quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
TẢN MẠN MÔI TRƯỜNG

Trở lại Kontum và Gia Lai sau 20 năm (Phần 3)

Thứ Hai, 08/07/2019 | 06:49:00 AM

(VACNE) - Pley Ku theo tiếng J’rai (Gia Rai) nghĩa là “làng trên cao”. Sau 2 ngày thăm Kontum ngày 01/7/2019 tôi quay về TP Pley Ku – thủ phủ tỉnh Gia Lai, thành phố miền núi nhưng có không ít doanh nghiệp tư nhân lớn...

TRỞ LẠI KONTUM VÀ GIA LAI SAU 20 NĂM

Ghi chép và ảnh: Lê Trình


PHẦN 2: PLEY KU


Đô thị


Pley Ku theo tiếng J’rai (Gia Rai) nghĩa là “làng trên cao”. Sau 2 ngày thăm Kontum ngày 01/7/2019 tôi quay về TP Pley Ku – thủ phủ tỉnh Gia Lai, thành phố miền núi nhưng có không ít doanh nghiệp tư nhân lớn... Nổi nhất là Tập đoàn HAGL của Ông Đoàn Nguyên Đức, Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai của Bà N.T. Như Loan, Tập đoàn Đức Long Gia Lai của Ông Bùi Pháp, chưa kể nhiều đại gia dấu tên nhờ làm thủy điện, gỗ, xây dựng…. Nghe báo đài gọi Pley Ku là “phố núi” ai chưa đến cứ tưởng đèo heo hút gió nhưng TP này có diện tích đến 262km2, dân số 230.000 người với nhiều khu phố, trung tâm thương mại lớn, tuy chưa bằng Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Thái Nguyên…,  nhưng sầm uất hơn nhiều thành phố trung du - miền núi khác. Cũng như các TP Kontum, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên… địa hình Pley Ku cao nhưng bằng phẳng nên dễ phát triển hạ tầng. 


    


Ảnh trái (lấy từ Google): Một con phố trung tâm ban ngày.      Ảnh phải: và về đêm



Người J’rai


Theo tài liệu: Người J’rai (hoặc Gia Rai) thuộc nhóm chủng tộc 
Austronesian. Tiếng J’rai là ngôn ngữ thuộc phân nhóm ngôn ngữ Chăm của ngữ tộc Malay - Polynesia trong ngữ hệ Nam Đảo. Đây là dân tộc có số dân nhiều nhất ở Tây Nguyên (chỉ sau người Kinh): khoảng 411.275 người (2009). Người Gia rai cư trú tập trung tại tỉnh Gia Lai (372.302 người, chiếm 29,2% dân số toàn tỉnh và 90,5% tổng số người J’rai tại Việt Nam). Vì vậy có thể xem Gia Lai là vùng đất J’rai (tên tỉnh này có lẽ bắt nguồn từ tên dân tộc “Gia Rai”).

   

 
Ảnh trái (từ Google): Trao lễ vật đám cưới người J’rai. 
Ảnh phải: Và sau đám cưới: Đôi vợ chồng trẻ ở Pley Ku đang ăn mít, bị tôi chụp lén. Cũng như người Bahnar, người J’rai theo chế độ mẫu hệ.

  


Bên bác J’rai cao tuổi                 Cô gái J’rai con ông chủ quán cơm lam gà nướng nổi tiếng nhất Pley Ku nên đã được “đô thị hóa” - lịch sự mang ô đón khách.


Nhà rông, Nhà thờ,
Nhà mồ


Cũng như người Bahnar, Xedang… mỗi pley (làng/buôn) Jrai trước đây đều có nhà rông. Nhà rông J’rai như hình lưỡi rìu, thanh thoát, cao vút:

Ảnh trái bên dưới: Nhà rông tại 1 buôn ven Pley Ku.

Ảnh phải bên dưới: Cũng như người Bahnar: tượng gỗ là văn hóa đặc sắc của người J’rai. Mỗi nhóm J’rai có phong cách tượng gỗ riêng nhưng đều mô tả cơ thể trần trụi của đàn ông, đàn bà mộc mạc, sinh động. Tượng gỗ có ở nhà rông.

 

 

   

 


Ảnh trái (từ Google): Lễ hội trước nhà rông. Tuy nhiên chỉ có vào các ngày lễ đặc biệt. Còn ngày thường không anh nào đóng khố, không chị nào mặc áo váy với hoa văn đẹp như trong ảnh. Ảnh phải (từ Google)
: Nhà thờ Pley Chuet: cấu trúc đã được dân tộc hóa (hình nhà rông) có lẽ vì vậy dễ thu hút tín đồ người J’rai.


