quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Tiềm năng và giải pháp bảo tồn tài nguyên cây thuốc tại Công viên địa chất toàn cầu – Cao nguyên đã Đồng văn (tỉnh Hà Giang)

Thứ Năm, 23/11/2023 | 09:09:00 AM

(VACNE, 23/11/2023) - Hướng tới Đại hội lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023-2026) NGND. TSKH. Trần Công Khánh, Giám đốc Trung tâm Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền (CREDEP) đã gửi tới Website bài viết này, xin trân trọng gửi tới bạn đọc

 

 NGND. TSKH. Trần Công Khánh


1.  Cao nguyên đá Đồng Văn

 

Hình 1: Cao nguyên đá Đồng văn (Nguồn: Internet)

Cao nguyên đá (CNĐ) Đồng Văn là một vùng đất cổ nằm ở vùng núi cực bắc của Việt Nam, diện tích trên 2.356 km2, độ cao trung bình khoảng 1.400-1.600m so với mực nước biển, trải rộng trên 4 huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ của tỉnh Hà Giang. Ngày 3/10/2010 đã được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu đầu tiên của Việt Nam.

CNĐ Đồng Văn có lịch sử phát triển lâu đời với nhiều di tích và di vật đánh dấu những giai đoạn phát triển của đất nước. Bên cạnh sự đa dạng, phong phú và đặc sắc về di sản địa chất, CNĐ được thiên nhiên ưu đãi, còn nổi bật với nhiều giá trị về tài nguyên sinh học, trong đó có tiềm năng về nguồn cây làm thuốc.

CNĐ Đồng Văn cũng là nơi sinh sống của 17 dân tộc thiểu số, như H'Mông, Dao, Tày, Nùng, La ChíPu PéoPà Thẻn, Hoa, Lô Lô, vv. Trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng các dân tộc ở đây đã tích Cao nguyên đá (CNĐ) Đồng Văn là một vùng đất cổ nằm ở vùng núi cực bắc của Việt Nam, diện tích trên 2.356 km2, độ cao trung bình khoảng 1.400-1.600m so với mực nước biển, trải rộng trên 4 huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ của tỉnh Hà Giang. Ngày 3/10/2010 đã được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu đầu tiên của Việt Nam.

 

CNĐ Đồng Văn có lịch sử phát triển lâu đời với nhiều di tích và di vật đánh dấu những giai đoạn phát triển của đất nước. Bên cạnh sự đa dạng, phong phú và đặc sắc về di sản địa chất, CNĐ được thiên nhiên ưu đãi, còn nổi bật với nhiều giá trị về tài nguyên sinh học, trong đó có tiềm năng về nguồn cây làm thuốc.

 

CNĐ Đồng Văn cũng là nơi sinh sống của 17 dân tộc thiểu số, như H'Mông, Dao, Tày, Nùng, La Chí, Pu Péo, Pà Thẻn, Hoa, Lô Lô, vv. Trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng các dân tộc ở đây đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm truyền thống trong sử dụng các loại cây và con vật sống dưới tán rừng để làm thuốc và những bài thuốc gia truyền có giá trị chữa bệnh. Đây là một kho tàng kinh nghiệm Y học dân tộc cổ truyền mang bản sắc riêng của từng dân tộc.

 

 

2. Tiềm năng về tài nguyên cây thuốc ở CNĐ Đồng Văn

 

Nhìn chung, cây thuốc phân bố rộng khắp trên CNĐ Đồng Văn. Tại nơi cư trú của mỗi dân tộc thiểu số trong khu vực còn có những cây thuốc đặc trưng riêng của dân tộc mà đến nay chưa được điều tra đầy đủ. Theo kết quả “Điều tra và xây dựng chiến lược phát triển cây dược liệu của tỉnh Hà Giang” thì cây thuốc ở CNĐ phân bố nhiều ở các vùng núi Bát Đại Sơn, Lô Thàng 1 và 2, xã Thái An (huyện Quản Bạ); vùng Du Già (huyện Yên Minh) và Tùng Bá (huyện Vị Xuyên), chúng thuộc 184 họ thực vật, 662 chi với 1.101 loài.

 

Do có sự phân hóa theo độ cao, nên hệ thực vật và cây thuốc ở đây có cả các loài cây thuộc vùng ôn đới ẩm và á nhiệt đới núi cao. Ở độ cao từ 1.000m trở lên có nhiều loài cây đặc trưng cho vùng núi cao như Ngũ gia bì hương (Acanthopanax gracilistylus W.W.Sm.), Hoàng liên (Coptis chinensis Franch.), vv. Đặc biệt, hệ thực vật trên đỉnh núi đá vôi ở Thái An và Bát Đại Sơn còn có nhiều loài thuộc ngành Hạt trần, như Thông tre (Podocarpus neriifolius D. Don), Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz), Hoàng đàn (Cupressus vietnamensis), Vân sam (Tsuga chinensis), Thông đỏ lá ngắn (Taxus chinensis (Pilger) Rehder), vv.  Hầu hết các loài trên có phạm vi phân bố hẹp và số lượng cá thể ít nên khả năng khai thác bị hạn chế. Đáng chú ý nhất là cây Thông đỏ ở Thài Phìn Tủng có đường kính thân  tới 70 cm, là cây có đường kính lớn nhất và sống lâu năm nhất ở khu vực phía bắc Việt Nam tính đến thời điểm điều tra.

 

CNĐ Đồng Văn cũng có một số loài cây đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và được xếp hạng ở cấp hiếm như cây Tùng la hán, Đỉnh tùng, vv. Để bảo vệ các loài cây quý hiếm trên CNĐ, các cơ quan chức năng cần có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời tình trạng khai thác tài nguyên trái phép và buôn bán tiểu ngạch cây thuốc qua biên giới vẫn thường xẩy ra. lũy được nhiều kinh nghiệm truyền thống trong sử dụng các loại cây và con vật sống dưới tán rừng để làm thuốc và những bài thuốc gia truyền có giá trị chữa bệnh. Đây là một kho tàng kinh nghiệm Y học dân tộc cổ truyền mang bản sắc riêng của từng dân tộc. 

2. Tiềm năng về tài nguyên cây thuốc ở CNĐ Đồng Văn

Nhìn chung, cây thuốc phân bố rộng khắp trên CNĐ Đồng Văn. Tại nơi cư trú của mỗi dân tộc thiểu số trong khu vực còn có những cây thuốc đặc trưng riêng của dân tộc mà đến nay chưa được điều tra đầy đủ. Theo kết quả “Điều tra và xây dựng chiến lược phát triển cây dược liệu của tỉnh Hà Giang” thì cây thuốc ở CNĐ phân bố nhiều ở các vùng núi Bát Đại Sơn, Lô Thàng 1 và 2, xã Thái An (huyện Quản Bạ); vùng Du Già (huyện Yên Minh) và Tùng Bá (huyện Vị Xuyên), chúng thuộc 184 họ thực vật, 662 chi với 1.101 loài.

Do có sự phân hóa theo độ cao, nên hệ thực vật và cây thuốc ở đây có cả các loài cây thuộc vùng ôn đới ẩm và á nhiệt đới núi cao. Ở độ cao từ 1.000m trở lên có nhiều loài cây đặc trưng cho vùng núi cao như Ngũ gia bì hương (Acanthopanax gracilistylus W.W.Sm.), Hoàng liên (Coptis chinensis Franch.), vv. Đặc biệt, hệ thực vật trên đỉnh núi đá vôi ở Thái An và Bát Đại Sơn còn có nhiều loài thuộc ngành Hạt trần, như Thông tre (Podocarpus neriifolius D. Don), Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz), Hoàng đàn (Cupressus vietnamensis), Vân sam (Tsuga chinensis), Thông đỏ lá ngắn (Taxus chinensis (Pilger) Rehder), vv.  Hầu hết các loài trên có phạm vi phân bố hẹp và số lượng cá thể ít nên khả năng khai thác bị hạn chế. Đáng chú ý nhất là cây Thông đỏ ở Thài Phìn Tủng có đường kính thân  tới 70 cm, là cây có đường kính lớn nhất và sống lâu năm nhất ở khu vực phía bắc Việt Nam tính đến thời điểm điều tra.

 

CNĐ Đồng Văn cũng có một số loài cây đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và được xếp hạng ở cấp hiếm như cây Tùng la hán, Đỉnh tùng, vv. Để bảo vệ các loài cây quý hiếm trên CNĐ, các cơ quan chức năng cần có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời tình trạng khai thác tài nguyên trái phép và buôn bán tiểu ngạch cây thuốc qua biên giới vẫn thường xẩy ra.

 

 











Hình 2: Vận chuyển cây Sói rừng qua cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) ngày 18/5/2011 (Nguồn: T.C. Khánh)

3.  Giải pháp bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở CNĐ Đồng Văn

Tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Hà Giang và cả các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, được đánh giá là vùng đất có nguồn cây thuốc phong phú và đa dạng. Trong đó, có nhiều loài quý hiếm, có giá trị cao về kinh tế và vai trò quan trọng trong phòng và chữa bệnh. Tuy nhiên, do thiếu chiến lược bảo tồn hiệu quả, quy hoạch phát triển và buông lỏng quản lý nên nhiều loài cây quý hiếm đã bị khai thác tràn lan để xuất lậu sang bên kia biên giới, dẫn đến sự cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài việc phải khắc phục tình trạng này, cần tuyên truyền, giáo dục cho người dân về giá trị kinh tế và giá trị sử dụng, sử dụng bền vững và tiết kiệm nguồn tài nguyên cây thuốc, nguồn “vàng xanh” quý giá mà họ đang có.

Trong giáo dục về bảo tồn, phải chú ý đặc biệt đến các đối tượng trẻ nói chung và học sinh phổ thông nói riêng, để mọi người hiểu được “cái mà cuộc sống này cần nhận được từ thiên nhiên, và cái mà con người phải gánh chịu hậu quả nếu để mất nó”.

Để có giải pháp bảo tồn hiệu quả, trước hết cần tiếp tục điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc trong toàn tỉnh, nhất là cây thuốc dân tộc (Ethno-medicinal plants) và tri thức bản địa về y học gia truyền của các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Lập hồ sơ tư liệu về nguồn tài nguyên cây thuốc (cả vật thể và phi vật thể) có trong tỉnh Hà Giang.

Trên cơ sở tư liệu điều tra, kết hợp với những số liệu điều tra trước đây (nếu có) để xác định hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc như số loài, sự phân bố, trữ lượng, bao nhiêu loài đã bị mất hoặc đang bị đe doạ tuyệt chủng, tình trạng khai thác, buôn bán cây thuốc, vv. Qua đó, xác định được các loài cần ưu tiên bảo tồn theo cách phù hợp cho từng loài, như bảo tồn tại chỗ (in situ), bảo tồn chuyển chỗ (ex situ), hoặc bảo tồn trên đồng ruộng và phát triển trồng trọt để cung cấp nguyên liệu cho nhu cầu sử dụng.

Thêm vào đó, để trồng trọt trên quy mô lớn thì phải có kỹ thuật nhân giống (bằng hom, bằng hạt) và xây dựng vườn ươm cây giống cho những loài cần trồng, những cây đang có nguy cơ tuyệt chủng cao và cây quý và hiếm. Thời gian qua, Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền (CREDEP) đã nhiều lần tổ chức tập huấn cho đồng bào dân tộc ở huyện Mèo Vạc về tài nguyên cây thuốc địa phương và cách trồng trọt, nhân giống cây thuốc ở vùng núi đá tai mèo trong huyện.

Trong công tác bảo tồn và phát triển nguồn cây thuốc địa phương, không thể không nói về huyện Quản Bạ, cửa ngõ của CNĐ Đồng Văn, được xem là điểm sáng của vùng đất “cổng trời” phía Bắc, có nguồn cây thuốc rất đa dạng. Với lợi thế là vùng có khí hậu mát mẻ nên ở huyện Quản Bạ có nhiều hoạt động bảo tồn, phát triển trồng cây thuốc và xây dựng cơ sở chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy nhanh công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn.

Theo thống kê của UBND huyện Quản Bạ, đến năm 2018, diện tích trồng cây thuốc ở địa phương đã lên tới hơn 3.000ha tại 9/13 xã và thị trấn của huyện. Kết quả này không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển nhiều loại cây thuốc quý trên địa bàn mà còn tạo việc làm và tăng thu nhập cho hàng ngàn hộ dân. Đồng thời, hình thành mối liên kết 4 nhà trong phát triển sản xuất dược liệu thông qua việc thành lập các HTX và tổ hợp tác vệ tinh. Bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực.

Sau đây xin nói đôi nét về sự phát triển của HTX Nặm Đăm (Quản Bạ): Cuối năm 2014, khi mới đi vào hoạt động, cơ sở chỉ có hơn 300 triệu đồng vốn và khoảng 10ha đất trồng cây thuốc. Sau 4 năm phấn đấu, diện tích trồng cây thuốc đã mở rộng gấp 3 lần và doanh thu của HTX cũng tăng lên khoảng 2 tỷ đồng/năm. Trung bình mỗi tháng, mỗi xã viên được trả lương từ 3-4 triệu đồng. Ngoài ra, vào cuối năm mỗi người còn được trả một khoản tiền lớn hơn từ số “cổ phần” góp vốn.

Để nâng cao giá trị kinh tế của cây thuốc, HTX Nặm Đăm được sự giúp đỡ của các chuyên gia về cây thuốc ở Trường Đại học Dược Hà Nội, đã vay vốn ngân hàng để mở cơ sở chế biến dược liệu, xưởng chiết xuất hoạt chất và điều chế nhiều loại sản phẩm từ  cây thuốc chủ lực của địa phương.

Ngoài hoạt động trong lĩnh vực cây thuốc của HTX Nặm Đăm, huyện Quản Bạ còn có các đơn vị hội viên của Hiệp hội Dược liệu Hà Giang đã đầu tư cho phát triển dược liệu với tổng vốn là 188 tỉ VNĐ, diện tích trồng cây thuốc là 165ha, gồm 145ha trồng đại trà và 20ha trồng dưới tán rừng. Trong đó, trồng đại trà 19 loài cây thuốc ở quy mô lớn là Actisô, Bạch chỉ, Bách cước ngô công, Bạch truật, Bình vôi, Bình vôi đỏ, Cà gai leo, Cát cánh, Đan sâm, Địa hoàng, Độc hoạt, Đương quy, Giảo cổ lam, Hà thủ ô đỏ, Kim ngân, Ngũ gia bì gai, Ngưu tất, Tục đoạn và Ý dĩ. Đang trồng thử nghiệm ở quy mô nhỏ các loài cây Chùa dù, Cơm cháy, Dây vuông, Dây thường xuân, Đìa sản, Tía tô trắng. Đến nay, các đơn vị hội viên đã phát triển được 43 sản phẩm hoàn thiện, dưới dạng dược liệu đóng gói, tinh dầu, thực phẩm chức năng, đồ uống và mỹ phẩm.

4. Thay cho lời kết

 

Các Cán bộ lãnh đạo đã tổng kết: Muốn thành công trong bất cứ việc gì cũng cần phải có 5 yếu tố sau: Chủ trương đường lối đúng - Cách làm đúng - Quản lý tốt - Kinh phí cần thiết - và Con người có năng lực. Cái khó nhất hiện nay có lẽ ở khâu cuối cùng là đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và tinh thần trách nhiệm trong thực thi công việc được giao. Trong văn kiện của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng có câu “ Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển.”

 

Chúng ta đã có luật ‘Bảo tồn Di sản văn hoá’. Ngày 13.11.2008, Quốc hội đã thông qua luật ‘Đa dạng sinh học’. Chương V của luật này nói về “Bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền”, trong đó có đề cập đến việc quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao quản lý nguồn gen, vv. Các bộ luật nói trên đã có hiệu lực và được triển khai, nếu chúng ta có Con Người có đủ năng lực và tinh thần trách nhiệm trong công việc thì những vấn đề bảo tồn tài nguyên cây thuốc nói trên sẽ được thực hiện như chúng ta mong đợi.

 

Lượt xem: 1488

Các tin khác

Cao Bằng: Tập trung phát triển du lịch – dịch vụ bền vững

(23/01/2025 09:03:AM)

25% các loài động vật nước ngọt đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

(20/01/2025 09:23:AM)

Ngắm chim, thú hoang dã trong khu bảo tồn rừng Mã Đà ở Đồng Nai

(19/01/2025 03:46:PM)

Bình Thuận: Mặt trận huyện Phú Quý vận động nhân dân, du khách tham gia bảo vệ môi trường biển

(17/01/2025 09:32:AM)

Đắk Lắk: Buôn Ma Thuột - Kết nối và phát triển không gian xanh

(10/01/2025 08:35:AM)

Quảng Nam tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học và động vật hoang dã

(10/01/2025 08:30:AM)

Triển vọng rừng nhiệt đới 2025: Những câu chuyện đáng chú ý khi năm mới bắt đầu

(09/01/2025 09:25:AM)

Bẫy ảnh bất ngờ ghi nhận nhiều động vật quý hiếm tại khu bảo tồn ở Quảng Nam

(08/01/2025 08:38:AM)

Nhiều điểm nhấn trong công tác bảo vệ môi trường ở tỉnh Sóc Trăng

(31/12/2024 08:09:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE