(VACNE) - Chăm sóc đại thụ không thể được gọi là công đoạn 4 hoặc là ' hậu vinh danh ',đơn giản vì đây chính là một trong những mục đích của Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản VN.
Phó Hội Viên, VACNE
Số lượng cây được vinh danh, các kỷ lục về tuổi, về chiều cao , về độ to lớn, về số số lượng loài,... của các cây được vinh danh chỉ là một phần của Sự kiện.Việc tạo lập thói quen , tạo lập truyền thống chăm sóc đại thụ,dù dược vinh danh hay không, dù sau hay trước vinh danh mới là mục đích lớn hơn.
Ta có truyền thống, thậm chí có thể có cả tín ngưỡng tôn trọng đại thụ. Đúng rồi. Minh chứng là hàng trăm cây đã được vinh danh Cây Di sản. Hồ sơ đề nghị xét công nhận ngày càng nhiều. Và quan trọng hơn, thực tiễn còn hàng vạn cây ở các vùng dân cư, nhiều hơn thế nữa ở trong các khu bảo tồn, vườn quốc gia và rừng sâu.Liệu điều đó có nói lên là chúng ta rất biết cách chăm sóc đại thụ không, nhất là loáng thoáng đâu đó trong các Tùy Cây đã nêu những kinh nghiệm, những câu chuyện bảo vệ đại thụ rất cảm động?
Không hẳn đâu. Theo tìm hiểu của VACNE, chuyên gia chữa bệnh cây chung chung và các cây trồng thời vụ thì có, nhưng chữa bệnh cho đại thụ kiểu bệnh viện lão khoa thì...hình như không có. Nếu VACNE sai thì tốt quá. Người dân luôn muốn được tư vấn về vấn đề phòng và chữa bênh cho cây cổ thụ. Biết rằng chăm sóc cho đại thụ không thẻ như chăm sóc cho cây cảnh, nhưng là thế nào. Đại thụ cũng như người cao tuổi, không thể cứ bón thật nhiều phân, mà là phân loại gì, tưới thật nhiều nước, xây bệ tân thật nhiều đất quanh gốc,...mà được.
Trong Tờ rơi đầu tiên phát ngày 5.10.2010 tại buổi Lễ vinh danh Cây Di sản đầu tiên, nội dung ' Cộng đồng chung sức bảo vệ cây quý " đã nêu 6 hành động sau:
- Không xây tường nhà chèn ép cây
- Không cắt cưa cành, buộc dây và đong đinh lên cây
- Thường xuyên phòng trừ sâu bệnh, nấm mốc ký sinh
- Cộng đồng cùng tôn vinh bảo vệ
- Chữa trị ngay các cành và thân cây đã mục và đang bị nấm Gano derma ký sinh hủy hoại
- Không lấn chiếm không gian của cây.
Những giải pháp tưởng chừng như đơn giản này là kết quả của quá trình quan sát thực tế các cây, tham vấn nhiều nhà khoa học và cộng đồng trên cơ sở kiến thức chung phòng chữa bệnh cây, chăm sóc cây.Rất tiếc chính tại nơi phát tờ rơi này , những giải pháp đó đã không được tôn trọng.
Trên đường tìm kiếm, VACNE nhận được sự hỗ trợ của chuyên gia người Anh về biện pháp chống sét cho đại thụ, thường là các cây cao hơn các cây khác hoặc đúng đơn độc, hay bị sét đánh.Các thành viên của Hội đồng Cây Di sản Việt Nam mở rộng phạm vi hợp tác trao đổi với nước ngoài và một Trung tâm ở Úc đã được phát hiện. V ACNE đã đưa tin về việc này.
Nói như vậy để thấy rằng, việc chăm sóc đại thụ ngày càng được nhận thức rõ hơn, hình như đang thai nghén một việc gì đó.Cứ mạnh dạn nhận là chính Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam đã phát hiện và làm hình thành việc chăm sóc đại thụ. Có được không nhỉ? Mong sao việc này nhanh chóng đi vào thực tế, cho phép chúng ta có thể kết hợp thật tốt truyền thống với khoa học hiện đại, giữ gìn và kéo dài tuổi thọ các đại thụ, thỏa lòng mong muốn của nhiều người.
Quán Cà phê MT, ngày 6/6/2013