Cũng như người Bahnar và các dân tộc bản địa Tây Nguyên tỷ lệ số dân J’rai theo Đạo Thiên chúa và Tin lành rất cao: toàn tỉnh có đến 132.478 tín đồ là người các dân tộc Jrai và Bahnar theo đạo Công giáo và Tin lành, trong đó phần lớn là người J’rai. Hầu như không có ai theo Đạo Phật và Đạo Cao đài


Nhà mồ và tượng mồ
là văn hóa đặc sắc của nhiều dân tộc Tây Nguyên, nhất là người J’rai. Nhà mồ là nơi chôn tập thể nhiều người trong buôn (tôi không dám viết ở đây vì quá rùng rợn, anh em đọc trên Google về “nhà mồ Tây Nguyên” sẽ rõ). Khi mùa mưa vừa chấm dứt người J’Rai bắt đầu làm Lễ hội P’thi (Lễ Bỏ mả). Đây là lễ hội lớn nhất nhằm tiễn đưa các linh hồn.

  


Ảnh trái: Tôi cùng đồng chí cảnh vệ QK5 trước 1 nhà mồ nhỏ (1998). Ảnh phải: Một nhà mồ lớn của người J’Rai (ảnh từ Google). Nhà mồ luôn có nhiều tượng gỗ hình nam nữ đang tư thế sắp“quan hệ” và hình chim thú. Sex có gì thú vị;Khui và Pizda (po Russky) có gì đẹp mà đồng bào Tây Nguyên thích phô ra ở cả tượng nhà rông và nhà mồ? (người Chăm cũng tôn thờ Linga và Zony với hình tượng siêu khủng nhưng “cách điệu” chứ không trần trụi), trong khi người Kinh dấu kín như bưng. Cái lễ gì đó ở Phú Thọ đã “khủng” lắm rồi. Tôi chưa hiểu văn hóa dân tộc.


Không phải tập tục truyền thống nào cũng tốt: Nhà mồ và Lễ bỏ mả thật quá ghê rợn, lạc hậu, ô nhiễm. Ma lai; cúng trừ tà là dị đoan, phản khoa học: theo tôi: bà con J’rai và các dân tộc: nên bỏ, không tiếc.


Người đồng bào còn quá nghèo


Theo Báo điện tử của Chính phủ: ngày 30/11/2018 trong chuyến thăm Gia Lai Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu trăn trở: “Tỷ lệ hộ nghèo của Gia Lai giảm nhanh nhưng hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, chiếm đến 86,5% (toàn tỉnh có trên 45.300 hộ nghèo) trong đó có làng nghèo 100%”.


Chưa cần luận án tiến sỹ xã hội học cũng lý giải được vì sao đồng bào dân tộc bản địa Tây Nguyên nghèo ngay trên vùng đất trù phú của mình – nơi họ đã định cư và phát triển văn hóa hàng ngàn năm.


Công thức là: “Tác động môi trường và xã hội” của “Khách thể” (người/nhất là doanh nghiệp vào Tây Nguyên) quá nghiêm trọng và không được kiểm soát hiệu quả (tôi không nêu các tác động chính ở đây…) + (cộng với) “ Khả năng chịu tải” quá hạn chế của Chủ thể (các dân tộc bản địa: suy giảm không gian kinh tế, chuyển giao đất cho khách thể, mất rừng, thiếu đất, thiếu nước; lạc hậu về trình độ phát triển, học vấn, kỹ thuật, tập tục …)  = Nghèo. Giải quyết vấn đề nào về “tác động” và “khả năng chịu tải” để đồng bào giàu lên đều khó, nhất là khi có quá nhiều nhóm lợi ích chỉ xem Tây Nguyên là nơi làm giàu nhanh cho giới chủ và khách thể. Nghèo nàn, dân trí hạn chế nên dễ hiểu vì sao ngày càng nhiều người tìm đến tâm linh, đạo giáo.

Rất hay là người dân tộc bản địa Tây Nguyên dù nghèo nhưng thực thà, không trộm cắp, cướp giật, không ăn xin, không kiếm tiền bằng nghề mua vui. Đó là nhờ quy phạm buôn làng và cộng đồng nghiêm túc.

 (Còn tiếp)

Lượt xem: 2317

Các tin khác

Cảm thông

(19/01/2025 07:03:PM)

Gala cuối năm

(11/01/2025 10:43:PM)

TẤM LÒNG

(07/01/2025 10:42:AM)

Mừng Lo

(06/01/2025 10:01:AM)

Thành phố xanh

(03/01/2025 10:06:AM)

Cây Trâm mốc

(22/12/2024 11:54:PM)

Môi trường

(20/12/2024 08:45:PM)

Bẩy tư

(11/12/2024 10:11:AM)

Học Sâu

(07/12/2024 01:21:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE