quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Rỏi mật, cây Di sản cũng làm thuốc

Thứ Tư, 19/03/2025 | 12:18:00 PM

Ngày 21/02/2025 vừa qua, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam (VACNE) và UBND Tp. Tam Kỳ (Quảng Nam) đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận cây Rỏi mật nằm trong quần thể Địa đạo Kỳ Anh, thôn Thạch Tân, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là Cây Di Sản (CDS) đầu tiên ở nước ta.

Việc công nhận Rỏi mật là CDS Việt Nam không chỉ tôn vinh giá trị của một loài cây quý mà còn khẳng định sự gắn kết giữa lịch sử, văn hóa và bảo vệ thiên nhiên trong quá trình bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững của tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, cây Rỏi mật và quần thể Địa đạo Kỳ Anh đã trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn.

 



                 Hình 1 và 2:  Cây Rỏi mật hơn 500 tuổi, ở Tp. Tam Kỳ (Quảng Nam). (nguồn: VACNE)

 

Đăc điểm cây Rỏi mật:

 

Cây Rỏi mật (còn gọi là Gỏi), tên khoa học là Garcinia celebica (Burm.) L. (tên đồng nghĩa là Garcinia ferrea Pierre), họ Măng cụt (Clusiaceae). Tên tiếng Anh: Seashore Mangosteen.

 

Rỏi mật là cây gỗ thường xanh, cao tới 30m, đường kính thân ngang ngực 0,9-1m, chu vi gốc 2,7m. Cành mọc đối. Cây có nhựa mủ màu trắng đến vàng. Lá mọc đối, hình bầu dục hẹp, dài 7-15cm, rộng 4-7cm, chóp lá có mũi nhọn ngắn. Hoa màu trắng kem đến vàng nhạt, có 3-5 hoa đực ở đầu các nhánh; hoa cái đơn độc. Quả mọng hình trứng, hoặc tròn, nhẵn, khi chín màu đỏ, cùi màu trắng, có vị chua, mùi táo, hương vị dễ chịu, có 3-8 hạt. Hoa: tháng 12-1 năm sau, quả chín: tháng 4-5.

   

Hình 3: Hoa Rỏi mật.   Hình 4: Lá và quả Rỏi mật (nguồn: Internet)

 

Ở Việt Nam, cây Rỏi mật mọc rải rác trong rừng ở Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng tầu, Kiên Giang. Ngoài ra, cây này còn phân bố ở Malaysia, Indonesia, Lào và Campuchia.

 

Thành phần hóa học:

 

Theo các tài liệu khoa học nước ngoài, cây Rỏi mật có 22 chất hóa học. Theo Nor Hidayah và cs. (ĐHQG Malaysia, 5/2024) đã xác định cây này có nhiều chất, trong đó có triterpenoid, flavonoid, benzophenon, xanthon, depsidon và sterol. Các hợp chất này có tính kháng khuẩn và virus, chống ký sinh trùng, bảo vệ gan, chống oxy hóa, chống đái tháo đường, chống lao, chống kết tập tiểu cầu và ức chế cholinesterase. Các chất này có thể là nguồn tài nguyên quý giá cho quá trình phát triển thuốc mới trong tương lai.

 

Công dụng:

 

Cây Rỏi mật được sử dụng tại các địa phương làm thực phẩm, làm thuốc và là nguồn lấy gỗ. Đôi khi cũng được trồng để lấy quả ở một số vùng Đông Nam Á.

 

Cây Rỏi mật cho một loại nhựa gôm (gum-resin) chất lượng thấp được sử dụng làm thuốc. Rễ và lá được dùng làm dịu ngứa. Nước sắc rễ làm thuốc phòng bệnh cho sản phụ. Quả có thể ăn tươi hoặc làm mứt.

 

Gỗ Rỏi mật màu nâu đỏ, rất cứng, được dùng trong xây dựng. Ngoài ra, cây này còn được dùng làm gốc ghép cho cây Măng cụt (Garcinia mangostana).

 

TSKH. Trần Công Khánh

 

Lượt xem: 757

Các tin khác

Dẹp ‘nạn’ trâu thả rông phá hoại rừng trồng phòng hộ

(27/07/2025 07:00:AM)

5 Giải pháp Khí hậu hiệu quả và có thể nhân rộng toàn cầu

(26/07/2025 05:00:PM)

Trang trại Vinamilk green farm dưới lăng kính phát triển bền vững có gì đặc biệt?

(26/07/2025 08:58:AM)

Hiểm họa thiên nhiên liên hoàn: Cần hiểu đúng và dự đoán sớm hơn

(23/07/2025 06:27:AM)

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Cần quyết tâm và sự đồng hành (Bài 3)

(18/07/2025 03:31:PM)

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nói gì? (Bài 2)

(18/07/2025 03:23:PM)

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Kiên định mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân (Bài 1)

(18/07/2025 03:12:PM)

Năm 2024: Cả nước có hơn 14,87 triệu ha rừng

(17/07/2025 05:56:AM)

Hành trình bảo tồn “báu vật sống” thông hai lá dẹt

(15/07/2025 07:20:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE