quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

'Tập đoàn mối' tấn công rừng chè cổ thụ Suối Giàng

Thứ Ba, 22/05/2018 | 07:09:00 AM

Rừng chè cổ thụ Suối Giàng (Văn Chấn, Yên Bái) mọc tự nhiên trên độ cao từ 1.300 - 1.800m, có diện tích 300ha, trong đó 400 cây được công nhận là Cây di sản Việt Nam có tuổi đời trên 300 năm.

 

Cây chè cổ thụ bị mối tấn công chết khô

Điều đáng lo ngại là rừng chè cổ thụ đang bị “tập đoàn mối” tấn công, nhiều cây chè đã chết, trong đó có cây chè tổ…

Cây chè Shan tuyết Suối Giàng có tên khoa học Camellia sinensis var.Shan nằm trên 4 thôn: Giàng A, Giàng B, Pang Cáng và Bản Mới. Do sống trên núi cao quanh năm giá lạnh ẩn mình trong mây mù nên búp chè to như búp đa, trên bề mặt phủ một lớp lông tơ mịn màng như tuyết phủ. Bởi thế, người ta mới gọi là chè Shan tuyết. Chè Suối Giàng hội tụ 3 yếu tố: Hương thơm - vị đậm - nước xanh, nên có sức quyến rũ lạ thường.

Năm 1976 Viện sĩ thông tấn người Nga K.M Djenmukhatze đã tới Suối Giàng nghiên cứu cây chè, ông kinh ngạc thốt lên: Tôi đã đi qua 120 nước có chè trên thế giới, nhưng chưa ở đâu có cây chè cổ thụ như cây chè Suối Giàng. Bát nước chè xanh ở đây có đủ 18 vị đầu đẳng của chè thế giới... Với những chứng cứ khoa học Viện sĩ K.M Djenmukhatze kết luận "Việt Nam là cái nôi đầu tiên của cây trà thế giới”. Vùng Suối Giàng được mệnh danh là "Đệ nhất kỳ quan trà Việt Nam”.

Chủ tịch xã Suối Giàng ông Sổng A Nủ cho biết: Tổng diện tích chè của xã Suối Giàng hiện nay là 540ha, trong đó có 140ha mới trồng. Sản lượng bình quân mỗi năm 500 tấn chè búp tươi, dự kiến năm 2018 thu 550 tấn, nhưng chưa biết có được không, giá chè búp tươi hiện nay là 18.000-  20.000đ/kg. Gia đình ông có khoảng 1ha, mới thu hái lứa đầu đã được 25 triệu…

Xã Suối Giàng hiện có 3 doanh nghiệp thu mua chế biến chè, các DN này đều được cấp nhãn hiệu chè Suối Giàng. Ngoài ra, còn có 11 cơ sở chế biến chè gia đình, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 120-150 tấn chè hàng hóa. Đời sống của người dân xã Suối Giàng ngày càng được nâng cao từ cây chè. Hàng năm người dân Suối Giàng sau Tết Nguyên đán tổ chức cúng cây chè tổ để tri ân cây chè đã giúp người dân có cuộc sống no đủ.

Điều vô cùng lo ngại hiện nay là rừng chè cổ thụ Suối Giàng bị “tập đoàn mối” tấn công dữ dội, đang làm suy kiệt và hủy hoại rừng chè cổ thụ từng ngày từng giờ. Theo thống kê của Phòng NN-PTNT Văn Chấn thì có tới 28% cây chè cổ thụ bị mối tấn công, nhiều cây đã chết và nhiều cây đang chết dần chết mòn.

Năm 2011 chúng tôi dự Lễ cúng cây chè tổ tại thôn Giàng B. Cây chè tổ mọc ở vị trí cao nhất, cây to hơn một người ôm, cành lá xùm xòa phủ kín diện tích gần 20m2. Vào chính vụ, mỗi lần thu hái cây chè này cho từ 20-25kg, có 5-6 người trèo lên hái mới xuể. Cây chè tổ đã bị mối tấn công chết cách nay vài năm, người dân đang tìm một cây trong số 400 cây chè di sản để “phong” làm cây chè tổ cho người dân thực hiện những nghi lễ tín ngưỡng truyền thống.

“Tập đoàn mối” phát triển mạnh mẽ vào khoảng chục năm trở lại đây, chúng tấn công chủ yếu vào những cây chè cổ thụ, những cây chè bị thương, cành khô, mục. Ông Vàng A Khua cho biết: Mối tàn phá mạnh nhất vào mùa mưa, có nhiều cây chỉ qua vài tuần mối đục rỗng ruột, chúng ăn thân cây chết tiếp đến cả phần thân tươi. Người dân ban ngày dùng cành cây gạt đường mối ăn lên thân cây, sáng ra lại thấy chúng đắp như hôm trước, chưa biết dùng thuốc gì diệt được…

Theo ông Khua, rừng chè cổ thụ trước đây mọc phân tán cùng với nhiều loài cây khác như vàu, nứa tuổi đời thấp hơn. Những loài cây này khi chết là nguồn thức ăn cho mối, nay rừng chè không còn các loài cây khác mọc xen lẫn thì mối tấn công vào cây chè. Ngoài ra những cây chè bị thương do trâu bò cọ sừng làm thân cây xây xát là mồi ngon cho mối tấn công. Những thiên địch của mối cũng đã bị tiêu diệt nên mối phát triển vô cùng mạnh mẽ.

Trao đổi vấn đề này với ông Mai Mộng Tuân - Chủ tịch huyện Văn Chấn, ông Tuân cũng vô cùng sốt ruột: Rừng chè cổ thụ Suối Giàng là sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng của tỉnh Yên Bái, với sự tàn phá của mối đang đe dọa tới sự sống còn của rừng chè cổ thụ. Chúng tôi đã mời chuyên gia của Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình lên khảo sát để đưa ra cách trị mối cứu rừng chè cổ thụ, các chuyên gia đã đưa ra một số phương án nhưng không thành công và lắc đầu vì quá phức tạp.
 

Theo một vị chuyên gia ở Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình thì cần một đề tài khoa học thực hiện đủ 6 bước trong thời gian 3 năm, với kinh phí dự kiến 2,5-3 tỷ đồng. Rõ ràng đây là một việc làm quá sức của một xã vùng cao còn nhiều gian khó. Trong khi đó thì “tập đoàn mối” đang hàng ngày hàng giờ tàn phá, chẳng mấy năm nữa rừng chè cổ thụ sẽ bị xóa sổ.

 

TD (theo NNVN)

Lượt xem: 2440

Các tin khác

(TTXVN): Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản Việt Nam

(13/01/2025 10:38:AM)

Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(11/01/2025 11:14:PM)

Video của Đài Truyền hình TP HCM: CÔNG NHẬN 8 CÂY DI SẢN VIỆT NAM TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

(02/01/2025 09:57:AM)

(Báo Tuổi trẻ) - Video "Cận cảnh 8 cây quý vừa được công nhận cây di sản ở Thảo cầm viên"

(02/01/2025 09:46:AM)

Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(01/01/2025 11:53:PM)

(nld.com.vn): Thảo Cầm Viên: 8 cây di sản kể chuyện lịch sử thiên nhiên

(01/01/2025 04:21:PM)

(Tuoitre.vn): Thảo cầm viên có 8 cây cổ thụ được công nhận là cây di sản

(01/01/2025 04:16:PM)

(Tienphong.vn): Nhìn gần 8 cây cổ thụ ở Thảo cầm viên vừa được công nhận là cây di sản

(01/01/2025 04:10:PM)

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải.

(30/12/2024 01:21:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE