Tính ĐDSH và giá trị bảo tồn của khu hệ thú ở khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Quảng Trị
Trong các năm 2006-2008, đã tiến hành nhiều đợt khảo sát thực địa tại KBTTN ĐaKrông với mục đích xây dựng một danh lục thú đầy đủ nhất cho KBTTN, đánh giá tình trạng quần thể của một số loài có giá trị bảo tồn cao, xác định các đe dọa và các khu vực ưu tiên bảo tồn cho loài hoặc nhóm loài cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học ở KBTTN ĐaKrông. Báo cáo này nhằm giới thiệu một số kết quả của chương trình nghiên cứu này. Nghiên cứu này có sự đóng góp một phần kinh phí từ Chương trình nghiên cứu khoa học cơ bản của Bộ Khoa học và Công nghệ
Nguyễn Đắc Mạnh
Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội
Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Xuân Nghĩa
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) ĐaKrông được thành lập năm 2001, theo Quyết định số 768/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Trị với tổng diện tích 37.640 ha nhằm bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng nhiệt đới núi thấp có giá trị đa dạng sinh học cao và đặc trưng cho vùng Trung Trường Sơn, Việt Nam. Thú (Mammalia) là lớp động vật có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái rừng, có giá trị kinh tế cao và là đối tượng rất nhạy cảm với các tác động của con người cũng như những biến đổi của môi trường nên chúng thường được ưu tiên quản lý bảo tồn hơn so với các nhóm động vật khác. Khu hệ thú ở KBTTN ĐaKrông đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu [2-4,6-11,13]. Mặc dù vậy, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào thống kê thành phần các loài thú lớn. Các loài thú nhỏ cũng như những nghiên cứu sâu về tình trạng quần thể của các loài có tầm quan trọng bảo tồn cao nhằm đưa ra những giải pháp bảo tồn cụ thể còn rất hạn chế.
Trong các năm 2006-2008, chúng tôi đã tiến hành nhiều đợt khảo sát thực địa tại KBTTN ĐaKrông với mục đích xây dựng một danh lục thú đầy đủ nhất cho KBTTN, đánh giá tình trạng quần thể của một số loài có giá trị bảo tồn cao, xác định các đe dọa và các khu vực ưu tiên bảo tồn cho loài hoặc nhóm loài cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học ở KBTTN ĐaKrông. Báo cáo này nhằm giới thiệu một số kết quả của chương trình nghiên cứu này. Nghiên cứu này có sự đóng góp một phần kinh phí từ Chương trình nghiên cứu khoa học cơ bản của Bộ Khoa học và Công nghệ
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương nghiên cứu được sự dụng trong nghiên cứu này đều là những phương pháp thường quy, bao gồm:
- Kế thừa có chọn lọc từ các nguồn tài liệu của các tác giả nghiên cứu trước đây.
- Phỏng vấn người dân và kiểm lâm viên của KBTTN Đa Krông. Trong quá trình phỏng vấn có sử dụng các ảnh màu chụp thú để hỗ trợ nhận diện loài.
- Phân tích các mẫu vật thú bị săn bắt của dân và các mẫu vật tại bảo tàng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
- Điều tra theo các tuyến xuyên qua các sinh cảnh khác nhau của KBTTN để quan sát phát hiện các loài thú, dấu vết hoạt động của thú, đánh giá tình trạng sinh cảnh và các tác động của con người. Tất cả đã tiến hành 5 đợt khảo sát với tổng thời gian khoảng 100 ngày: 6–28/7/ 2006, 2-21/11/ 2006, 12-30/3/2007, 2-15/11/2007, 25/02 - 25/3/2008.
- Sử dụng các loại bẫy để thu mẫu thú nhỏ: bẫy lồng để thu mẫu thú gậm nhấm, lưới mờ, bẫy thụ cầm và vợt tay để thu mẫu dơi. Các mẫu thú thu được sau khi giám định tên khoa học và lấy các số đo cần thiết được thả trở lại thiên nhiên nơi bắt. Chỉ thu mẫu những loài chưa thể giám định được tên trên hiện trường.
- Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA): trong mỗi thôn, sau khi phỏng vấn 30 hộ gia đình sẽ chọn được một số thợ săn giàu kinh nghiệm để trao đổi với các thợ săn đó về hoạt động săn bắt, sử dụng và bảo vệ thú hoang dã tại địa phương hiện nay cũng như trước kia để và đánh giá mức độ đe dọa đối với các nhóm thú.
- Định loại thú theo Lekagul et al., (1988), Borissenko et al., (2003), Smith and Yan Xie (2008) và Francis (2008). Tên khoa học và hệ thống phân loại của thú theo Wilson and Reader (2005) và Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009).
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tính đa dạng loài
Từ kết quả khảo sát của chúng tôi và tham khảo kết quả nghiên của của các tác giả trước đây [2-4,6-11,13], chúng tôi đã lập được danh lục thú mới nhất của KBTTN ĐaKrông với 89 loài thuộc 26 họ, 10 bộ. Trong đó, có 8 loài được ghi nhận dựa trên quan sát trực tiếp, 59 loài dựa trên các mẫu vật thu được hoặc các di vật của con vật bị săn bắt và 22 loài theo các tài liệu trước đây hoặc qua phỏng vấn (Bảng 1).
Bảng 1. Danh lục các loài thú đã ghi nhận ở KBTTN ĐaKrông
TT
|
Tên khoa học
|
Tên phổ thông
|
Tư liệu
|
SĐVN
|
IU
CN
|
ĐH
|
|
Scandentia Wagner, 1855
|
I. Bộ Nhiều răng
|
|
|
|
|
|
Tupaiidae Gray, 1825
|
1. Họ Đồi
|
|
|
|
|
1.
|
Tupaia belangeri (Wagner, 1841)
|
Đồi
|
QS
|
|
|
|
|
Dermoptera Illiger, 1811
|
II. Bộ Cánh da
|
|
|
|
|
|
Cynocephalidae Sympson, 1945
|
2. Họ Cầy bay
|
|
|
|
|
2.
|
Cynocephalus variegatus (Audebert, 1799)
|
Chồn dơi, cầy bay
|
TL2,3; PV
|
EN
|
|
|
|
Primates Linnaeus, 1758
|
III. Bộ Linh trưởng
|
|
|
|
|
|
Loridae Gray, 1821
|
3. Họ Cu li
|
|
|
|
|
3.
|
Nycticebus bengalensis (Boddaert, 1785)
|
Cu li lớn
|
M
|
VU
|
VU
|
|
4.
|
Nycticebus pygmaeus Bonhote, 1907
|
Cu li nhỏ
|
M
|
VU
|
VU
|
+
|
|
Cercopithecidae Gray, 1821
|
4. Họ Khỉ, Voọc
|
|
|
|
|
5.
|
Macaca arctoides (Geofroy, 1831)
|
Khỉ mặt đỏ
|
M
|
VU
|
VU
|
|
6.
|
Macaca mulatta (Zimmermann, 1780)
|
Khỉ vàng
|
M,QS
|
LR
|
|
|
7.
|
Macaca leolina (Linnaeus 1766)
|
Khỉ đuôi lợn
|
M, QS
|
VU
|
VU
|
|
8.
|
Trachypithecus hatinhensis (Dao, 1970)
|
Voọc đen hà tĩnh
|
PV
|
EN
|
EN
|
+
|
9.
|
Pygathrix nemaeus (Linnaeus, 1771)
|
Chà vá chân nâu
|
M
|
EN
|
EN
|
+
|
|
Hylobatidae Weber, 1828
|
5. Họ Vượn
|
|
|
|
|
10.
|
Nomascus siki (Delacour, 1851)
|
Vượn siki
|
M
|
EN
|
EN
|
+
|
|
Lagomorpha Brandt, 1855
|
IV. Bộ Thỏ
|
|
|
|
|
|
Leporidae Gray, 1821
|
6. Họ Thỏ rừng
|
|
|
|
|
11.
|
Lepus peguensis Blyth, 1855
|
Thỏ rừng xám
|
TL1,23
|
|
|
|
12.
|
Nesolagus timminsi Averianov et al., 2000
|
Thỏ vằn
|
M
|
EN
|
DD
|
+
|
|
Soricomorpha Gregory, 1910
|
V. Bộ Chuột chù
|
|
|
|
|
|
Soricidae Fischer, 1817
|
7. Họ Chuột chù
|
|
|
|
|
13.
|
Suncus murinus (Linnaeus, 1766)
|
Chuột chù nhà
|
qs
|
|
|
|
|
Chiroptera Blumenbach, 1779
|
VI. Bộ Dơi
|
|
|
|
|
|
Pteropodidae Gray, 1821
|
8. Họ Dơi quả
|
|
|
|
|
14.
|
Cynopterus brachyotis (Muller, 1838)
|
Dơi chó cánh ngắn
|
M
|
VU
|
|
|
15.
|
Cynopterus sphinx (Vahl, 1797)
|
Dơi chó Ấn
|
M
|
|
|
|
|
Megadermatidae Allen, 1864
|
9. Họ Dơi ma
|
|
|
|
|
16.
|
Megaderma lyra Geoffroy, 1810
|
Dơi ma bắc
|
M
|
|
|
|
17.
|
Megaderma spasma (Linnaeus, 1758)
|
Dơi ma nam
|
M
|
|
|
|
|
Hipposideridae Lydekker, 1891
|
10. Họ Dơi nếp mũi
|
|
|
|
|
18.
|
Hipposideros cineraceus Blyth, 1853
|
Dơi nếp mũi lông đen
|
M
|
|
|
|
19.
|
Hipposideros lylei Thomas, 1913
|
Dơi nếp mũi hình khiên
|
M
|
|
|
|
20.
|
Hipposideros larvatus (Horsfield, 1823)
|
Dơi nếp mũi xám
|
M
|
|
|
|
21.
|
Hipposideros pomona Andersen, 1918
|
Dơi nếp mũi xinh
|
M
|
|
|
|
22.
|
Hipposideros armiger (Hodgson, 1835)
|
Dơi nếp mũi quạ
|
M
|
|
|
|
23.
|
Aselliscus stoliczkanus (Dobson, 1871)
|
Dơi nếp mũi ba lá
|
M
|
|
|
|
|
Rhinolophidae Gray, 1825
|
11. Họ Dơi lá mũi
|
|
|
|
|
24.
|
Rhinolophus stheno Andersen, 1905
|
Dơi lá nam á
|
M
|
|
|
|
25.
|
Rhinolophus thomasi Andersen, 1905
|
Dơi lá tô ma
|
M
|
VU
|
|
|
26.
|
Rhinolophus pearsoni Horsfield, 1851
|
Dơi lá pecxôn
|
M
|
|
|
|
27.
|
Rhinolophus affinis Horsfield, 1823
|
Dơi lá đuôi
|
M
|
|
|
|
28.
|
Rhinolophus macrotis Blyth, 1844
|
Dơi lá tai dài
|
M
|
|
|
|
29.
|
Rhinolophus malayanus Bohote, 1903
|
Dơi lá mũi phẳng
|
M
|
|
|
|
30.
|
Rhinolophus pusillus Temmincki,1834
|
|
TL4
|
|
|
|
|
Vespertilionidae Gray, 1821
|
12. Họ Dơi muỗi
|
|
|
|
|
31.
|
Myotis muricola (Gray, 1846)
|
Dơi tai chân nhỏ
|
M
|
|
|
|
32.
|
Myotis horsfieldi (Temminck, 1840)
|
Dơi tai cánh ngắn
|
M
|
|
|
|
33.
|
Miniopterus magnater Sanborn, 1931
|
Dơi cánh khiên
|
M
|
|
|
|
34.
|
Murina cyclotis Dobson, 1872
|
Dơi mũi ống tai tròn
|
M
|
|
|
|
35.
|
Murina tubinaris (Scully, 1881)
|
Dơi mũi ống lông chân
|
M
|
|
|
|
36.
|
Kerivoula hardwickei (Horsfield, 1824)
|
Dơi mũi nhẵn xám
|
M
|
|
|
|
37.
|
Pipistrellus coromandra (Gray, 1838)
|
Dơi muỗi nâu
|
M
|
|
|
|
|
Pholidota Weber, 1904
|
VII. Bộ Tê tê
|
|
|
|
|
|
Manidae Gray, 1821
|
13. Họ Tê tê
|
|
|
|
|
38.
|
Manis pentadactyla Linnaeus, 1758
|
Tê tê vàng
|
TL1,23; PV
|
EN
|
LR
|
|
39.
|
Manis javanica Desmarest, 1822
|
Tê tê java
|
TL1,23; PV
|
EN
|
LR
|
|
|
Carnivora Bowdich, 1821
|
VIII. Bộ Ăn thịt
|
|
|
|
|
|
Felidae Gray, 1821
|
14. Họ Mèo
|
|
|
|
|
40.
|
Catopuma temminckii Vigor et Hosfield, 1827
|
Beo lửa
|
TL1,2,3; PV
|
EN
|
NT
|
|
41.
|
Panthera tigris (Linnaeus, 1758)
|
Hổ
|
TL,1,23; PV
|
CR
|
EN
|
|
42.
|
Pardofelis marmorata (Martin, 1837)
|
Mèo gấm
|
TL2,3; PV
|
VU
|
VU
|
|
43.
|
Neofelis nebulosa (Griffith, 1821)
|
Báo gầm
|
TL1,23; PV
|
EN
|
VU
|
|
44.
|
Prionailurus bengalensis (Kerr, 1792)
|
Mèo rừng
|
QS
|
|
|
|
|
Viverridae Gray, 1821
|
15. Họ Cầy
|
|
|
|
|
45.
|
Arctictis binturong (Raffles, 1821)
|
Cầy mực
|
TL1,23; PV
|
EN
|
VU
|
|
46.
|
Paguma larvata (Smith, 1827)
|
Cầy vòi mốc
|
M
|
|
|
|
47.
|
Paradoxurus hermaphroditus (Pallas, 1777)
|
Cầy vòi đốm
|
M
|
|
|
|
48.
|
Chrotogale owstoni Thomas, 1912
|
Cầy vằn Bắc
|
PV
|
VU
|
VU
|
|
49.
|
Prionodon pardicolor Hogdson, 1842
|
Cầy gầm
|
TL3; PV
|
VU
|
|
|
50.
|
Viverra zibetha Linnaeus, 1758
|
Cầy giông
|
M
|
|
|
|
51.
|
Viverra megaspila Blyth, 1862
|
Cầy giông sọc
|
M
|
VU
|
VU
|
|
52.
|
Viverricula indica (Desmarest, 1817)
|
Cầy hương
|
M
|
|
|
|
|
Herpestidae Gill, 1872
|
16. Họ Cầy lỏn
|
|
|
|
|
53.
|
Herpestes javanicus (Geoffroy, 1818)
|
Lỏn tranh
|
QS
|
|
|
|
54.
|
Herpestes urva (Hogdson, 1836)
|
Cầy móc cua
|
M
|
|
|
|
|
Canidae Gray, 1821
|
17. Họ Chó
|
|
|
|
|
55.
|
Cuon alpinus (Pallas, 1811)
|
Sói đỏ
|
TL1,2,3
|
EN
|
EN
|
|
|
UrsidaeGrey, 1825
|
18. Họ Gấu
|
|
|
|
|
56.
|
Ursus thibetanus Cuvier, 1823
|
Gấu ngựa
|
TL1,2,3; PV
|
EN
|
VU
|
|
57.
|
Helarctos malayanus (Raffles, 1821)
|
Gấu chó
|
TL1,2,3; PV
|
EN
|
VU
|
|
|
MustelidaeSwainson, 1835
|
19. Họ Chồn
|
|
|
|
|
58.
|
Arctonyx collaris Cuvier, 1825
|
Lửng lợn
|
TL1,2,3; PV
|
|
|
|
59.
|
Aonyx cinerea (Illiger, 1815)
|
Rái cá vuốt bé
|
TL2,3;PV
|
VU
|
VU
|
|
60.
|
Lutra lutra (Linnaeus, 1758)
|
Rái cá thường
|
TL1,2,3; PV
|
VU
|
NT
|
|
61.
|
Martes flavigula (Boddaert, 1785)
|
Chồn vàng
|
TL1,2,3 ; PV
|
|
|
|
62.
|
Melogale moschata ( Gray, 1831)
|
Chồn bạc má Bắc
|
M
|
|
|
|
63.
|
Melogale personata Geoffroy,1831
|
Chồn bạc má Nam
|
TL1
|
|
DD
|
|
|
Artiodactyla Owen, 1848
|
IX. Bộ guốc chẵn
|
|
|
|
|
|
SuidaeGray, 1821
|
20. Họ Lợn
|
|
|
|
|
64.
|
Sus scrofa Linnaeus, 1758
|
Lợn rừng
|
QS
|
|
|
|
|
TragulidaeMilne-Edwards, 1864
|
21. Họ Cheo cheo
|
|
|
|
|
65.
|
Tragulus kanchil (Raffles, 1821)
|
Cheo cheo
|
QS
|
VU
|
|
|
|
Cervidae Gray, 1821
|
22. Họ Hươu nai
|
|
|
|
|
66.
|
Rusa unicolor (Kerr, 1792)
|
Nai
|
M
|
VU
|
VU
|
|
67.
|
Muntiacus muntjak (Zimmermann, 1780)
|
Hoẵng
|
M
|
|
|
|
68.
|
Muntiacus vuquangensis (Do Tuoc et al.,1994)
|
Mang lớn
|
M
|
VU
|
EN
|
+
|
|
BovidaeGray, 1821
|
23. Họ Bò
|
|
|
|
|
69.
|
Bos frontalis Lambert, 1804
|
Bò tót
|
M
|
EN
|
VU
|
|
70.
|
Capricornis milneedwardsii David, 1869
|
Sơn dương
|
M
|
EN
|
NT
|
|
71.
|
Pseudoryx nghetinhensis Dung et al., 1993
|
Sao la
|
TL1,2,3; PV
|
EN
|
CR
|
+
|
|
Rodentia Bowdich, 1821
|
X. Bộ Gậm nhấm
|
|
|
|
|
|
Sciuridae Gray, 1821
|
24. Họ Sóc
|
|
|
|
|
72.
|
Ratufa bicolor (Sparrman, 1778)
|
Sóc đen
|
QS
|
VU
|
NT
|
|
73.
|
Callosciurus erythraeus flavimanus (Geofroy, 1831)
|
Sóc chân vàng
|
M
|
|
|
|
74.
|
Callosciurus finornatus (Gray, 1867)
|
Sóc bụng xám
|
M
|
|
|
|
75.
|
Dremomys rufigenis (Blanford, 1878)
|
Sóc mõm hung
|
M
|
|
|
|
76.
|
Menetes berdmorei (Blyth, 1849)
|
Sóc vằn lưng
|
M
|
|
|
|
77.
|
Tamiops rodolphii (Milne-Edwards, 1867)
|
Sóc chuột lửa
|
M
|
|
|
|
78.
|
Petaurista philippensis (Pallas, 1766)
|
Sóc bay lớn
|
QS
|
VU
|
|
|
|
Muridae Illiger, 1811
|
25. Họ Chuột
|
|
|
|
|
79.
|
Mus musculus Linnaeus, 1758
|
Chuột nhắt nhà
|
M
|
|
|
|
80.
|
Rattus argentiventer (Robinson et Kloss, 1916)
|
Chuột bụng bạc
|
M
|
|
|
|
81.
|
Niviventer tenaster (Thomas, 1916 )
|
Chuột bụng kem
|
M
|
|
|
|
82.
|
Rattus exulans (Peale, 1848)
|
Chuột lắt
|
M
|
|
|
|
83.
|
Rattus tanezumi Temminck, 1844
|
Chuột nhà
|
M
|
|
|
|
84.
|
Niviventer fulvescens (Gray, 1847)
|
Chuột hươu bé
|
M
|
|
|
|
85.
|
Rattus remotus (Robinson et Kloss, 1914)
|
Chuột rừng
|
M
|
|
|
|
86.
|
Rhizomys sumatrensis (Raffles, 1821)
|
Dúi má vàng
|
TL3
|
|
|
|
87.
|
Rhizomys pruinosus Blyth, 1851
|
Dúi mốc lớn
|
M
|
|
|
|
|
Hystricidae (Fischer, 1817)
|
26. Họ Nhím
|
|
|
|
|
88.
|
Atherurus macrourus (Linnaeus, 1758)
|
Đon
|
M
|
|
|
|
89.
|
Hystrix brachyura Linnaeus, 1758
|
Nhím đuôi ngắn
|
M
|
|
|
|
Tổng cộng: 89 loài, 26 họ, 10 bộ
|
35
|
29
|
7
|
Ghi chú: PV – Phỏng vấn, MV – Mẫu vật hoặc di vật thú bị săn bắt, QS – Quan sát. TL– Tài liệu; 1-Le Trong Trai et al 1999, 2-Đặng Huy Phương 2005, 3-Đặng Huy Huỳnh và Nguyễn Mạnh Hà 2005, 4- Nguyễn Trường Sơn và cs.2007.SĐVN- Sách Đỏ Việt Nam 2007. IUCN- Danh lục Đỏ của IUCN 2009: CR- Rất nguy cấp, EN – nguy cấp, VU – sẽ nguy cấp, LR - bị đe doạ thấp, NT- gần bị đe doạ, DD-Thiếu dẫn liệu. ĐH- loài đặc hữu Đông Dương
Danh lục này mặc dù chưa phải là danh lục đầy đủ, vì các nhóm thú nhỏ (dơi, gậm nhấm, thú ăn sâu bọ,…) còn ít được nghiên cứu. Tuy nhiên, danh lục này đã bao gồm những loài thú cơ bản của các hệ sinh thái rừng ở KBTTN ĐaKrông. Theo Nguyễn Xuân Đặng và cs. (2009) [12], nếu không kể thú biển, thì khu hệ thú hoang dã trên cạn của Việt Nam có 252 loài, 37 họ và 13 bộ. Như vậy, so với khu hệ thú hoang dã trên cạn của cả nước khu hệ thú ở KBTTN ĐaKrông chiếm 23,4 % tổng số loài, 60,5% tổng số họ và 76,9% tổng số bộ thú của Việt Nam. Tỷ lệ này là khá cao, cho thấy tầm quan trọng của KBTTN ĐaKrông đối với bảo tồn tính đa dạng của khu hệ loài thú hoang dã Việt Nam.
3.2. Các loài thú có giá trị bảo tồn cao
Trong số 89 loài thú đã ghi nhận được ở KBTTN Đa Krông, 36 loài có giá trị bảo tồn cao (chiếm 40,4% tổng số loài đã ghi nhận), bao gồm 35 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam (2007), 27 loài thuộc Danh lục Đỏ IUCN (2009) và 7 loài đặc hữu cho Đông Dương (Bảng 1). Đây là những loài thú cần được ưu tiên bảo tồn. Tuy nhiên, xét về mức độ bị đe dọa trong nước và trên toàn cầu, sự hiện diện của quần thể trong KBTTN ĐaKrông thì những loài cần đặc biệt ưu tiên bảo tồn bao gồm: bò tót, mang lớn, thỏ vằn, vượn siki và chà vá chân nâu
Bò tót (Bos gaurus): Những ghi nhận gần đây về quần thể bò tót ở KBTTN ĐaKrông được tổng hợp trong bảng 2. Khảo sát theo các tuyến ở hai xã Ba Lòng và Húc Nghì chúng tôi đều không bắt gặp Bò tót. Nguyên nhân có thể là: đàn bò tót đã bị bắn tỉa nhiều lần nên rất cảnh giác với con người và thời gian và phạm vi khảo sát của chung tôi không đủ lớn. Từ bảng 2 và các thông tin phỏng vấn thợ săn cho thấy rằng: tại KBTTN ĐaKrông, còn một quần thể bò tót dưới 10 cá thể, sinh sống ở khu vực phía Bắc sông Thạch Hãn thuộc vùng rừng giáp ranh các xã Triệu Nguyên, Ba Lòng và Cam Chính.
Bảng 2. Những ghi nhận về quần thể bò tót ở KBTTN Đa Krông
Toạ độ
|
Số lượng cá thể
|
Địa điểm
|
Nguồn thông tin
|
48Q- 0711728;
UTM- 1845890
|
8 (2 đực, 4 cái, 2 gần trưởng thành)
|
Đồi Hai Vú- Triệu Nguyên
|
Nguyễn Hải Hà và cs (2004) (chưa công bố)
|
48Q- 0713471 ;
UTM- 1842967
|
9 (2 đực, 4 cái, 3 gần trưởng thành)
|
Khe Bản Cấm- Ba Lòng
|
Nguyễn Hải Hà và cs (2004) (chưa công bố)
|
48Q- 0713939 ;
UTM- 1843199
|
Bộ xương Bò tót
|
Khe Bản Cấm- Ba Lòng
|
Nguyễn Hải Hà và cs (2004) (chưa công bố)
|
?
|
1 xác Bò tót bị chết
|
Trừ Lấu – Triệu Nguyên
|
Minh Thắng và cs (2006) theo www.sggp.org.vn
|
?
|
Một đàn 7 cá thể
|
Trừ Lấu- Triệu Nguyên
|
Hà Linh (2007) theo www.sggp.org.vn
|
Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis): Thông tin trước đây về tình trạng quần thể mang lớn tại KBTTN ĐaKrông rất ít [3,10]. Khảo sát theo các tuyến ở hai xã Ba Lòng và Húc Nghì chúng tôi đều không bắt gặp mang lớn. Một số dấu chân hoẵng đã được ghi nhận nhưng khó mà nhận biết đó lá dấu chân của hoẵng thường hay mang lớn. Tuy nhiên, qua các mẫu sừng mới còn giữ lại của thợ săn và thông tin phỏng vấn cho thấy mang lớn khá thường xuyên bị trong khu bảo tồn, đặc biệt tại khu vực xã Húc Nghì. Trong đợt khảo sát theo tuyến số 1 (3/2008) chúng tôi đã bắt gặp thợ săn Hồ Văn Thu đang gùi một cá thể mang lớn khoảng 40kg từ trong rừng ra. Theo các thợ săn thôn La Tó, mang lớn sống tập trung ở khu vực Đồi Miếu, thuộc tiểu khu 733.
Thỏ vằn (Nesolagus timminsii): Trước nghiên cứu của chúng tôi, sự tồn tại của Thỏ vằn ở KBTTN ĐaKrông vẫn chưa được khẳng định. Trong đợt khảo sát tháng 3 năm 2008 tại thôn La Tó, xã Húc Nghì, chúng tôi đã bắt gặp 2 cá thể thỏ vằn còn sống bị thợ săn bắt mang từ rừng về. Đây là những mẫu vật đầu tiên khẳng định sự tồn tại của thỏ vằn tại KBTTN ĐaKrông. Phỏng vấn các thợ săn được biết, thỏ vằn rất ít gặp, nơi hay gặp chúng nhất là thượng nguồn khe A Cho, thuộc tiểu khu 731.
Vượn siki (Nomascus siki): Tại KBTTN ĐaKrông, các đàn vượn siki đã được nhiều tác giả quan sát trực tiếp và gián tiếp qua tiếng hót. Đặc biệt, Nguyễn Mạnh Hà đã tiến hành các đợt khảo sát liên tục trong các năm 2003-2006 [7-9] và cho rằng: KBTTN ĐaKrông là một trong những nơi cư trú quan trọng nhất của vượn siki ở Việt Nam với một quần thể khá lớn. Các ghi nhận của Nguyễn Mạnh Hà trong đợt khảo sát năm 2006 được thể hiện trong bảng 3.
Bảng 3. Những ghi nhận về quần thể vượn siki ở KBTTN ĐaKrông
Địa điểm ghi nhận
tiếng hót
|
Toạ độ
|
Số đàn
|
Thời gian ghi nhận
|
Số cá thể
|
Ba Loang (Huc Nghi)
|
48Q- 0719309;
UTM- 1826315
|
1
|
06:13 - 06:35
|
>4
|
La To (Huc Nghi)
|
48Q- 0713796;
UTM- 1825013
|
1
|
06:50 - 07:07
|
>3
|
Ba Tra (Ta Long)
|
48Q- 0710681;
UTM- 1835080
|
2
|
05:50 - 06:06
|
> 3
|
05:32 - 05:40
|
>3
|
A Pat (Ta Long)
|
48Q- 0709796;
UTM- 1838029
|
1
|
05:30 - 04:40
|
>3
|
Doc Dot (Hai Phuc)
|
48Q- 0719740;
UTM- 1835559
|
2
|
06:00 - 06:15
|
>3
|
06:20 - 06:45
|
>2
|
Khe Lau (Hai Phuc)
|
48Q- 0716884;
UTM- 1836952
|
1
|
06:00 - 06:05
|
>3
|
Dong Che (Trieu Nguyen)
|
48Q- 0705320;
UTM- 1843230
|
2
|
05:20 - 05:33
|
>2
|
05:28 - 05:40
|
>2
|
A Cho - A Pong (A Bung)
|
48Q- 0724650;
UTM- 1818520
|
2
|
05:35 - 05:48
|
>2
|
05:28 - 05:42
|
>2
|
Tổng
|
12
|
|
> 32
|
Khảo sát theo các tuyến ở hai xã Ba Lòng và Húc Nghì chúng tôi đều không bắt gặp vượn siki, chỉ nghe được tiếng hót của 2-3 đàn. Tuy nhiên, từ những thông tin có được cho đến nay cho thấy: tại KBTTN ĐaKrông, còn ít nhất 12 đàn Vượn siki với khoảng 32 cá thể sống tập trung ở hai khu vực: vùng rừng giáp ranh các xã Tà Long- Triệu Nguyên, Tà Long-Ba Lòng, Tà Long- Hải Phúc và vùng rừng giáp ranh 3 xã Húc Nghì- A Bung- Hồng Thuỷ.
Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus): Các ghi nhận về quần thể Chà vá chân nâu trong những năm gần đây được tổng hợp trong bảng 4.
Bảng 4. Những ghi nhận về quần thể chà vá chân nâu ở KBTTN ĐaKrông
Toạ độ bắt gặp
|
Số lượng cá thể
|
Địa điểm
|
Nguồn thông tin
|
48Q- 0720915
UTM- 1833056
|
10- 12
|
Khe Đá Liếp- Hải Phúc
|
Đỗ Quang Huy và cs (2004) (chưa công bố)
|
48Q- 0715319
UTM- 1830235
|
10-12
|
Đỉnh A Pách- Tà Long
|
Đặng Huy Huỳnh,
Nguyễn Mạnh Hà (2005)
|
48Q- 0716056
UTM- 1830105
|
4
|
Đỉnh Tà Nơ- Tà Long
|
Đặng Huy Huỳnh,
Nguyễn Mạnh Hà (2005)
|
48Q- 0719527
UTM- 1826219
|
6
|
Đồi Miếu- Húc Nghì
|
Nguyễn Đắc Mạnh (2008)
|
Trong khi khảo sát theo các tuyến ở hai xã Ba Lòng và Húc Nghì chúng tôi chỉ bắt gặp 1 đàn chà vá chân nâu tại khu vực Đồi Miếu, xã Húc Nghì (không rõ số cá thể). Từ những thông tin ghi nhận trước đó và thông tin phỏng vấn thợ săn chúng tôi nhận định rằng: còn một quần thể chà vá chân nâu khoảng 30-70 cá thể trong KBTTN ĐaKrông. Chúng sống tập trung ở vùng rừng giáp ranh ba xã: Tà Long, Húc Nghì và Hải Phúc.
3.3. Phân vùng ưu tiên bảo tồn thú trong khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông
Có 7 hoạt động của con người đe doạ trực tiếp đến tài nguyên thú hoang dã tại KBTTN ĐaKrông đã được xác định là: săn bắt, buôn bán, khai thác gỗ, khai thác lâm sản ngoài gỗ, rà phế liệu, phá rừng làm nương rẫy và chăn thả gia súc trong rừng. Tuy nhiên mức độ đe doạ của mỗi hoạt động khác nhau theo từng khu vực và nhóm thú hoang dã: thú Linh trưởng bị đe doạ nhiều bởi hoạt động khai thác gỗ trong khi đó thú Móng guốc là hoạt động săn bắt, buôn bán. Trên cơ sở chồng ghép bản đồ phân bố của các loài quan trọng, bản đồ hiện trạng thảm thực vật, bản đồ địa hình- thuỷ văn và bản đồ phân cấp mức độ đe doạ theo từng khu vực chúng tôi đã xác định các khu vực ưu tiên bảo tồn cho một số nhóm thú trong KBTTN ĐaKrông theo các tiêu chí sau:(1)Là nơi phân bố tập trung của các quần thể loài thú quan trọng; (2)Là nơi có sinh cảnh phù hợp với yêu cầu sinh thái của các loài thú quan trọng; (3)Là nơi có mức độđe doạ cấp cao hơn đối với các loài thú quan trọng. Kết quả thu được như sau (Hình 1):
Khu vực ưu tiên bảo tồn Bò tót: Khu vực phía Bắc sông Thạch Hãn thuộc địa giới hành chính của hai xã Triệu Nguyên và Ba Lòng. Tổng diện tích là: 5924 ha (59,24 km2) bao gồm các tiểu khu: 820, 821, 827, 785, 822, 833 và 830. Khu vực này đang có mức đe doạ cấp “Trung bình cao’’. “Trung bình’’ ở các tiểu khu: 820, 821, 827, 830 và 833 thuộc địa phận xã Ba Lòng, “Cao’’ ở các tiểu khu: 785, 787 và 822 thuộc địa phận xã Triệu Nguyên.
Hình 1: Các khu vực ưu tiên bảo tồn thú trong KBTTN ĐaKrông
Khu vực ưu tiên bảo tồn Mang lớn và Thỏ vằn: Khu vực thượng nguồn khe A Cho- xã Húc Nghì. Tổng diện tích là: 1948 ha (19,48 km2) bao gồm hai tiểu khu: 731 và 733. Khu vực này đang có mức đe doạ cấp “Trung bình’’.
Khu vực ưu tiên bảo tồn Vượn siki: Khu vực giáp ranh giữa ba xã Húc Nghì, A Bung và Hồng Thuỷ. Tổng diện tích là: 3581 ha (35,81 km2) bao gồm các tiểu khu: 732, 746 và 747. Khu vực bảo tồn Vượn siki đang có mức đe doạ cấp “Trung bình cao’’. “Trung bình’’ ở tiểu khu 732 và 746 thuộc địa phận xã Húc Nghì, “Cao’’ ở tiểu khu 747 thuộc địa phận xã A Bung.
Khu vực ưu tiên bảo tồn Chà vá chân nâu: Khu vực giáp ranh giữa hai xã Tà Long và Hải Phúc. Tổng diện tích là: 3529 ha (35,29 km2) bao gồm các tiểu khu: 722, 849 và 850. Khu vực này có mức đe doạ cấp “Trung bình cao’’. “Trung bình’’ ở tiểu khu 722 thuộc địa phận xã Tà Long. “Cao’’ ở các tiểu khu 849 và 850 thuộc địa phận xã Hải Phúc
IV. KẾT LUẬN
1. Khu hệ thú ở KBTTN ĐaKrông khá đa dạng về thành phần loài và có giá trị bảo tồn rất cao: cho đến nay đã phát hiện được 89 loài thú thuộc 26 họ và 10 bộ. Trong số đó có 36 loài có giá trị bảo tồn cao (chiếm 40,4% tổng số loài đã ghi nhận), bao gồm 35 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam (2007), 27 loài thuộc Danh lục Đỏ IUCN (2009) và 7 loài đặc hữu cho Đông Dương. Các loài cần đặc biệt ưu tiên bảo tồn bao gồm: bò tót, mang lớn, thỏ vằn, vượn siki và chà ván chân nâu.
2. Có 7 mối đe doạ trực tiếp đối với khu hệ thú của KBTTN ĐaKrông là: săn bắt- buôn bán động vật hoang dã, khai thác gỗ trái phép, khai thác lâm sản ngoài gỗ quá mức, rà phế liệu chiến tranh trong khu bảo tồn, chăn thả gia súc trong khu bảo tồn và phá rừng làm nương rẫy trái phép.
3. Đã xác đinh 4 khu vực ưu tiên bảo tồn thú: khu vực bảo tồn bò tót có diện tích 5.924 ha, bao gồm bẩy tiểu khu: 820, 821, 827, 785, 822, 833 và 830; khu vực bảo tồn mang lớn và thỏ vằn có diện tích 1948 ha, bao gồm hai tiểu khu: 731 và 733; khu vực bảo tồn vượn siki có diện tích 3581 ha, bao gồm ba tiểu khu: 732, 746 và 747; và khu vực bảo tồn chà vá chân nâu có diện tích 3529 ha, bao gồm ba tiểu khu: 722, 849 và 850.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Francis Ch., 2008. A guide to Mammals of Southeast Asia. Princeton Unv. Press, UK.
2. Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung và cs. (1994). Danh lục các loài thú (Mammalia) Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Đặng Huy Huỳnh, Nguyễn Mạnh Hà (2005), “Đa dạng sinh học thú”, Trong Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông- tuyển tập các báo cáo. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường- Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 107-122.
4. Đặng Huy Phương (2005), “Thành phần loài thú (Mammalia) ở khu bảo tồn thiên nhiên đề xuất ĐaKrông, Quảng Trị”, Trong Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật tại Hội thảo quốc gia lần thứ 1, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
5. Lekagul B. & J. A. Mc Neely, 1988: Mammals of Thailand. Bangkok.
6. Le Trong Trai et al.,(1999). A feasibility study for the establishment of Phong Dien (Thua Thien Hue Province) and Dakrong (Quang Tri Province) Nature Reserves, Vietnam, Birdlife International Vietnam Programme, Hanoi.
7. Nguyễn Mạnh Hà, 2004: Kết quả điều tra Vượn (Nomascus) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị. T/c Khoa học Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 42.
8. Nguyen Manh Ha, 2005. Status of White-cheeked gibbon (Nomascus leucogenys) in North Central Vietnam. CRES, Hanoi University.
9. Nguyen Manh Ha, 2007. Survey for southern white-cheeked gibbons (Nomascus leucogenys siki) in Da Krong Nature Reserve, Quang Tri Province, Vietnam. Vietnamese J. of Primatology (2007),1:61-67
10. Nguyễn Xuân Đặng et al., (2007). Các loài thú quý hiếm đã ghi nhận được ở tỉnh Quảng Trị. Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Quy Nhơn, 10/8/2007, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 35-37.
11. Nguyễn Xuân Đặng, Đặng Ngọc Cần, Nguyễn Xuân Nghĩa, 2007. Danh lục các loài thú lớn ở tỉnh Quảng Trị và ý nghĩa bảo tồn nguồn gen quí hiếm của chúng. Tạp chí Sinh học, 29(4):19-26.
12. Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009. Phân loại học lớp Thú (Mammalia) và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
13. Nguyễn Trường Sơn, Csorba Gabor, 2007. Kết quả bước đầu điều tra dơi tại khu vực Bắc Hướng Hóa và KBTTN Đa Krông, tỉnh Quảng Trị. Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Quy Nhơn, 10/8/2007, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 532-536.
14. Smith A.T., Yan Xie (eds), 2008. A guide to the Mammals of China. Princeton Unv. Press, UK.
Biodiversity values and conservation importance of Mammal fauna in DaKrong Nature Reserve, Quang Tri
Nguyễn Đắc Mạnh[1] và Nguyễn Xuân Đặng
SUMMARY: The mammal surveys were conducted during 2006-2008 inDaKrong Nature Reserve, Quang Tri Province. Based on the survey results and literature reviews, a list of 89 mammal species belonging to 26 families and 10 orders was compiled. A new record for the reserve was Annamite Striped Rabbit (Nesolagus timminsii). Among these recorded species, 35 species are listed in the Red Data Book of Vietnam (2007), 27 species in the 2009 IUCN Red list and 7 species endemic to Indochina. Gaur (Bos frontalis), Giant Muntjac (Muntiacus vuquangensis), Annamite Striped Rabbit (Nesolagus timminsi), Siki Crested Gibbon (Nomascus siki) and Red-shanked Douc Langur (Pygathrix nemaeus) are identified top priority species for mammal conservation at DaKrong Nature Reserve. Seven direct threats to the mammal faua were dentified and 4 conservation zones were recommended for species or species group protection in the DaKrong Nature Reserve
KEY WORDS: Biodiversity, Conservation, DaKrong, Mammal
Liên hệ:
Nguyễn Đắc Mạnh – Khoa Quản lý Tài nguyên rừng, Trường Đại học lâm Nghiệp, Tel: + 84 0433 840 628; Fax: +84 0433 840 063; Email: manhdvr@yahoo.com
Nguyễn Xuân Đặng - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. ĐT: 0913312431, e-mail: dangnx@fpt.vn
[1]Faculty of Forest Resource and Environment Management- Forestry University, Xuan Mai, Ha Noi