quốc tại Việt Nam, trong vòng 30 năm tới, Việt Nam là một trong 30 quốc gia "có nguy cơ cực lớn" do các tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, nếu Việt Nam không có những hành động kịp thời như gia cố đê kè và cải thiện hệ thống thoát nước, mực nước biển dâng cao 1m tính trung bình dọc theo bờ biển Việt Nam sẽ gây ngập lụt nghiêm trọng 17.423km2, tương đương 5,3% tổng diện tích đất cả nước, trong đó có 39% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng, hơn 2,5% các tỉnh ven biển miền Trung và hơn 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, có tới 33/63 tỉnh, thành phố hoặc 5/8 vùng kinh tế đang bị đe dọa bởi ngập lụt nghiêm trọng. Trong số đó, bốn tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang và Sóc Trăng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tác động của mực nước biển dâng sẽ dẫn đến nguy cơ xâm nhập mặn vào sâu đất liền.

Dự báo đến năm 2015, Việt Nam sẽ có khoảng 135.000 hộ dân phải tái định cư vì lý do môi trường. Và đến năm 2050, khả năng tại Đồng bằng sông Cửu Long có thể có tới 1 triệu người phải di dời do những yếu tố lũ lụt và hạn hán lặp đi lặp lại nhiều lần.

Theo Mai Anh (MOITRUONG.COM.VN)

Lượt xem: 2190

Các tin khác

Khai thác các giá trị của thiên nhiên theo hướng bền vững

(25/03/2024 06:18:AM)

Thái Bình chọn rừng

(24/03/2024 06:08:AM)

Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 - "Giảm dấu chân Carbon - Hướng tới Net Zero"

(17/03/2024 07:00:AM)

Ngày Nước thế giới 2024 - Nước cho hòa bình

(16/03/2024 07:17:AM)

Ngày Khí tượng thế giới 2024 - Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu

(16/03/2024 07:14:AM)

TP. Hồ Chí Minh: Hướng tới phát triển xanh, bền vững

(15/03/2024 06:14:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(14/03/2024 04:16:AM)

Lâm Đồng: Chuyến tàu ''tăng trưởng xanh'' chuyển bánh

(11/03/2024 05:11:AM)

Giữ lại 12.500 ha Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải (Thái Bình)

(08/03/2024 06:00:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE