quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Sa Pa - đô thị du lịch xanh vùng Tây Bắc

Thứ Sáu, 27/02/2015 | 02:34:00 PM

Năm 2015, Sa Pa sẽ đầu tư thêm hệ thống nhà hàng, khách sạn cao cấp, nhưng thân thiện với môi trường có đủ điểm dịch vụ vui chơi giải trí lưu giữ chân khách lâu hơn và các bãi đỗ gửi xe an toàn, tiện lợi hơn.

Nhắc đến Sa Pa, không ít người sẽ liên tưởng đến một “thị trấn trong sương” hiền hòa, yên tĩnh, một điểm du lịch lý tưởng cùng một nền văn hóa đa dạng, đặc sắc. Chính sự phong phú, đa dạng về văn hóa (mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ, phong tục tập quán riêng biệt) cùng sự hòa đồng giữa thiên nhiên, con người chính là thế mạnh của du lịch Sa Pa.

Phát huy lợi thế đặc trưng của địa phương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Sa Pa đã và đang chung tay xây dựng một chương trình kinh tế đầy năng động, đưa Sa Pa trở thành đô thị du lịch của vùng Tây Bắc.
 
 

Sự phát triển mạnh mẽ về du lịch trong nhiều năm qua, đã giúp tỷ trọng ngành du lịch, dịch vụ tăng mạnh trong cơ cấu kinh tế toàn huyện. Trong những năm gần đây, tỷ trọng ngành Du lịch đã tăng từ 55% năm 2010 lên 58% năm 2013, nông- lâm nghiệp, công nghiệp và xây dựng chỉ còn chiếm 42%. Năm 2013, số lượng khách du lịch đến Sa Pa đã đạt 720.000 lượt, năm 2014 đạt trên 800.000 lượt khách du lịch. Doanh thu từ du lịch mỗi năm đạt hàng trăm tỷ đồng.

Sa Pa đã và đang tập trung đầu tư để phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển các tour, tuyến, điểm du lịch, xúc tiến quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực để tiếp cận với trình độ quản lý cũng như nghiệp vụ làm du lịch tiên tiến. Huyện đã thực hiện phủ sóng Wifi miễn phí trên địa bàn thị trấn và nhắn tin miễn phí quảng bá du lịch tới các số điện thoại di động không thường trú tại Sa Pa khi đến thăm quan du lịch.

Hệ thống đường giao thông ngày một hoàn thiện, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân, tạo sự thông suốt cho sự giao thương, phát triển kinh tế tại các xã, thị trấn. Nếu như trước đây, người dân phải đến thị trấn Sa Pa hay thành phố Lào Cai mới mua được hàng hóa thiết yếu thì ngày nay, nhờ hệ thống đường giao thông phát triển, người dân chỉ cần đến trung tâm xã hay ngay tại thôn, bản cũng mua được. Việc 100% các xã có đường ôtô đến trung tâm đã tạo thuận lợi cho sự lưu thông hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu đến tay người dân.

Ông Trịnh Xuân Trường - Chủ tịch UBND huyện Sa Pa cho biết, trong thời gian tới, huyện sẽ tập trung mọi nguồn lực đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tối đa lợi thế về phát triển du lịch tại Sa Pa với các sản phẩm tiêu biểu là du lịch văn hóa dân tộc, lễ hội truyền thống, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghiên cứu, du lịch mạo hiểm, du lịch hội nghị, hội thảo, nghỉ dưỡng…

Bên cạnh đó, huyện đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng (giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục…) ở các xã có lợi thế phát triển du lịch cộng đồng như Tả Phìn, San Sả Hồ, Tả Van, Bản Hồ, Lao Chải.

Ngoài ra, đầu tư hoàn thiện các khu, điểm du lịch tại thị trấn Sa Pa như chợ văn hóa Sa Pa, khu vườn đào, khu violet, khu đồi con gái… Đặc biệt, huyện sẽ tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, giới thiệu hình ảnh, con người Sa Pa với các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước.

Để Sa Pa trở thành điểm đến của các du khách trong và ngoài nước, tỉnh Lào Cai đã yêu cầu các sở, ban, ngành cần phối hợp với huyện Sa Pa hoàn thiện hồ sơ để tổ chức tư vấn của Mỹ tham vấn trong vấn đề xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển đô thị du lịch Sa Pa, có phương án đảm bảo giao thông nội thị, đầu tư nâng cấp một số hạ tầng kỹ thuật đô thị cấp thiết hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin, quảng bá du lịch.

Năm 2015, Sa Pa sẽ đầu tư thêm hệ thống nhà hàng, khách sạn cao cấp, nhưng thân thiện với môi trường có đủ điểm dịch vụ vui chơi giải trí lưu giữ chân khách lâu hơn và các bãi đỗ gửi xe an toàn, tiện lợi hơn.

Theo báo cáo quy hoạch khu du lịch Sa Pa bao gồm thị trấn Sa Pa (sau này sẽ nâng cấp lên thị xã) và các vùng phụ cận, đô thị trung tâm Sa Pa được chia làm chín phân khu chính, bao gồm khu vực đô thị trung tâm với quy mô dân số dự kiến là 13.000 người, diện tích đất tự nhiên 363ha, được phân theo các khu: khu vực đô thị mới, khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; khu du lịch núi Hàm Rồng; khu du lịch kết hợp sản xuất nông nghiệp chất lượng cao; khu nông nghiệp sinh thái cảnh quan; khu đô thị Ô Quý Hồ; khu vực sản xuất nông nghiệp đặc hữu; khu lâm viên và khu vực rừng bảo tồn Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
Theo Báo Xây Dựng

Lượt xem: 2867

Các tin khác

Đà Nẵng: Khi khách "Tây" dọn rác

(23/04/2024 06:07:AM)

''Xanh hóa'' du lịch, khách muốn có chuyến đi giảm ''dấu ấn'' môi trường

(16/04/2024 06:06:AM)

Vào Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) ngắm các loài chim đặc hữu

(14/04/2024 07:07:AM)

Du lịch Net Zero: Xu hướng mới của ngành du lịch

(11/04/2024 05:47:AM)

Du lịch di sản: Kết nối để phát triển bền vững

(09/04/2024 08:17:AM)

Trao "hộ chiếu xanh" khi du lịch xứ dừa

(29/03/2024 07:37:AM)

Đắk Lắk: Du lịch thân thiện với voi

(18/03/2024 06:47:AM)

Côn Đảo sẽ kiên quyết: Nói không với đốt hàng mã tại các di tích

(08/03/2024 05:56:AM)

Lâm Đồng: xây dựng một môi trường du lịch xanh và bền vững

(26/02/2024 04:52:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE