quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
TẢN MẠN MÔI TRƯỜNG

Tin báo ngày 14/12/2020: Sếu đầu đỏ không về Tràm Chim

Thứ Hai, 14/12/2020 | 12:11:00 PM

(VACNE) - Thật đau lòng khi đọc tin này. Sự cố hay là mãi mãi. Mong rằng đây chỉ là sự cố, vì, quả thực, cũng đã từng có những tin tương tự, nhưng sau đó, Sếu vẫn về. Chúng rất thủy chung, nếu ta cũng chung thủy với chúng.

Theo tin đã đưa, “Đàn sếu đầu đỏ quý hiếm hàng nghìn con sau 30 năm gắn bó với Vườn quốc gia Tràm Chim, năm nay chúng không còn bay về kiếm ăn.

"Muốn ngắm chim thường phải đi trước 7h sáng, là lúc chúng rời tổ", nữ hướng dẫn viên Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) cho hay. Cô cũng nói, năm nay nước lũ thấp nên tour vào khu chim đẻ đã bị tạm đóng, du khách muốn ngắm sếu đầu đỏ thì càng khó hơn, vì phải đi vào mùa khô. Nhưng mùa khô năm nay, những người yêu sếu đã thất vọng não nề, khi chúng không còn về Tràm Chim kiếm ăn.

Vườn quốc gia Tràm Chim rộng 7.500 ha với 230 loài chim, 130 loài cá, 130 loài thực vật, được chia làm 5 tiểu khu. Trong đó, A1 và A5 được cho hoạt động du lịch. Các phân khu còn lại bao gồm A2 là bãi đẻ của chim, A3 bảo tồn các loài cá, A4 là bãi kiếm ăn chính của sếu đầu đỏ. 8 năm trước, nơi này được công nhận là khu Ramsar (khu bảo tồn ngập nước) thứ 2.000 của thế giới và thứ 4 của Việt Nam…”.

Lại cũng tin báo đã từng đưa về cái chết của 1 Sếu đã được gắn chíp. Hồi đó, Phó tôi có bài “Sếu ơi”. Hôm kỷ niệm 35 năm CRES vừa qua, bài thơ được đọc trong buổi Lễ, nhiều người hỏi xin. Nay xin đăng lại, thay lời muốn viết. Bài thơ được đăng ngày 4/6/2018, đến nay đã được 976 ‘lượt xem”. So với những tin bài khác, con số này quá khiêm tốn,nhưng đối với người viết, thế đã là hạnh phúc lắm rồi.

Sếu ơi

Phó Hội Viên, VACNE

Tin báo đưa “ Sếu đầu đỏ 20 năm chung thủy với Tràm Chim đã chết”

Luthin ơi Anh ở đâu

Từ ngày lặn lội đồng sâu Tháp Mười

Bấy nhiêu năm đã qua rồi

Tràm Chim giờ đã sinh sôi bao đàn

 

Sếu đi Sếu đến bạt ngàn

Giã từ cõi sống Sếu càng thủy chung

Trọn vòng tay giữa cánh đồng

Nấm mồ đượm mãi tấm lòng Sếu ơi

Quán Cà phê MT, ngày 6/4/2018

 

Bị chú: Charles Luthin, Quốc tịch Mỹ, vào năm 1980 là người đầu tiên đặt vấn đề và sau đó, vào năm 1982-1983 đã cùng các chuyên gia Việt Nam đi tìm dấu vết Sếu đầu đỏ ở đồng bằng sông Cửu Long với sự tài trợ của Quỹ Bremh, CHLB Đức

Phó Hội Viên, VACNE. ngày 14/12/2020

Lượt xem: 3202

Các tin khác

Cảm thông

(19/01/2025 07:03:PM)

Gala cuối năm

(11/01/2025 10:43:PM)

TẤM LÒNG

(07/01/2025 10:42:AM)

Mừng Lo

(06/01/2025 10:01:AM)

Thành phố xanh

(03/01/2025 10:06:AM)

Cây Trâm mốc

(22/12/2024 11:54:PM)

Môi trường

(20/12/2024 08:45:PM)

Bẩy tư

(11/12/2024 10:11:AM)

Học Sâu

(07/12/2024 01:21:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE