quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Tuyệt đối không can thiệp đến các dòng sông xuyên biên giới!

Thứ Ba, 01/03/2011 | 03:28:00 PM

Môi trường dòng sông xuyên biên giới 6 quốc gia đang có nguy cơ bị huỷ hoại nghiêm trọng, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là ý kiến của PGS.TS Nguyễn Đình Hoè - Trưởng ban Phản biện xã hội thuộc Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam, về việc xây đập Xayaburi (Lào) chắn ngang sông Mêkông.

 
 GS.TS Nguyễn Đình Hoè
 

Xin ông cho biết ý kiến của mình về dự án công trình thủy điện Xayaburi của Lào đang được công chúng quan tâm?
- Xayaburi là một trong 12 hệ thống đập “hứa hẹn” được xây dựng bắc ngang sông Mêkông. Hãy khoan nói đến 11 công trình kia, mà chỉ cần nhìn vào một công trình này thôi để thấy được những tác động xấu của nó đến môi trường sống. Lào chiếm 30% tổng lượng nước sông Mêkông. Nếu xây đập, khoảng 15% lượng nước bị ảnh hưởng, cộng với 18% lượng nước ở thượng nguồn Mêkông thuộc Trung Quốc nữa, như vậy có khoảng 1/3 tổng lượng nước sông Mêkông bị điều tiết theo ý muốn con người. Ai cũng biết hậu quả sẽ đến đâu nếu cứ lần lượt đập này đến đập khác được xây lên, chắn ngang dòng sông, vì thế tôi hoàn toàn phản đối việc xây dựng dự án này.
Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu công trình này được xây dựng, thưa ông?
- Việt Nam nằm ở hạ lưu khu vực sông Mêkông. Với vị trí này thì hàng triệu người dân ĐBSCL sẽ phải “lãnh đủ”. Khu vực này sẽ thiệt hại từ khoảng 300.000 – 400.000 tấn lúa/năm vì thiếu nước, chưa nói đến việc nuôi trồng thủy sản. Sự đảo lộn của dòng chảy sẽ phá vỡ khá lớn hệ thống sinh thái. Mọi sinh hoạt, trật tự an ninh xã hội của người dân cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dòng Mêkông cần được coi như dòng sông chung của 6 nước.
Phải chăng chỉ đến thời điểm khô hạn tại nhiều nước lưu vực sông Mêkông hiện nay, chúng ta mới lên tiếng phản đối về dự án này?
-  Tình trạng hạn hán hiện nay chỉ càng làm tăng thêm sự kiên quyết phản đối về việc xây đập mà thôi, trong đó có cả ĐBSCL đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt. Đã có quá nhiều bài học thực tế về thủy điện nhiều năm qua. Trước đây, Thái Lan đã xây loạt đập trên sông nhánh thuộc Mêkông khiến dân chúng phản ứng dữ dội buộc phải ngừng hoạt động. Toàn vùng đông bắc nước này sẽ phải phụ thuộc vào 90% điện hứa hẹn sẽ mua từ công trình đập Xayaburi. Nếu không có câu chuyện này thì Lào sẽ bán điện cho ai, trong khi các nước khác chỉ được hưởng lợi 10% điện còn lại từ dự án? Chính vì vậy, sắp tới nếu Quốc hội Thái Lan không thông qua việc mua điện từ dự án này thì Lào sẽ không có lý do gì để xây đập nữa.
Như vậy thay vì can thiệp trực tiếp vào “sông mẹ” Mêkông, liệu các sông nhánh có được sử dụng để xây đập thủy điện nhằm đảm bảo nguồn điện cho các nước này không, thưa ông?
- Dự án đập thủy điện Xayaburi đã trở thành vấn đề an ninh môi trường của cả 6 nước lưu vực sông Mêkông. Xây dựng công trình thủy điện trên các dòng sông xuyên biên giới cần giữ vững nguyên tắc tính toán đầy đủ, kỹ lưỡng trên cơ sở quyền lợi đa phương. Nhưng theo tôi, bất cứ con sông xuyên biên giới nào cũng tuyệt đối không được xây đập, hồ thủy điện trên dòng chảy chính. Việc xây đập quy mô vừa phải vẫn có thể tiến hành ở các sông nhánh. Nếu không, hệ thống sinh thái sẽ phá vỡ hết, môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng. Cần tìm giải pháp tổng thể để Lào phát triển kinh tế bền vững, chứ không thể dựa trên sự thiệt hại của các nước khác để mang lợi về cho mình.
- Xin cảm ơn ông!
Dự án công trình thủy điện Xayaburi (Lào) nằm cách ĐBSCL nước ta khoảng 1.930km. Công trình trải dài trên toàn bộ bề ngang sông Mêkông với chiều dài 820m, cao hơn 32m, dung tích hồ chứa khoảng 5 tỉ mét khối và công suất phát điện 1.260MW. Thời gian xây dựng dự kiến 8 năm với chi phí lên đến 3,5 tỉ USD. Trước đó, vào tháng 7.2010, chính phủ nước này đã ký biên bản thỏa thuận với Tập đoàn Điện lực Thái Lan với nội dung sẽ bán cho Thái Lan tổng 1.220MW điện, gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Uỷ ban sông Mêkông Việt Nam đã gửi kiến nghị lên Chính phủ về việc Chính phủ Lào chưa có đầy đủ thông tin về dự án Xayaburi, theo đó đề nghị hoãn quá trình ra quyết định thực hiện dự án trên. Ủy hội sông Mêkông sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về dự án này sau hai tháng nữa.  
D.H tổng hợp
(LHH KH&KT VN, 28/2/2011)

Lượt xem: 1178

Các tin khác

Đã có gần 90 tác phẩm tham dự cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

(10/05/2024 11:05:AM)

Chủ tịch VACNE tiếp Đoàn Công ty sinh học BJC của Hàn Quốc

(09/05/2024 01:32:PM)

Miền Bắc đón không khí lạnh từ sáng sớm mai

(07/05/2024 07:14:PM)

Toàn Hội nỗ lực hoàn thành kế hoạch hoạt động 6 tháng đầu năm 2024

(05/05/2024 11:54:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 4/2024

(02/05/2024 09:52:AM)

Trung tâm Ứng phó sự cố Môi trường Việt Nam (SOS) tổ chức tập huấn ứng phó sự cố tràn dầu cho Công ty Xăng Dầu An Giang

(26/04/2024 10:11:AM)

Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế tổ chức seminar khoa học về ứng phó sự cố tràn dầu

(22/04/2024 02:51:PM)

Tập huấn tác động của thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp và môi trường

(22/04/2024 01:16:PM)

Nghiên cứu đánh giá về đốt mở và sử dụng thuốc BVTV đối với môi trường và sức khoẻ con người ở Việt Nam là hoạt động thiết thực và có triển vọng.

(18/04/2024 05:50:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE