quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Thông điệp của các cụ Muỗm đền Voi Phục Thụy Khuê

Thứ Bảy, 02/10/2010 | 05:03:00 PM

Ngày 5/10/2010, trong không khí Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cùng với giới hữu quan sẽ tổ chức lễ công nhận cây Di sản Việt Nam cho 9 “Cụ Muỗm” 700 tuổi ở Đền Voi Phục phố Thụy Khuê Hà nội. Ngoài việc là chứng nhân lịch sử, các “Cụ Muỗm” có lẽ còn muốn gửi gắm thêm nhiều thông điệp cho các thế hệ con cháu. Chúng ta thử cố giải mã một vài thông điệp này.

 
Nguyễn Đình Hòe, VACNE
 
Cây Muỗm ở đền Voi Phục Thụy Khuê
Muỗmcòn có tên là quéo hayxoài hôi (danh pháp khoa học: Mangifera foetida Lour.) là một loài thực vật thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Đây là loài thực vật đặc thù Đông Nam Á. Chúng xuất hiện từ xưa ở Thailand, Malaysia và Indonesia, rồi sau đó được du nhập vào Nam Myanmar, Campuchia và Việt Nam. Những nước Đông Nam Á còn lại hầu như không có muỗm. Hoàn cảnh sinh thái ưa thích của muỗm là vùng đất thấp nhiều mưa nóng ẩm nhiệt đới. Do mọc nhiều ở Đông Nam Á nên muỗm có nhiều tên địa phương khác nhau như: svaay sââ (Campuchia); bachang, limus, asem hambawang (Indonesia); bachang, machang, pahu (Malaysia); thayet-poh, lamut (Myanmar).
 
Muỗm cổ thụ tập trung dày đặc trên vùng đất của kinh thành Thăng Long. Ngoài Đền Voi Phục ở Thụy Khê, còn gặp muỗm ở Đền Voi Phục Thủ Lệ, ở Chùa Láng, ở Đền Quan Thánh và cả ở suốt dải thành đất xưa có tên là “Núi Bò” kéo dài từ Đại sứ quán Thụy Điển hiện nay đến vườn thú Thủ Lệ với hàng chục cây muỗm cổ thụ có đường kính vài ba người ôm (“Núi Bò” đã bị san ủi để xây dựng khu ngoại giao đoàn, còn sót một số cây muỗm cổ thụ ở khu chuồng hổ và voi trong vườn thú). Có thể nói, khác với các vùng đất khác, kinh thành Thăng Long có muỗm mọc khắp nơi, có thể gọi là thực bì cây muỗm.
 
Thời Lý – Trần, kinh thành Thăng Long là nơi hội tụ văn hóa Việt – Đông Nam Á thông qua cửa ngõ Chămpa. Rất nhiều yếu tố Ấn Độ giáo đã được du nhập và phát triển tại Thăng Long như các pho tượng và phù điêu bằng đá sa thạch, tượng nữ thần chim bằng sa thạch ở hoàng thành Thăng Long và chùa Phật Tích Bắc Ninh, giếng vuông Champa ở Bưởi, tượng 10 con thú bằng sa thạch nặng hàng tấn ở chùa Phật Tích,… Ngoài các dấu tích văn hóa vật thể đó, còn có Thiền tông Phật giáo thuộc phái Thảo Đường có gốc Champa mà 3 vua nhà Lý đều là thiền sư (Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông và Lý Cao Tông). Sau khi sáng tạo phái thiền Trúc Lâm, việc đầu tiên vua Trần Nhân Tông làm là đi truyền đạo ở Champa, dẫn tới việc gả công chúa Huyền Trân cho vua Chăm. Rõ ràng điều mà hai triều đại Lý – Trần muốn làm là thiết lập các vương triều độc lập mang bản sắc Đông Nam Á, để khác hẳn với các vương triều phía bắc.
 
Vậy thì việc tạo ra một thảm thực vật cây muỗm có gốc Đông Nam Á tại kinh thành Thăng Long thời Lý – Trần chắc cũng không ngoài tư duy chiến lược trên của các bậc Tiền nhân dựng nước và giữ nước?

Lượt xem: 2297

Các tin khác

Chỉ một khu rừng nổi tiếng Bình Phước có 39 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(15/04/2024 02:13:PM)

(Video) Vườn hoa nhài ở Trảng Bom đón nhận danh hiệu Cây di sản Việt Nam

(15/04/2024 12:08:AM)

Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(14/04/2024 11:48:PM)

Thêm 88 cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam

(11/04/2024 05:53:PM)

Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam

(07/04/2024 11:43:PM)

Một số hình ảnh Lễ công nhận 03 cây ở Hà Trung - Thanh Hóa là Cây Di sản Việt Nam

(07/04/2024 10:49:AM)

Những cây đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam trong năm 2024

(07/04/2024 08:50:AM)

Một số hình ảnh Lễ công nhận 09 cây Giáng hương ấn tại Làng sinh thái Hương Trà (Quảng Nam) là Cây Di sản Việt Nam

(06/04/2024 02:04:PM)

Những cây Giáng hương ấn đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(05/04/2024 03:14:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE