quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Việt Nam cần 2 tỷ USD để phát triển điện gió

Thứ Sáu, 11/07/2014 | 10:47:00 AM

Với mục tiêu lắp đặt đến năm 2020 công suất điện gió đạt được là 1.000 MW, Việt Nam cần tổng mức đầu tư là 2,1 tỷ USD.


Vì vậy, mức giá 10,4 USCents/kWh là phù hợp nhất để Việt Nam đạt mục tiêu công suất đề ra.


Việt Nam đặt mục tiêu đưa tổng công suất nguồn điện gió từ mức 52 MW hiện nay lên khoảng 1.000 MW vào năm 2020

Ngày 10/7, Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) và Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về việc sửa đổi cơ chế hỗ trợ phát tiển điện gió tại Việt Nam. Hội thảo lần này được xem là buổi tham vấn cuối cùng nhằm hoàn chỉnh cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió tại Việt Nam. Dự kiến ngày 30/7 Tổng Cục Năng lượng sẽ hoàn tất báo cáo cuối cùng để trình lên Chính phủ.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Phong – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng  (Bộ Công Thương) cho biết, hiện giá năng lượng Việt Nam phụ thuộc nhiều vào giá năng lượng thế giới

Nguồn cung ứng năng lượng đang phải đối mặt với nhiều thách thức do cạn kiệt của nguyên liệu hóa thạch và giá dầu biến động. Giai đoạn từ 2020-2030, nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam là rất lớn. Do đó, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo là một trong những mục tiêu Chính phủ đặt ra.

Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu đưa tổng công suất nguồn điện gió từ mức 52 MW hiện nay lên khoảng 1.000 MW vào năm 2020 và khoảng 6.200 MW vào năm 2030. Trong đó, điện năng sản xuất từ nguồn điện gió chiếm tỷ trọng từ 0,7% năm 2020 lên 2,4% vào năm 2030.

Chính phủ đã ban hành Quyết định 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/7/2011 về cơ chế hỗ trợ điện gió tại Việt Nam. Bộ Công Thương đã trình Chính phủ quy hoạch phát triển điện gió quốc gia và chỉ đạo UBND các tỉnh lập kế hoạch và cập nhật bản đồ điện gió tại Việt Nam.

Sau 3 năm thực hiện, Tổng Cục Năng lượng đã phối hợp với GIZ thực hiện đánh giá, triển khai cơ chế hỗ trợ điện gió tại Việt Nam và nghiên cứu đề xuất cơ chế hỗ trợ điện gió, nhằm hướng đến một mức giá phù hợp, đủ bù đắp chi phí và lợi ích phù hợp cho các nhà đầu tư.

Kết quả nghiên cứu được hoàn thành với các kiến nghị liên quan đến việc điều chỉnh khung chính sách điện gió; điều chỉnh giá FIT cho điện gió trên đất liền, đồng thời đề xuất một số ý về tài chính  nhằm phát triển điện gió, như xem xét các quy định trong định mức giá FIT, chi phí hỗ trợ cho 1.000 MW điện gió, đa dạng hóa đầu tư vào lĩnh vực này.

Theo các chuyên gia, Việt Nam muốn phát triển thị trường điện gió nhất thiết phải hỗ trợ tài chính, bởi với mục tiêu đến năm 2020 công suất điện gió đạt được là 1.000 MW,  Việt Nam cần tổng mức đầu tư là 2,1 tỷ USD. Vì vậy, mức giá 10,4 USCents/kWh là phù hợp nhất để Việt Nam đạt mục tiêu công suất đề ra.

Theo Phúc Anh (MOITRUONG.COM.VN/tổng hợp)

Lượt xem: 2563

Các tin khác

Các biện pháp kỹ thuật làm sạch không khí

(18/06/2015 10:59:AM)

Đà Nẵng định lượng về thành phố môi trường

(15/05/2015 07:46:AM)

Sự thật về 'thần dược' mọc như cỏ, tốt như sâm

(04/04/2015 07:41:AM)

Tìm nguồn điện từ rác

(31/03/2015 01:21:PM)

Cần đổi mới cơ chế tài chính cho bảo tồn thiên nhiên

(04/03/2015 02:01:PM)

Thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam

(21/01/2015 03:05:PM)

Huy động nguồn lực tài chính hỗ trợ cho tăng trưởng xanh

(15/01/2015 09:48:AM)

Làm sạch không khí đô thị: Hãy nhìn người Đan Mạch

(12/01/2015 10:47:AM)

Việt Nam - Hàn Quốc: Cơ hội hợp tác phát triển công nghệ môi trường

(30/12/2014 09:36:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE