Hoạt động này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội trong 2 năm tới, được Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội giao phó, nhằm triển khai Đề án Ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lại xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020, mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt.
Tuy ở mức độ khác nhau, song trên địa bàn các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Hoài Đức, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm và Thị xã Sơn Tây, mà các chuyên gia đã khảo sát, đều phát hiện thấy có nhiều loài động, thực vật ngoại lai. Trong đó có nhiều loài có nguy cơ xâm hại rất cao như: cây mai dương, cúc liên chi, ốc bươu vàng, cá dọn bể, bọ cánh cứng hại dừa, vi rút gây chùn ngọn chuối…
Điều đáng quan tâm là: các nhà khoa học không chỉ phát hiện thấy những loài sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại được quy định tại Thông tư số 22 của Bộ Tài nguyên & Môi trường ký ban hành ngày 1/7/2011, mà còn phát hiện ra nhiều loài sinh vật mới được du nhập vào nước ta theo con đường tiểu ngạch, trong đó có những loài tiềm ẩn nhiều nguy cơ lấn át các loài bản địa. Nó không chỉ ảnh hưởng xấu đến môi trường, làm thiệt hại đến nền kinh tế, mà còn đe doạ sự đa dạng về sinh học của nước ta./.
Văn phòng VACNE